Giới thiệu 2 cách ghép cây khế tạo cây bonsai đẹp

5/5 - (1 bình chọn)

Cũng giống như một số loại cây ăn trái, người ta đã có thể ghép giống mới lên gốc của những cây giống cũ để thay đổi giống, cây khế nhà bạn cũng có thể áp dụng cách làm này để ghép nhiều giống khác nhau lên cùng một gốc ghép đã có sẵn dáng thế đẹp mà bạn đã có để tạo cho cây khế có dáng thế cổ thụ, với nhiều loại trái đẹp và lạ mắt. Vậy hãy cùng chaucayxuatkhau tham khảo 2 cách ghép cây khế dưới đây nhé!

cách ghép cây khế

Chuẩn bị trước khi ghép cây khế

Trước hết bạn phải cắt tỉa tạo cho cây khế nhà bạn có dáng thế của một cây cổ thụ, sau đó bứng trồng chúng vào trong một cái chậu có độ lớn phù hợp. Sau khi trồng, đưa cây vào chỗ mát, tích cực chăm sóc (tưới nước, bón thêm phân vô cơ,…) để cây ra tược non mới, khi nào những tược này đạt độ lớn theo yêu cầu thì ghép giống khế khác vào.

Cây khế cảnh

Về giống hiện nay trong dân gian đang trồng có nhiều loại, có loại chua, có loại ngọt, có loại khi chín trái có màu vàng ươm, có loại khi chín trái lại có màu hơi trắng, cũng có loại trái nhỏ cỡ trứng gà, trứng vịt, nhưng lại có loại trái rất lớn có khi đến nửa ký, có loại lá to dài, nhưng cũng có loại lá nhỏ cho trái quanh năm (mà có người gọi là giống khế Nhật), có loại trái trắng, lá trắng,…Tùy theo bạn thích giống nào thì ghép giống đó lên gốc cây khế cũ của mình.

2 cách ghép cây khế hiện nay

Về ghép bạn có thể áp dụng nhiều cách, nhưng để vừa dễ ghép, vừa phù hợp với điều kiện phải lấy giống từ xa đem về bạn nên áp dụng một trong hai cách ghép sau đây:

cách ghép cây khế

1. Kỹ thuật ghép “Bo”

Với cách ghép này bạn phải chờ cho những tược mới ra trên cây khế nhà bạn lớn cỡ điếu thuốc lá trở lên thì khi ghép mới dễ thành công (để cho dễ phân biệt mối tược mới ra này tạm gọi là một “gốc ghép”).

  • Bước 1: Trên “gốc ghép” bạn dùng mũi dao nhọn rạch hai đường song song cách nhau khoảng 0,5cm, dài khoảng 1cm, phía dưới của hai đường này cắt một đường ngang nối liền hao đường này lại với nhau tạo thành hình chữ U (phần này gọi là “cửa sổ”).
  • Bước 2: Trên cây cần lấy giống chọn một cành bánh tể có độ lớn tương đương với độ lớn của “gốc ghép”, lựa lấy một mắt mầm còn tốt (không bị sắt sạo, bầm giập), sau đó dùng mũi dao nhọn rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chữ nhật sao cho khi lắp ráp chúng vừa khí với “cửa sổ” đã mở trên gốc ghép (phần này gọi là “Bo”).
  • Bước 3: Lấy mũi dao nhọn bóc tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồ đặt “Bo” giống vào “cửa sổ”, sau cùng dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ vừa ghép.

Khoảng 2 tuần sau mở dây nilon kiểm tra, nếu thấy “Bo” còn sống thì dùng kéo cắt bỏ đoạn ngọn của “gốc ghép” (cắt phía trên chỗ ghép khoảng 2 – 3cm). Sau một thời gian mắt mầm sẽ nhẩy tược tạo ra một cánh khrrs là giống mới được ghép vào.

2. Kỹ thuật ghép chẻ ngọn

Cách ghép này tương đối đơn giản và dễ thành công hơn cách ghép trên. Ở cách này chỉ cần chờ cho tược mới ra trên gốc cây khế cũ nhà bạn có độ lớn cỡ ruột cây bút bi là có thể ghép được.

  • Bước 1: Khi tược đạt yêu cầu về độ lớn dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ một đoạn ngọn của tược dài khoảng 3 – 4cm, đoạn còn lại gọi là “gốc ghép”.
  • Bước 2: Trên cây cần lấy giống cũng chọn một tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, dùng dao lam cắt lất một đoạn ngọn của tược này cũng dài khoảng 3 – 4 cm (đoạn này gọi là cành ghép) cắt bỏ hết lá trên cành ghép sau đóa cắt vạt hai bên gốc cành ghép tạo thành một hình nêm (chỗ cắt vạt dài khoảng 1cm).
  • Bước 3: Lấy dao chẻ đôi “gốc ghép” (chẻ dâu xuống khoảng 1,5cm), sau đó khéo léo luồn phần vạt nêm trên cành ghép cào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” rồi dùng dây nilon mềm quấ vừa đủ chặt, sau cũng dùng một bao nilông nhỏ (loại trong) bao trùm hết cành ghép và chỗ ghép.

Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho cây. Hai tuần sau nếu thấy cành ghép còn sống thì tháo bỏ bao nilon, hai tuần sau đó có thể tháo dây nilon quấn xung quanh chỗ ghép. Sau một thời gian cành ghép sẽ ra lá mới và phát triển thành một cây khế giống hoàn toàn với cây mà bạn chọn để lấy giống.

Muốn cây khế nhà bạn mang nhiều giống khế khác trên mình bạn chỉ việc ghép thêm những giống mà mình ưa thích. Trân đây chỉ là những hướng dẫn có tính chất cơ bản, muốn có tỷ lệ thành công cao bạn nên làm thử sao cho động tác thật thuần thục khi đó mới tiến hành ghép thật.

Trên đây là 2 cách ghép cây khế, hy vọng đã giúp đọc giả có thể tự ghép để tạo được cây khế bonsai đẹp theo sở thích của mình.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *