Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

5/5 - (2 bình chọn)

Nho là một loại cây vừa cho bóng mát lại vừa cho trái ngon, ngọt. Cây nho chỉ ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp,… và đặc biệt cần một cách chăm sóc đặc biệt. Điều kiện thời tiết ở Việt Nam hoàn toàn thích hợp để trồng nho. Vậy hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu kỹ thuật trồng chăm sóc cây nho trong phần chia sẻ dưới đây.

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

Đặc điểm sinh thái của cây nho

Rễ nho thuộc loại rễ chùm, trải rộng trên diện tích quanh gốc vùng tán cây. Rễ tập trung chủ yếu ở tầng 0 – 30cm (tới 90%), kế đến là tầng 30 – 60cm, phần rất ít ở phần dưới 60cm. 

Nho là cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, chỉ trong một năm sau khi tạo cành thì bộ rễ cũng phát triển ra tới ngoại vi tán lá. Trong mỗi vụ, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và ngừng phát triền đến khi thu hoạch. Từ những hom cắt, nho có thể ra rễ trong thời gian khoảng 20 – 40 ngày, tùy giống và điều kiện thời tiết.

Chuẩn bị trước khi trồng nho

Nếu trồng nho tại nhà thì bạn có thể bắt đầu vào bất cứ khi nào. Chỉ cần bạn biết được kỹ thuật chăm sóc để cho quả to và ngọt là được. Ngược lại, nếu bạn trồng nho với ý định kinh doanh nhỏ thì nên bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 hằng năm.

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

Cây nho là loại cây ưa sáng hoàn toàn, thích hợp nơi có khí hậu khô, mưa ít. Nếu bạn trồng nho ở những nơi thường xuyên mưa nhiều sẽ làm hoa và quả dễ rụng, nấm, sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển chậm.

Lựa chọn và xử lý giống

Trên thị trường bạn có thể bắt gặp rất nhiều giống nho khác nhau. Giống nho hay thấy nhất là nho tím, nho xanh,… Dù chọn bất cứ giống nho nào thì đều sẽ cho ra những trai to và ngọt.

Khi mua giống về, cắt tỉa bớt rễ nếu quá dài. Nếu thân cây quá dài, cũng cần cắt bớt, chỉ để lại 4 – 5 mắt tính từ mắt ghép lên. Sau khi nhận cây về, đem ngâm nước 2 tiếng rồi mới mang ra trồng.

Đối với cây giống có bầu đất, nếu đang có hoa và quả thì cắt bỏ, cắt bỏ cả ngọn, chỉ để lại 5 chồi tính từ đầu cành.

Chuẩn bị đất trồng nho

Đối với đất trồng nho trên sân thượng, đất gồm 70% đất, 30% phân chuồng hoai mục, 100g NPK 5-10-3 và 30g Supe lân.

Còn khi trồng ở trang trại, tiến hành cày đất lên, phơi ải từ 7 – 10 ngày. Sau đó bừa cho đất tơi xốp và tiến hành lên luống. Lên mặt luống rộng 2.2 đến 2.5m, rãnh rộng 40-50cm, sao cho đảm bảo hàng cách hàng 2.8 đến m.

Sau khi lên luống, tiến hành san mặt luống cho phẳng sao cho phần giữa luống hơi cao hơn chút, để tránh bị đọng nước, làm úng và chết cây.

Điều kiện khí hậu, ánh sáng

  • Nho là một loại cây ưa ánh sáng. Vì thế để thuận lợi cho quá trình đơm hoa kết trái của nho thì bạn nên trồng ở những nơi có điều kiện ánh sáng tốt.
  • Nho rất ưa khô, không mưa nhiều. Nếu thời điểm trồng nho mưa nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ra hoa, kết quả và là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển.
  • Cây nho ưa sáng hoàn toàn, nơi có khí hậu khô, mưa ít. Nếu địa điểm trồng nho thường xuyên mưa nhiều sẽ khiến hoa và quả dễ rụng, nấm bệnh phát triển.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nho

Nếu trồng nho trên sân thượng, tiến hành trồng cây giữa bầu, sao cho phần mắt ghép nằm phía trên mặt đất từ 3-5cm. Sau khi trồng, tưới đẫm nước cho cây. Chỉ tưới đẫm lần đầu, các lần sau tưới hàng ngày vừa đủ để duy trì độ ẩm trong bầu đạt từ 60-70%.

Đối với nho trồng ngoài trang trại, tiến hành cuốc hố ở giữa luống, đào sao cho cây cách cây 1.5cm, kích thước 40x40cm, phần đáy hố để một lớp đất xốp để rễ cây dễ phát triển.

Khi trồng, để lộ mắt ghép lên trên cách mặt đất 5cm, mục đích là để kiểm soát mầm dại sau này của mắt ghép, tránh cắt nhầm cành ghép.

Sau khi trồng xong thì tiến hành bón phân, cuốc xung quanh cách gốc 20cm, bón phân hỗn hợp 5-10kg phân chuồng hoai mục + 300g NPK 5-10-3 + 300g Supe lân, rồi lấp đất lại.

Sau khi trồng và bón phân, tiến hành lắp hệ thống tưới nước, đối với thời tiết không mua thì cứ 3 ngày tưới một lần, đảm bảo mỗi cây nhận từ 5-8 lít nước.

Cách chăm sóc cây nho

Tưới nước đúng cách

Nho thuộc loại thích nước, nghĩa là chúng cần rất nhiều nước để phát triển vì thế bạn cần tưới nước ngay sau khi trồng. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.

Trời nắng thì tưới nước 2 lần/ngày, chú ý không được để đất khô. Khi trời mưa thì cần tìm cách để thoát nước nhanh.

Bón phân

Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần. 

Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.

Hướng dẫn tỉa cành

Đây là một kỹ thuật quan trọng trong trồng nho. Do cây ra quả ở các cành con, nên dù bạn không cắt tỉa cành thì cây vẫn đậu trái. Nhưng chùm nho khi đậu nhỏ, năng suất không cao.

Việc cắt tỉa cành là để giữ lại các cành quả to khỏe, để cho chúng phân bố đều về các hướng, tiện cho việc chăm sóc. Đồng thời những cành này cũng hứng được nhiều ánh sáng nhất.

Do đặc thù nên ở nước ta khi trồng nho bạn có thể cắt tỉa cành bất cứ khi nào. Nhưng cần nên tránh cắt tỉa cành khi quả đã lớn và chín hay thời điểm mưa gió nhiều. Ở Ninh Thuận, người ta thường cắt cành 3 lần để có được 3 vụ quả năng suất.

Kinh nghiệm cắt tỉa cành để nho sai nhỏ

  • Vào vụ đông xuân nên cắt cành từ tháng 12 đến tháng 1. Đây là lúc thời tiết mát mẻ, khô ráo nên sẽ cho ra vụ quả chất lượng và năng suất nhất.
  • Đến vụ hè thu, thời điểm thích hợp để tỉa cành là từ tháng 4 đến tháng 5. Vụ này sản lượng và chất lượng quả cũng tương đối cao. Nhưng do khí hậu nóng nên hoa khi ra dễ bị héo.
  • Vụ thu đông cần được cắt cành từ tháng 9 đến tháng 10. Thời điểm này mưa gió nhiều, nấm bệnh phát triển mạnh nên năng suất và chất lượng thấp. Có đôi khi còn mất trắng.

Trong quá trình nảy mầm và phát triển, cây cũng cần được cắt tỉa:

  • Sau 4-5 ngày trồng, mầm bắt đầu bật lên, cắt bỏ các mầm ở dưới, chỉ giữ lại một mầm khỏe ở vị trí cao nhất để cho cây sinh trưởng.
  • Sau 12-15 ngày, cây sẽ đạt chiều cao 40-50cm, lúc này một số cây sẽ ra hoa, ta tiến hành cắt bỏ hoa và các chồi nách, để cho cây tập trung nuôi ngọn phát triển.
  • Khi cây leo giàn, tiếp tục để nó phát triển, khi cây đạt 1.5m chiều dài thân trên giàn thì cắt bỏ chỉ để lại 30cm để cây bật cành cấp 1. Chú ý chỉ để lại 3-4 cành cấp 1, phân bổ đều trên giàn sao cho không bị chồng chéo lên nhau.
  • Nuôi cành cấp 1: Vặt chồi nụ ở 30cm đầu tiên, sau đó để tự do dài 1.2m và lại tiến hành cắt cành sao cho chiều dài cành cấp 1 từ 0.6 đến 1m. Rồi để cho nó ra 3-6 cành cấp 2 (chúng ta có thể cho nó ra hoa ở cành cấp 2 luôn hoặc để nó tiếp tục ra cành cấp 3 tùy từng giống).

Làm giàn cho cây nho

Cũng giống như các loại cây dây leo khác như hoa hồng leo, nho cần làm giàn để phát triển. Đây có thể nói là công đoạn phức tạp nhất. Việc đầu tiên là chọn khu vực làm giàn nho. Bạn có thể chọn sân thượng, sân nhà, tận dụng luôn các cột bê tông gần sân. Hình thức giàn có thể lựa chọn là giàn lưới qua đầu, giàn chữ T, giàn hàng rào.

Tiến hành chôn cột và cắm cây để buộc cố định cây nho lên thẳng.

Đối với cây nho trên sân thượng, làm giàn và cột phù hợp với diện tích hoặc có thể làm giàn đứng nếu diện tích nhỏ.

Đối với cây trồng trang trại, chúng ta chôn cột sắt hoặc bê tông cao 2.5m để tiện sau này làm mái vòm che phủ, các cột cách nhau 3m dọc theo luống.

Sử dụng cành cây cắm sát gốc nho, các cây này được cố định bằng dây buộc néo vào các cột bê tông hoặc cột sắt. Dùng dụng cụ bấm dây leo chuyên dụng hoặc dây buộc cố định cây nho vào que cắm.

Sâu bệnh hại cây nho

  • Nếu gặp trường hợp ngọn cây bị héo, lá co lại, quả thi nhỏ và nứt thì đây là việc cây nho đang bị rầy, rệp sáp tấn công. Cần dùng Supracide 40 EC  để diệt trừ.
  • Nếu thấy cây có những đốm màu vàng xanh bao phủ khắp thân cây như một lớp bột màu trắng thì cây đang bị bệnh phấn trắng. Bạn nên phun Topsin M 0,075-0,1% và rắc vôi bột cho cây.
  • Khi cây ra chồi mới, nhện đỏ sẽ hút nhựa khiến chồi chết khô. Nên dùng DC-Tron Plus 98,8EC  để tiêu diệt.

Tỉa trái

  • Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
  • Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả.

Thu hoạch

  • Thu hoạch: vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100-115 ngày, tuỳ theo mùa.
  • Đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm. Màu đỏ đều chùm quả.
    • Ăn có vị ngọt, mùi thơm.

Trên đây là chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho, hy vọng đã có những kiến thức thật hữu ích và có thể tự trồng một vườn nho xum xuê trái cho mình.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa chi tiết

Với những ưu điểm và lợi ích tuyệt vời của vú sữa, nên được rất...

Cây thanh long: đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc

Thanh long là một trong những loại cây ăn quả phổ biến và đem đến giá...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi sai quả

Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm cho sai quả

Mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) được biết đến không chỉ là một thứ quả...

Hướng dẫn cách trồng cây lựu & cách chăm sóc cây lựu ra trái

Cây lựu sẽ cho ra rất nhiều quả nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, bạn có thể...

Cây dưa gang tây: đặc điểm, thành phần và công dụng

Cây dưa gang tây được trồng trên giàn, thường dùng để lấy quả ăn sống,...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *