Cây trầu bà: đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

2.3/5 - (70 bình chọn)

Nếu bạn muốn trồng một loại cây cảnh trong nhà cực kỳ khỏe mạnh với thân buông rủ mềm mại, sắc lá hình trái tim xanh mượt, dễ trang trí ở bất kỳ đâu thì trầu bà là loại cây đáng để bạn lựa chọn. Không những thế, cây trầu bà còn rất giàu ý nghĩa, mang đến niềm vui, may mắn, xua tan những điều bất lành cho gia chủ.

trầu bà

Đặc điểm cây trầu bà

Cây trầu bà là loại cây có hoa thuộc họ Ráy có tên khoa học là Epipremnum Aureum. Ở nước ta cây có một số tên gọi khác như cây Thạch Cam Tử hay cây Hoàng Kim hoặc cây vạn niên thanh leo. Hiện cây được trồng nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

cây trầu bà

Là loại thực vật dây leo thân mềm, cả lá và thân cây đều có màu xanh. Thân cây phát triển khá nhanh và leo bám tốt nên có thể trồng thành dàn. Lá trầu bà thuộc loại lá đơn dày có hình trái tim rất giống với lá cây trầu. Trên các lá thường có những đốm và chấm vàng điểm xuyết nhìn rất hợp thẩm mỹ. Vì đây là loại cây có độc nên khi trồng trong nhà nên để cây tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Trầu bà cũng là loại cây ưa bóng râm nên có thể sống tốt trong môi trường phòng kín ít ánh sáng. Rễ cây khỏe mạnh, không sợ úng nước nên có thể trồng thủy sinh hay trong chậu đất đều được.

Lợi ích và ứng dụng cây trầu bà

Trong phong thủy, cây trầu bà có tác dụng lớn để giải tỏa sát khí, thúc đẩy sao thi cử, mang đến nhiều niềm vui, tài lộc cho gia đình. Vì thế trầu bà chậu treo thường được dùng làm quà tặng sỹ tử với lời chúc đỗ đạt, chống lại những tiểu xảo, gian lận trong thi cử của đối thủ.

cây trầu bà leo cột

Trầu bà dành tặng gia đình, bạn bè, đối tác vào dịp tân gia, lễ tết, khai trương… với mong muốn đem đến cho người nhận sự sung túc, hôn nhân viên mãn, sống lâu trăm tuổi.

Theo Nasa, cây trầu bà được đánh giá là là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thu đặc biệt hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%. Ngoài ra trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, các khí sinh ra do dùng điều hòa lâu ngày, mang đến không gian trong lành, tránh nhiễm bệnh cho các thành viên.

Sắc xanh mát mắt và hình dáng đáng yêu của lá trầu bà còn là điểm dừng hiệu quả, liều thuốc tinh thần đem đến cảm giác thoải mái, thư thái, tăng hiệu quả công việc, điều hòa mắt.

Tán lá mềm mại, dáng cây thanh mảnh của chậu treo trầu bà làm mềm những không gian thô cứng, góc cạnh:
– Trầu bà chậu treo thường được trang trí trong nhà nơi cửa kính, cửa sổ, giá sách, kệ tủ, giá để hồ sơ, quầy thu ngân,giếng trời…ở nhà phố, trường học, cơ quan, văn phòng, công mang đến vẻ đẹp sinh động và màu xanh tươi tắn, mềm mại.
– Trầu bà chậu treo còn được treo ở hiên nhà, trên ban công tạo vẻ đẹp đầy sức sống cho ngôi nhà. Trầu bà còn được trồng ở bồn các cây to, leo bám lên cây tạo vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng.
– Trầu bà còn phối hợp với những cây hoa để tạo thành một chậu treo có hình khối, chiều sâu và rực rỡ.
Mùa đông trầu bà không rụng lá nên chúng ta có thể vô tư trang trí khỏi lo quét dọn.

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà

Trầu bà là loại cây leo có sức sống mạnh mẽ, leo bám được trên nhiều địa hình nên được coi là đại diện cho sự sinh sôi phát triển. Nhiều người trồng cây trong nhà với mong cầu sức khỏe của mình và người thân tốt hơn, đồng thời sinh được con đàn cháu đống.

Theo quan niệm dân gian,cây trầu bà phong thủy là loại cây thu hút những luồng khí tích cực và loại bỏ được những loại khi xấu khỏi ngôi nhà. Vì vậy không ít người trồng cây trong nhà để gia tăng vượng khí và xua đuổi tà ma.

Nhiều nơi cũng coi loại cây này như một loại cây tiền tài. Bởi cây có lá xanh tốt lại điểm xuyết những đốm vàng khiến người ta liên tưởng đến màu của tiền vàng. Lá cây to rộng, dày và mọng nước xòe hướng ra ngoài như những cánh tay đón lộc thu hút tiền tài cho gia chủ.

Với những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời ấy, trầu bà trở thành loại cây được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà.

Cây trầu bà hợp tuổi nào? Hợp mệnh nào?

Trầu bà là loại cây lành nên tuổi nào cũng có thể trồng nhưng trong 12 con giáp thì cây trầu bà hợp với tuổi ngọ nhất. Người tuổi ngọ luôn tiến lên phía trước một cách mạnh mẽ và không bao giờ thừa nhận thất bại. Chính vì vậy người tuổi này đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng gặp không ít long đong trong cuộc sống. Những người tuổi ngọ thường chăm chỉ làm ăn nhưng tiền bạc lại chẳng bao giờ dư dả.

Cây phát triển nhanh, leo cao bám chắc nên có tác dụng kìm hãm sự bốc đồng và gia tăng tài lộc cho người tuổi ngọ. Theo quan niệm dân gian người ta cũng coi trầu bà là loại cây giữ tài giúp người tuổi ngọ giảm bớt sự phung phí tiền của.

Bên cạnh đó, loài cây này cũng không kỵ bất kỳ mệnh gì. Vì vậy dù bạn thuộc mệnh nào trong ngũ hành thì cũng có thể trồng được loại cây này. Đặc biệt người mệnh mộc và mệnh thủy lại càng tương hợp với cây trầu bà.

Các loại cây trầu bà phổ biến

Cây trầu bà lá xẻ

Trầu bà lá xẻ là cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ. Lá cây chia thùy xẻ ra như như lông chim nhìn rất đẹp và có cuống dài. Cây được trồng nhiều với mục đích trang trí và lọc không khí trong phòng.

cây trầu bà lá xẻ

Cây trầu bà đế vương

Giống như những loại trầu bà khác, trầu bà đế vương có sức sống mạnh và sống được trong điều kiện thiếu sáng. Màu lá cây khi còn non và khi đã già có màu tương tự nhau nhìn rất đặc biệt. 

cây trầu bà đế vương

Có 3 loại trầu bà đế vương với 3 màu khác nhau là đỏ, xanh và vàng. Cả 3 loại đều rất được ưa chuộng và trồng nhiều như cây cảnh phong thủy. Cây được biết đến nhiều như một loại cây có ý nghĩa tốt đại diện cho quyền lực và sự may mắn, mang lại quý khí cho người trồng.

Cây trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch nổi bật trong các loại cây trầu bà bởi vẻ đẹp của nó. Lá và thân cây là sự kết hợp hài hòa giữa sắc xanh và trắng. Nhìn từ xa, ta tưởng như cây được làm từ cẩm thạch. Trầu bà cẩm thạch có ý nghĩa phong thủy tốt và hợp với người mệnh kim.

cây trầu bà cẩm thạch

Ngoài ra còn có một số loại cây phổ biến như cây trầu bà vàng, trầu bà trắng, trầu bà chân vịt, trầu bà thái, trầu bà tay phật cũng được trồng nhiều tại Việt Nam.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà

Cách trồng cây trầu bà

Cây trầu bà ưa nước và không sợ úng nên có thể trồng cây trong chậu đất hay thủy sinh đều được. Cách nhân giống thường dùng là cắt cành con để trồng khá đơn giản và dễ thực hiện.

cây trầu bà thủy sinh
  • Bước 1: Lấy cành: Cắt một đoạn cành trầu bà đã phát triển đầy đủ với nhánh và mầm. Lưu ý cẩn thận không làm dập nát cành.
  • Bước 2: Tạo rễ: Đem cành cây mới cắt trồng vào chậu cát khô. Cành trầu bà chỉ ra rễ khi bị ngăn chặn sinh trưởng nên tránh đặt cành vào nơi đất ẩm hoặc vào nước.
  • Bước 3: Trồng cây: Sau khi cây con đã ra rễ, có thể đem cây trồng vào chậu đất giàu dinh dưỡng hoặc trồng vào bình nước để cây sống thủy sinh.

Lưu ý, khi trồng trên đất, bạn cần chọn loại đất mùn có nhiều dinh dưỡng và được xới tơi xốp. Cũng có thể trồng một cột gỗ giữa chậu cây để cây trầu bà leo cột. Nếu trồng trong nước, nên rửa sạch rễ cây trước khi cho vào trong chậu. Đồng thời tránh sử dụng nước máy có chứa clo để dùng bổ sung nước cho cây mà hãy dùng nước tự nhiên có bổ sung dịch dinh dưỡng. 

Cách chăm sóc cây trầu bà

Để cây phát triển tốt bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Điều kiện ánh sáng: Trầu bà là thực vật ưa bóng râm nên rất thích hợp để trồng trong nhà. Nên chú ý không đặt cây tại các vị trí gần cửa sổ, ban công có ánh nắng chiếu vào. Bởi khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh quá lâu, cây sẽ bị cháy lá và chết.
  • Tưới nước: Là loại cây ưa ẩm và có nhu cầu nước cao nên tốt nhất bạn nên tưới cho cây hàng ngày để đảm bảo cây tươi tốt. Đối với cây trầu bà thủy sinh, nên thay nước mới hàng tuần, đặc biệt là khi thấy nước bị chuyển màu.
  • Phân bón: Đối với cây trồng đất, bạn có thể dùng các loại phân bón hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây lại không ảnh hưởng đến chất lượng đất. Đơn giản hơn với trầu bà thủy sinh, bạn chỉ cần bổ sung dịch dinh dưỡng cho cây hàng tuần là đủ.
  • Sâu bệnh: Việc loại trừ sâu hại khá dễ dàng nhờ sử dụng thuốc trừ sâu. Đối với một số bệnh như vàng lá, xoăn lá thì cần tiến hành cắt bỏ ngay cành, lá bệnh để không lây sang các lá khỏe khác.

Với những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây trầu bà cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này. 

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *