Cây đậu rồng: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

5/5 - (1 bình chọn)

Cây đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh, danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, Philippines và Ghana… 

cây đậu rồng

Đặc điểm của cây đậu rồng

Hiện nay, Indonesia được coi là “thủ phủ” của loài cây này vì mức độ phổ biến và mật độ trồng dày đặc của nó. Đến năm 1975 loại đã được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới để giúp giải quyết nạn thiếu lương thực của nhân loại.

cây đậu rồng

Đậu rồng thuộc loại thân thảo leo, đa niên nhờ có củ to dưới đất. Nếu được dựng giàn, Đậu rồng có thể bò lan trên 3 m.

Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 3 – 6 hoa màu trắng hay tím. Trái đậu màu vàng – xanh lục, hình 4 cạnh có 4 cánh, mép có khía răng cưa, trong có thể chứa đến 20 hột. Hột gần như hình cầu, có màu sắc thay đổi có thể vàng, trắng hay nâu, đen tùy theo chủng, có thể nặng đến 3 gram.

Đây là loại cây rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt khô là dây leo sẽ mọc lên và phát triển. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Tác dụng của cây đậu rồng

Đậu rồng có giá trị dinh dưỡng, có nhiều vitamin E và A. Thành phần acid amin trong Đậu rồng có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Đậu rồng chứa nhiều calcium hơn cả Đậu nành lẫn Đậu phộng. Tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%) khiến Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

cây đậu rồng

Tuy nhiên cũng như tất cả các cây trong họ Đậu khác, Đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị thống phong (gout), mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hột đậu trước khi ăn, những phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine), cũng nên tránh ăn vì Đậu rồng có thể gây kích khởi cơn nhức đầu.

Ở Việt Nam, đậu rồng là loại rau quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, các món chay chế biến từ đậu rồng cũng khá dễ thực hiện và rất ngon. Vị giòn ngọt của đậu rồng là điểm nhấn giúp món ăn thêm ngon. Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho… như một loại rau ghém trong bữa cơm, nhưng cũng được dùng làm gỏi với mùi vị rất đặc biệt. 

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc đậu trồng cho sai trái, ít sâu bệnh

Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại nên hầu như không cần phun thuốc, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao.

cây đậu rồng
  • Nếu chỉ cần làm rau ăn thì mỗi nhà chỉ cần trồng 3-4 gốc theo hàng rào hoặc trước sân nhà vừa làm giàn che bóng mát, vừa lấy quả ăn quanh năm.
  • Nếu trồng với diện tích lớn ngoài đồng thì lên luống rộng 1,2m, trên luống trồng 2 hàng cách nhau 50cm, cây cách nhau 40cm.

Thời vụ gieo hạt tốt nhất là vụ xuân (tháng 2, tháng 3) và vụ thu (tháng 8, tháng 9).

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ và đất trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước.

Đậu rồng ưa các loại tơi xốp và nhiều mùn. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống đậu rồng bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị.
Cần ngâm hạt giống 1-2 giờ trong nước ấm có nhiệt độ từ 30-40 độ C. Sau đó ủ trong khăn vải nửa ngày cho nứt nanh rồi mới đem trồng.
Mỗi thùng gieo khoảng 4-5 hạt, sau khi gieo hạt xong thì lấp lớp đất mỏng khoảng 1cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Bạn cũng có thể bỏ qua bước ngâm ủ hạt và gieo trực tiếp. Tuy nhiên, như vậy tỷ lệ hạt nảy mầm sẽ thấp hơn.

Chăm sóc cây đậu rồng

cây đậu rồng

Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều tối cho cây.
Chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày là cây bắt đầu leo giàn. Khi cây được khoảng 10 ngày tuổi thì tỉa bớt các cây còi, để lại mỗi thùng xốp 2-3 cây.
Ở giai đoạn cây được 15 ngày tuổi, bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 15 ngày tiến hành bón 1 đợt.
Khi cây bắt đầu ra tua cuốn là thời điểm cần phải làm giàn cho cây leo. Bạn có thể làm giàn chữ A hoặc làm giàn như giàn bầu, đậu cove…
Sau khi cây ra hoa, nên tưới nước vào rễ chứ không tưới trực tiếp vào hoa.

Làm giàn

Giàn ở sân cao 2-2,5 m, được làm bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như tre, gỗ, nứa và dây thép căng thành hình ô vuông mỗi chiều 30-40cm cho cây bò sẽ cho nhiều quả.

Nếu trồng ngoài đồng thì bắc giàn hình chữ nhân hoặc hình chữ A cao 2m như giàn đậu cô ve, giàn đậu đũa…

Thu hoạch cho cây đậu rồng

cây đậu rồng

Đậu rồng trồng trong thùng xốp khoảng 30-40 ngày thì cho thu hoạch. Khi thấy hoa ở đầu trái vừa héo khô thì thu hoạch. Không nên để quá lâu vì quả sẽ bị già.

Sau mỗi đợt thu quả lại tiếp tục bón phân, tưới nước, vun xới cho bền gốc, cây sẽ ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và kéo dài thời gian thu hoạch hầu như quanh năm.

Thu hái khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng, hạt còn non để xào hoặc nấu canh. Đậu rồng xào với thịt bò, thịt heo vừa bổ vừa ngon. Chọn quả già, to, đều gần gốc để lấy hạt phơi khô, cất giữ trong lọ kín có trộn tro bếp khô để làm giống cho vụ sau.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây đậu rồng, hy vọng bạn có thể tự trồng cho mình một giàn rau xanh mướt, nhiều trái quanh năm mà tha hồ chế biến những món ăn hấp dẫn.

Bài viết liên quan

Những loại rau trồng không cần đất phù hợp với phương pháp thủy canh?

Vấn đề vệ sinh thực phẩm đã thúc đẩy trào lưu trồng rau sạch tại...

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây thiên lý chi tiết

Thiên lý hay còn gọi là dạ lý hương là một loại hoa dây mọc...

Sâu bệnh hại rau cải và cách phòng ngừa

Vào vụ đông thời tiết lạnh, mưa kéo dài, nên xuất hiện nhiều sâu bệnh...

Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên rau họ thập tự

Trên cây rau họ thập tự thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: sâu...

Hướng dẫn trồng rau trong thùng xốp chi tiết, đơn giản

Ngày nay, nhiều gia đình tận dụng những khoảng không gian trống trên sân thượng,...

Mùa hè trồng rau gì? Top 16 loại rau vừa bổ dưỡng, lại vừa thông dụng

Nếu bạn là nông dân phố mới tập tành vào nghề hay vẫn còn đang...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *