Cây hoa đào – Biểu tượng của mùa xuân dịu dàng, xinh đẹp, tràn đầy nhựa sống

5/5 - (2 bình chọn)

Hoa đào, loài hoa mang màu sắc của những ngày Xuân. Từ xa xưa, mỗi khi Tết đến, người người nhà nhà, nhất là vùng miền Bắc nước ta, dù thiếu thốn vẫn phải dành dụm để mua một cành đào nhỏ về trưng trong nhà. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về cây hoa đào trong nội dung chia sẻ dưới đây!

cây hoa đào

Ở Việt Nam ta từ thời xa xưa đã biết trồng đào phai để ăn quả, loại này cánh hoa mỏng, thưa, màu hồng nhạt, còn lá thì màu xanh nõn. Đào phai dễ trồng và sức sống của nó rất mạnh. Thị trấn Sa Pa thuộc vùng Hoàng Liên Sơn là xứ sở của đào phai.

Đặc điểm cây hoa đào

Hoa đào có tên tiếng Anh là Peach tree, với danh pháp khoa học là Prunus persica. Theo nhiều người nói lại, hoa đào từ xa xưa được lấy giống từ Trung Quốc, Mông Cổ. Theo các nhà khảo cổ học về thực vật thì người Trung Hoa biết trồng đào ít nhất từ bốn ngàn năm về trước.

cây hoa đào
  • Tên tiếng Việt: Đào, Co tào (Thái), Mạy phăng (Tày), Kén má cai, Phiếu kiào (Dao)
  • Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch
  • Họ: Rosaceae (Hoa hồng)
  • Nguồn gốc: Trung Quốc, Mông Cổ

Cây đào là cây hoa thân gỗ đẹp, nhỏ có chiều cao trung bình từ 5 – 10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn. Cây đào có bộ rễ cọc, ăn sâu vào đất. Vì vậy đào các loại hoa mùa Xuân không thể thiếu của người Việt, chịu úng kém.

Hoa đào nở vào đầu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra nhiều lá trở lại. Hoa đào thuộc các loại hoa mùa Xuân không thể thiếu của người Việt.

Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2 – 4cm, có màu hồng đậm hoặc hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.

Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác, có chiều dài từ 7 – 15cm và chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Mặt dưới của phiến lá có gân nổi rõ. Đào là loại cây có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt đới nên bộ lá phát triển theo 4 mùa rõ rệt, mùa xuân ra lộc, mùa hè lá phát triển, mùa thu lá vàng và mùa đông lá rụng. 

Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thì ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon.

Hoa anh đào là quốc hoa của nước nào? Nhắc đến anh đào, nhiều người điều nghĩ đến Nhật Bản. Nhưng thực tế, Nhật Bản nổi tiếng với nhiều loài hoa, không có quốc hoa chính thức, và hoa cúc và hoa đào là biểu tượng và đại diện cho Nhật Bản.

Phân loại các loại cây đào

Cây đào gồm có 6 loài, khoảng 5000 giống, được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga và Việt Nam…). Ở việt nam phổ biến là đào bích, đào phai, đào năm cánh, đào bạch, …

Cùng tìm hiểu một số loại hoa đào phổ biến nhé!

Đào bích 

Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rũ. Bích đào có hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn.

Đào bích là loại đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất. Phổ biến nhất là đào bích tán rộng, hoa kép thắm đỏ rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu. Bích đào có thể chơi chậu lớn, cắt cành to cắm lọ trưng trong phòng khách, hoặc cành nhỏ – gọi là đào tăm – là loại hoa bày bàn thờ ngày Tết.

Đào thất thốn

Đào thất thốn dáng bé nhỏ, chỉ cao chừng 1m, gốc cây xù xì, mốc meo, thân cây rắn rỏi, vào mùa đông nhìn như gốc củi mục. Có cây không lá, không chồi, không hoa, nụ thì đen xì.

Hoa của đào thất thốn cũng cực kỳ đặc biệt, có hai màu nhung đỏ và hồng phai, nhung đỏ hoa kép, hồng phai hoa đơn, nhụy vàng tươi, có mùi thơm thoang thoảng. Những bông hoa kép có thể có từ 30 – 50 cánh/bông, khi tàn không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa. Cái lạ nữa là hoa mọc thành chùm, nhưng nếu không nở cùng lúc mà có bông nở trước, nó sẽ nở trùm lên những nụ khác.

Đào pha

Giống đào này có hoa màu nhạt, phơn phớt hồng, gọi là đào phai, cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và rất thanh nhã. Đào phai có loại đào ăn quả, hay còn gọi là đào rừng.

Đây là loại đào phai trồng để ăn quả có màu hoa phớt hồng, hoa đơn năm cánh cứng cáp, mang dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn. Loại đào này hiện được nhiều người ưa chuộng, thường mang về từ các vùng Mộc Châu, Sơn La vào ngày giáp Tết.

Quả cây đào có 2 loại hạt là đào hạt rời và 2 là đào hạt dính. Thịt của quả đào màu trắng có vị ngọt và ít vị chua. Thịt đào có màu vàng thường có vị chua kèm theo ngọt.

>>> Xem thêm: 【Khám phá】Hoa Đào 6 cánh có ý nghĩa gì? Ý nghĩa hoa Đào trong ngày Tết?

Đào đá, đào mốc

Đào đá là loại đào mọc lâu năm trong rừng sâu, núi cao quanh năm mây phủ. Nên đào đá có thân xù xì, cành to khỏe, có nhiều thực vật ký sinh sống trên những thân cây tạo nên những hình thù kỳ lạ đẹp mắt.

Đào có nhiều rêu bám trên thân nên thường được gọi là đào mốc, đào đá thường ít hoa hơn các loại đào ở đồng bằng, hoa to, 5 cánh đơn…

Trong những năm gần đây, nhu cầu chưng đào mốc ngày tết đang tăng lên vì thế số lượng đào ở các huyện vùng cao đang hiếm dần.

Bạch đào

Bạch đào là loại đào trắng, giống này rất hiếm, trồng khó. Thường hoa đào trắng chỉ có trong các cây đào ghép với đào bích, đào phai. Đào trắng cho hoa to, ít hoa, hoa tới 24 cánh, mang một màu trắng tinh khôi.

Sự tích cây hoa đào

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.

cây hoa đào

Quỹ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.

Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.

Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Tác dụng của cây hoa đào

Quả đào là loại trái cây có vị thơm ngọt và giàu vitaminchất khoáng khi ăn tươi giúp cho làn da khỏe đẹp, tươi tắn. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế khá cau, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Bên cạnh đó, cành mai vàng là biểu tượng mà xuân phương Nam thì cành đào lại mang nét đặc trưng của cái tết miền Bắc. Những chậu cây hoa đào thường được đặt ở những vị trí trang trọng và thoáng đãng nhất trong nhà hoặc ngoài sân mỗi khi tết đến.

Ngoài ra, cây đào cũng được trồng nhiều ở sân vườn biệt thự, tòa thị chính, vườn hoa, công viên, khu du lịch, khu đô thị nhà máy, xí nghiệp, … Để tạo không khí xuân đang đến ở khắp nơi cũng như tạo cảnh quan đẹp cho nơi trồng cây.

Trong đông y, hoa đào có công dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, lợi tiểu, nhuận tràng, thường dùng để chữa kinh nguyệt không đều, … Lá đào cũng được dùng đun tắm chữa viêm da ngứa loét, ghẻ, đun tắm hàng ngày đến khi khỏi bệnh.

Ý nghĩa của cây hoa đào

Cây hoa đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa thấy không khí Xuân về, đặc biệt là ở miền Bắc, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc. 

cây hoa đào

Ngoài ra, cây hoa đào còn biểu tượng cho sự đoàn viên, gắn kết của các thành viên trong gia đình, khi mọi người quây quần bên nhau thưởng thức những thức quà xuân, bắt đầu một năm mới tràn đầy sức sống và niềm vui.

Ở Nhật Bản, ý nghĩa hoa Anh Đào trong tình yêu là tình yêu mạnh mẽ với dân tộc, quê hương, đất nước, là tình yêu đôi lứa chân thành. Đặc biệt, là sự kiên nhẫn trong tình yêu, dù có gian khổ chịu đựng vẫn luôn nở trong lòng người.

Hoa đào còn được tin là giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vậy trồng cây đào trước nhà có tốt không? Theo thông tin trên, hoa đào đẹp, mang hương thơm dễ chịu, là loài hoa không thể thiếu trong ngày tết, lại có ý nghĩa phong thủy tích cực nên có thể trồng trước nhà tuy nhiên bạn nên xem xét vị trí, hướng và cách chăm sóc để cây luôn tươi tốt nhé.

Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.

Bên cạnh đó trong đông y, cây hoa đào còn được sử dụng như một cây thuốc trị nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.

Cụ thể: rễ đào dùng để chữa sưng đau hay có thể sắc làm nước uống chữa viêm gan vàng da, còn nhựa thân cây đào chữa kiết lỵ, đái tháo đường, cành đào thì sắc lên chữa được bệnh sốt rét, lá đào chữa viêm âm đạo, đun nước tắm chữa ngứa, ghẻ. Cánh có tác dụng hạ khí, lợi tiểu…

Cách trồng hoa đào phổ biến nhất cho ngày Tết

Hoa đào thường được nhân giống bằng các phương pháp như gieo hạt, ghép cành và giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt thường tốn nhiều thời gian, tỷ lệ thành công khá thấp nên cũng ít được áp dụng. Do đó, ở bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn cách nhân giống hoa đào bằng cách ghép cành và giâm cành nhé.

Phương pháp ghép cành

Lựa chọn cành ghép

Nên chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, chọn những cành có tuổi thọ từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển tốt.

2 Phương pháp ghép cành

Ghép áp

  • Bước 1: Lấy đoạn từ 6 – 10cm bỏ các phần ngọn và mầm yếu, giữ lại 2 – 3 mắt. 
  • Bước 2: Chọn cây gốc ghép: Chọn phía gốc ghép trơn nhẵn, vạch một vết dao nghiêng hướng lên trên để cắt 1/3 lớp gỗ, vết dao cũng cắt nghiêng 45 độ như với mắt ghép.
  • Bước 3: Cắt ghép cành: Nên đặt mặt dài của cành ghép vào trong, sau đó dùng ni lông tự phân hủy quấn chặt quanh vết ghép theo hình tròn. 

Ghép mắt nhỏ có gỗ

  • Bước 1: Chọn gốc ghép có chiều cao khoảng từ 20 – 25cm so với mặt đất.
  • Bước 2: Lấy mắt ghép: Cắt vết cắt ở gốc sao cho bằng với kích thước của cành ghép, cách mắt dưới khoảng 1/2 cm.
  • Bước 3: Cấy mắt ghép vào gốc sau đó cuốn chặt lại bằng ni lông để cố định cành ghép trên gốc.
  • Bước 4: Từ 2 – 4 tuần cành ghép sẽ phát triển và có thể cắt tháo dây buộc.

Phương pháp giâm cành

Chọn cành giâm

Đối với các cây cảnh dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông như hoa đào thì nên lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ (mùa thu – đông).

Chọn các hom bánh tẻ làm hom giâm, chiều dài hom khoảng 15 – 20cm, đầu dưới cắt vát để tăng diện tích tiếp xúc với đất giúp cây nhanh mọc rễ. Sử dụng chất kích thích ngâm hoặc nhúng ở phần gốc hom giâm.

Cắt hom giâm

Nên cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát.

Sau khi cắt xong, phun nước và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước.

Bảo quản hom cắt

Cắt hom xong phải cắm giâm ngay là tốt nhất, nếu không ta phải bảo quản bằng cách quấn khăn ướt và để nơi thoáng mát.

Xử lý hom trước khi giâm

Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: Auxin (a-NAA, IBA, IAA) ở nồng độ 2000 – 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 – 40 ppm trong thời gian 10 – 20 phút.

Giá thể giâm 

Nền giâm thích hợp là đất pha cát thoát nước, không có mầm mống sâu bệnh. Nếu giâm trực tiếp vào bầu thì thì chọn đất thịt nhẹ, trộn lân nung chảy để làm đất đóng bầu. Bầu đóng được xếp thành luống và có giàn che nắng.

Thực hiện giâm

Cắm vát hom giâm vào giá thể giâm, độ sâu cắm cành khoảng 1/3 chiều dài cành.

Chăm sóc sau khi giâm

Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chuyển môi trường có diện tích phù hợp với cây.

Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.

Kỹ thuật trồng cây hoa đào ngày tết

Cây đào sau khi nhân giống xong thì bạn sẽ tiến hành đem đi trồng vào trong chậu hoặc trồng ở vườn. Để cây ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.

cây hoa đào
  • Bón phân: Đây là quá trình kích thích nụ giúp cho hoa nở sai và đẹp hơn. Bạn nên bón phân sau khoảng thời gian tuốt lá để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây ra hoa và mọc lá.
  • Tuốt lá: Tuốt lá sẽ giúp cho quá trình kích thích hoa nở tốt hơn, chính vì thế thời điểm thích hợp để nhất để tuốt lá vào giữa tháng 11 âm, bạn nên tuốt bằng tay, tuốt hết lá trên các cành của cây để cây ra hoa.
  • Đảo cây đào: Thời gian tốt nhất để đảo cây đào là từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Tiến hành đào 1 bầu cây lên (đào bầu khoảng 20 – 30cm), sau đó đưa cây sang hố khác rồi lấp đất chặt gốc như lúc mới trồng. Bạn nên chọn những ngày nắng để đảo cây để cây có thể thích nghi và phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật kích thích hoa nở

Thông thường, để cho đào nở vào đúng dịp Tết thì bạn chỉ cần lưu ý cách tưới nước cho cây. Nếu trời lạnh tưới nước ấm thì sẽ kích thích hoa đào nở sớm hay tưới nước lạnh khi trời ấm sẽ kìm hãm hoa đào để nở muộn.

Điều kiện ngoại cảnh giúp hoa đào phát triển tốt nhất

cây hoa đào

Nhiệt độ 

Nhiệt độ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa. Đào có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Nhiệt độ thấp là yếu tố quan trọng đối với đào, vì cây cần có nhiệt độ thấp để phân hoá mầm hoa, ra hoa. Tuy vậy, các chồi hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ -5 độ C – 10 độ C hoặc chồi hoa nở chậm, thậm chí không nở.

Lượng mưa

Để đào phát triển bình thường, hàng ngày cần cung cấp từ 1.250mm – 1.500mm, độ ẩm không khí vào khoảng 80 – 85%, độ ẩm đất 60 -70%.

Ánh sáng

Nắng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi cây. Có ánh sáng đầy đủ làm tăng bề dày của mô, tăng hàm lượng chất diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp, ngược lại trong điều kiện ánh sáng yếu, cây sinh trưởng kém, cây bị vống, ra hoa chậm, hay bị rụng nụ, rụng hoa, màu sắc nhợt nhạt. Đào là cây ưa sáng, thời gian chiếu sáng nên từ 6 – 8h/ngày.

Đất trồng

Cây đào có thể chịu được đất xấu, đất dốc, có độ cao lên tới 700 – 900mm, mọc tốt ở đất đỏ vàng, hơi chua, đất cát, sỏi nhiều, đất tơi xốp nhiều mùn, đất có độ pH 5,5 – 6 là thích hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin của chaucayxuatkhau về cây hoa đào, hy vọng đã cung cấp nhiều kiến thức thú vị và hữu ích về các loài hoa cho quý bạn đọc!

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *