Hướng dẫn các phương pháp nhân giống cây trồng hiện nay

4.8/5 - (70 bình chọn)

Các phương pháp nhân giống cây trồng bao gồm gieo hạt, giâm hom, tác cây, chiết cây, ghép cây. Chaucayxuatkhau sẽ trình bày từng phương pháp cụ thể trong nội dung chia sẻ dưới đây.

các phương pháp nhân giống cây trồng

#1. Phương pháp gieo hạt – Các phương pháp nhân giống cây trồng

Với hầu hết các loại cây cảnh thì nhân giống bằng hạt là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Hạt sẽ được gieo trong chậu cảnh hoặc gieo ở ngoài trời.

Chuẩn bị trước khi gieo hạt

Khi gieo hạt ở ngoài trời bạn cần chọn nơi đất cao ráo, khuất gió, bằng phẳng, là nơi đón được nhiều ánh nắng mặt trời, đất để gieo phải là đất tơi xốp, đảm bảo thoát nước tốt. Khi làm đất và gieo hạt cần tránh những ngày mưa, cần tiến hành bón lót và phun thuốc khử trùng trước khi tiến hành gieo hạt.

Khi gieo hạt ở trong chậu cảnh bạn cần dùng vật gì đó như mảnh ngói vỡ để đặt lên các lỗ thoát nước ở dưới cùng của chậu rồi cho những hạt đất to xuống đáy chậu, sau đó là trải đất mịn dần lên trên.

Hướng dẫn gieo hạt

Hạt giống dùng để gieo phải là những loại hạt được lựa chọn kỹ, có độ mẩy, đều, không sâu bệnh. Hạt giống sẽ quyết định tỉ lệ nảy mầm và chất lượng của cây sau này. Bạn cần lưu ý một số việc cần làm sau để hạt nảy mầm được tốt nhất:

  • Phủ một lớp rơm, rạ vừa phải hoặc màng bọc nilon để che lên đất hoặc chậu dùng để gieo hạt giống nhằm che nắng và giữ được độ ẩm tốt nhất cho đất. Với màng bọc nilon cần đục lỗ hoặc để khe hở sao cho đất trồng được thoáng khí.
  • Khi gieo hạt xong cần để ý tới độ ẩm của đất, nếu thấy đất bị khô thì có thể đào thêm rãnh ở vườn ươm để cấp thêm nước, với chậu thì có thể ngâm chậu trong nước để cấp ẩm. Không tưới trực tiếp từ phía trên với những loại hạt giống nhỏ để hạt không bị xáo trộn, ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm. Với những hạt lớn hơn thì có thể tưới phun sương trên bề mặt.
  • Khi hạt đã bắt đầu chui lên khỏi mặt đất và nảy mầm bạn hãy bỏ lớp rơm rạ hoặc nilon phủ trên  để cho mầm cây được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, để mầm xanh tươi không bị vàng úa. Nếu bạn thấy số lượng cây mọc lên dày thì có thể tỉa bớt với khoảng cách hợp lí, giúp cho cây sinh trưởng tốt. Khi cây đã đạt tới một độ cao nhất định thì diện tích đất hiện tại sẽ không đủ cho toàn bộ, do đó bạn hãy tiến hành di chuyển cây trồng sang các khu vực khác mà bạn muốn.

#2. Phương pháp giâm hom

Với các cây cảnh ở vườn nhà thì giâm hom là phương pháp nhân giống phổ biến. Chỉ cần cắt cành cây, lá cây hoặc rễ cây từ cây mẹ rồi giâm vào nước hoặc vào đất chờ cho đến khi chúng mọc rễ và đâm chồi là bạn đã có một cây mới. Khi giâm cây thì ta giâm bằng cành là tỉ lệ sống sẽ cao nhất và cây nhanh phát triển, còn giâm bằng rễ và lá thì có nhưng ít sử dụng hơn. 

#3. Phương pháp tách cây

Với các loại cây bụi và có rễ chùm thì nhân giống bằng cách tách cây là được ưa chuộng nhất. Đây là cách mà ta lấy một phần cơ thể của cây mẹ rời ra ngoài, sau đó chăm sóc cho chúng trở thành một cây mới. Với phương pháp này thì cây con sẽ giữ được toàn bộ những ưu điểm của cây mẹ, đồng thời khi đã có rễ cây sẽ dễ tồn tại và phát triển rất nhanh. Thời gian phù hợp để sử dụng phương pháp nhân giống này là vào tháng 10 đến tháng 11 và tháng 3 đến tháng 4.

#4. Phương pháp chiết cành

Với các cây trồng khó ra rễ khi giâm thì ta có thể dùng phương pháp chiết cành. Đây là cách dùng đất hoặc bùn bao quanh phần thân cây đã được lựa chọn bằng cách cạo vỏ gây ra vết thương có sẹo cho cây rồi kích thích cây ra rễ. Khi cây đã có rễ đủ để sống độc lập thì ta tiến hành cắt cây ra đem trồng. Có một số cách chiết cành như sau:

  • Chiết nén một cành: Tìm cành nào sát đất nhất rồi cắt vào nó một vết, vùi nó xuống đất, để phần đầu cành ra ngoài, một thời gian sau chỗ vết thương sẽ mọc rễ.
  • Chiết nén nhiều cành: Với những cây hoa đã mọc thành cụm, ta muốn có cả cum đó thì hãy chọn cụm mà bạn ưng ý, cắt thành vết thương sau đó lấp đất lên sao cho phủ kín các vết thương. Khoảng 1 tháng sau cụm cây đó sẽ có rễ và bạn sẽ những cây mới vừa ý.
  • Chiết cành liên tục: Đây là cách ta có thể chiết nhiều cây mới cùng một lúc. Đặc biệt với những loại hoa có cành dài như hoa Kim Ngân thì đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt.
  • Chiết cành cao: Đây là cách dành cho những cành cây ở trên cao, không thể vít xuống đất. Đầu tiên, ta cần chọn vị trí để ra rễ rồi dùng dao cắt khoảng 2 cm phần vỏ cây bỏ đi, dùng dao cạo sạch nhớt ở lớp vỏ vừa tách để vỏ không có khả năng tái sinh, để 1-2 ngày cho phần bỏ vỏ được khô nhựa( muốn nhanh bạn có thể dùng giẻ lau khô phần vừa cắt), dùng thuốc kích rễ bôi trực tiếp vào vết cắt rồi lấy đất để bó quanh vết cắt thành bầu, dùng nilon bọc kỹ phần bầu vừa được chiết, buộc chặt hai đầu của bầu bằng dây nhưng cần lưu ý là buộc chặt phần bên trên còn phần bên dưới buộc lỏng hơn chút để khi mưa nước trong bầu có thể thoát ra ngoài. Sau 60-90 ngày bạn ra kiểm tra mà thấy bầu đất có rễ mọc ra ngoài và từ màu trắng chuyển sang màu nâu thì bạn có thể cắt bầu đó để mang đi trồng.

Khi ta chiết cành thì tỉ lệ sống của cây con sẽ cao mà lại dễ làm nhưng có điều là cây con sẽ là một phần của cây cũ nên nó vẫn chưa phải là cây mới hoàn toàn, sản lượng của nó sẽ không thể cao nên không phù hợp với việc trồng cây đại trà bằng phương pháp chiết.

Thời gian thích hợp để chiết cành là đầu mùa xuân, lúc này trời đã ấm hơn, là mùa hoa rụng và nhựa của cây bắt đầu chảy. Mùa xuân cây con được chiết thì sang mùa hè và mùa thua chúng đã có những bộ rễ riêng. Đến mùa cây mẹ rụng lá thì trước đó một tháng bạn nên tách cây con ra để trồng vào vườn cho cây tự trưởng thành dựa vào bộ rễ của mình một thời gian thì mới trồng cây vào chậu.

#5. Phương pháp ghép cây

Để tiến hành nhân giống bằng phương pháp này bạn cần tách một mặt muốn ghép rời ra, có thể là một đoạn thân non của cây hoặc một chồi non vừa nhú ra ở nách của lá, với những đặc tính nổi bật của cây được đặt sang một cây khác có những ưu điểm bạn mong muốn để tiếp tục sống và phát triển nhờ vào gốc ghép của nó.

Khi ta ghép mắt  ghép và gốc ghép cùng một loại thì được gọi là tự ghép, nếu ta ghép mắt ghép và gốc ghép là các cá thể khác nhau nhưng cùng một loài thì gọi là đồng ghép, nếu ghép các loại khác nhau với nhau thì gọi là dị ghép. Nhưng dù có thế nào thì chúng ta cũng chỉ có thể ghép bằng hai cách là ghép mắt hoặc ghép cành mà thôi.

Trên đây là các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn và có thể chọn phương pháp phù hợp để thực hiện nhân giống cây của mình.

Bài viết liên quan

Cỏ lá gừng – Sự lựa chọn phù hợp dành cho sân cỏ

Cỏ lá gừng hiện nay là một loại cỏ thường được dùng để trồng tạo...

【Khám phá】ý nghĩa các loài hoa buồn đẹp nhất hiện nay

Mỗi đóa hoa đều mang đến những sắc hương riêng biệt. Có loài hoa mang...

【Hướng dẫn】Cách trộn xơ dừa với đất trồng rau, cây, hoa chi tiết

Xơ dừa là một hợp chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp thụ và...

3 kỹ thuật ghép cây cảnh cơ bản, đơn giản và phổ biến nhất

Kỹ thuật ghép cây hiện nay có nhiều cách ghép khác nhau, là cách nhân giống vô...

Cây hoa xương rồng bát tiên: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Nhờ vào vẻ đẹp dịu dàng cùng với những chiếc gai quanh thân vừa lạ...

Cây điệp lào: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây điệp lào có hoa sặc sỡ, lạ mắt, cây có kích thước vừa phải,...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *