Cách chăm sóc hoa đỗ quyên từ A-> Z

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa đỗ quyên (hoa sơn trà, mãn sơn hồng, …) là loài hoa phổ biến và nổi tiếng trên toàn thế giới với vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ. Vậy cách chăm sóc hoa đỗ quyên như thế nào để giữ mãi được vẻ đẹp ấy?

Hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên (Rhododendrron spp.) là một loài cây cảnh nổi tiếng, dân gian thường nói “hoa trung Tây Thi” ( Tây Thi trong hoa, ND). Hiện nay có khoảng hơn 1000 loài. Trung Quốc có hơn 600 loài, có thể chia ra xuân quyên, hạ quyên, xuân hạ quyên.

hoa đỗ quyên thường sử dụng trong bonsai cảnh

Hoa đỗ quyên nguồn gốc ở Trung Quốc, thuộc họ Đỗ quyên, là cây bụi thường xanh, nửa thường xanh hoặc rụng lá hoặc là cây gỗ thân to, có cây cao hơn 20m.

Cây nhiều nhánh, nhánh nhỏ dày, nhánh non có lông, màu nâu. Chậu trồng cây đỗ quyên lá mọc lệch hình dạng khác nhau theo loài, hình tròn, hình bầu dục, hình trứng…

Màu hoa cũng rất nhiều và khác nhau theo loài, trắng, tím hồng, vàng, đỏ, tím nhạt…Cũng có loài 2 màu. Hoa xuân quyên nở vào tháng 4 – 5, hoa hạ quyên vào tháng 5 – 6. Quả chín màu nâu sẫm hạt màu vàng sẫm, nhỏ.

Cách chăm sóc hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên là loài cây dễ chăm sóc, có thể tự sinh trưởng và phát triển mà không cần tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp như mong muốn bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản về vị trí đặt chậu hoa, thời gian tưới nước, bón phân, khi nào cần thay chậu.

cách chăm sóc hoa đỗ quyên

Vị trí đặt chậu cây

Khi đặt hoa đỗ quyên trong phòng thì chú ý đặt ở nơi có ánh sáng và thoáng gió.

Tưới nước

Tưới nước cho hoa đỗ quyên không cố định mà tùy thuộc vào thời tiết và thời kỳ sinh trưởng của cây, cụ thể:

  • Thời gian tốt nhất để tưới hoa đỗ quyên là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. 
  • Thời gian cây sinh trưởng, ra nụ, hoa cần tưới nước nhiều hơn vì thế dù thời tiết có nắng nóng bạn cũng cần tưới đẫm để đảm bảo cung cấp đủ nước cho sự phát triển của cây.

Lưu ý: Những ngày mưa thì tránh việc để cây bị ngập úng.

Nước dùng để tưới cây có thể là nước tự nhiên, nước sông, nước máy sinh hoạt. Hoặc nước có pha thêm dung dịch sắt sunfat hoặc giấm ăn 10%. Nước pha này giúp đảm bảo độ chua cho đất. Vì thế bạn có thể dùng 2 loại nước này luân phiên tưới cho cây.

Bón phân

Cây đỗ quyên là loài cây dễ thích nghi, không cần nhiều công chăm sóc vì thế việc bón phân chỉ cần thiết khi cây được 2 năm tuổi. 

Thời điểm lý tưởng để bón phân cho cây là cuối xuân đầu hè, khoảng 15 – 20 ngày bạn có thể hòa phân NPK để tưới quanh gốc cây hoặc bón thêm phân chuồng, phân trùng quế.

Vào mùa đông, không nên bón phân cho cây mà nên xới đất để giúp gốc cây thông thoáng, thoát nước tốt hơn.

Lưu ý: Nếu phát hiện lá khô vàng, rũ héo thì rất có thể phân bón đang đốt cháy cây. Tốt nhất, bạn hãy ngừng bón phân cho cây một thời gian và giảm liều lượng phân bón. Sau đó chăm sóc cây bình thường và theo dõi tình trạng.

Tỉa cành

Tỉa cành để cây phát triển khỏe mạnh còn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và nảy mầm ở cây, giúp cây phát triển theo mong muốn. Về cắt tỉa cành bạn có thể cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành khô theo mong muốn.

Đặc biệt trong thời kỳ cây sinh trưởng, phát triển mạnh bạn cũng có thể cắt ngắn cành cho gọn bớt hoặc uốn cành để tạo chậu cây cảnh đẹp.

Thay chậu

Thông thường trồng đỗ quyên trong chậu nên 2 năm thay chậu 1 lần. Trước khi thay cần tưới nước liên tục trước 1-2 ngày để dễ đưa cây lẫn đất ra khỏi chậu. Khi sang chậu có thể cắt bớt rễ và cành.

Mẹo chăm cây ra hoa đẹp

Chú ý chăm sóc cây sẽ giúp cây phát triển nhanh và nhanh ra hoa. Tuy nhiên, đến cây hoàn thành giai đoạn phân hóa chồi thì bắt đầu ít tưới nước lại, tránh nắng gắt, đảm bảo độ ẩm. Hoa đỗ quyên sẽ cho hoa nhiều nếu được phát triển trong ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cụ thể:

  • Nhiệt độ ban ngày > 27 độ C
  • Nhiệt độ ban đêm > 18 độ C
  • Thời gian cần sáng của nụ hoa: từ 5-16h/ngày

Lưu ý: Mùa xuân là thời gian thích hợp để trồng cây. Để bảo vệ rễ nông của cây và giữ độ ẩm cho đất bạn nên trộn thêm mùn của gỗ thông vào đất. Vì thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nụ hoa.

Ngoài ra cây đỗ quyên không ưa gió và nhiệt độ quá thấp. Vì thế ở những vùng có khí hậu khắc nghiệp thì nên bọc cây đỗ quyên bằng vải bố và vào mùa thu nên đắp thêm lớp phủ xung quanh gốc cây.

Lưu ý: khi trồng cây đổ quyên nên tạo một lớp phủ kín xung quanh gốc cây dày khoảng 5cm.

Hướng dẫn chọn đất trồng hoa đỗ quyên

Chọn đất trồng thích hợp cho cây đỗ quyên là một vấn đề quan trọng. Phương pháp phối chế đất đưa vào chậu trồng cây để trồng rất nhiều và khác nhau theo loài, nhưng cần chuẩn bị những điều kiện sau: đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiếu mùn, đỉ phân bón lót.

trang trí hoa đỗ quyên luôn rất đẹp mắt

Thông thường đỗ quyên ưa đất chua, nếu đất kiềm lá sẽ héo vàng và chết. Đỗ quyên là cây chỉ thị của vùng đất chua. Hàm lượng mùn trong đất trồng cây hoa đỗ quyên phải cao, mới phù hợp cho chúng sinh trưởng. Mùn nhiều có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây, cải thiện kết cấu đất, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân, thông gió, hút nhiệt, xúc tiến ra rễ.

Đất lá mục thuộc về đất chua, đất lá thông mục là tốt nhất, là một loại đất nuôi đỗ quyên lý tưởng, trước khi sử dụng phải tăng thêm một ít bột lưu huỳnh, sunfat sắt có thể nâng cao tính chua đất.

tại sao bạn không chọn hoa đỗ quyên để trang trí

Đất có hàm lượng chất mùn cao thích hợp nhất với sinh trưởng của cây đỗ quyên. Nhiều mùn có thể kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho đất, cải thiện kết cấu đất, làm cho đất giữ nước, giữ phân, thông gió, hút nhiệt xúc tiến sự ra rễ.

Đất nuôi cây đỗ quyên có thể tự chế bằng cách lấy 2 phần đất mặt trên núi phong hóa, 1 phần lá rụng, 1 phần phân động cật ăn cỏ, trộn ủ 1 năm, sàng lọc tạp chất là có thể sử dụng. Cũng có thể dùng 3 phần đất tầng mặt, 3 phần phân ngựa, 3 phần có lá rụng, 1 phần nước giải, phân thành lớp ủ trong 1 – 2 năm, bỏ tạp chất và sử dụng. Đất ủ nên cất trữ vào nhà để phòng nắng mưa làm giảm độ phì.

Trên đây là cách chăm sóc hoa đỗ quyên, hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *