Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Rate this post

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong thời gian gần đây. Mọi người truyền tai nhau về vẻ đẹp hiếm có cũng như những công dụng tuyệt vời của nó. Vậy cây cẩm nhung trong lời đồn có những đặc điểm, công dụng gì?  Hãy cùng Vườn cây cảnh Ngọc khám phá qua bài viết sau.

Cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung là cây gì? Nguồn gốc và đặc điểm

đặc điểm của cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung còn được gọi là cây may mắn. Cây có màu sắc tươi sáng, bắt mắt rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí trên bàn học, bàn làm việc,…. Hơn nữa, cây còn tỏa ra một mùi hương vô cùng dễ chịu. Vì thế, cây rất được lòng nhiều người, đặc biệt là các anh chị làm văn phòng.

  • Tên thường gọi: Cây cẩm nhung, cây cẩm nhung Fittonia, cây Thần Kinh
  • Tên gọi khác: Cây may mắn, mosaic plant, painted net leaf
  • Tên tiếng anh: Fittonia Argyroneura
  • Tên khoa học: Fittonia
  • Họ thực vật: Acanthaceae (Acanthus)
  • Chiều cao trung bình: 15 – 30 cm.

Nguồn gốc của cây cẩm nhung 

Loài cây cẩm nhung Fittonia có nguồn gốc từ những khu rừng đầm lầy ẩm ướt Nam Mỹ nên đây là một loài cây ưa bóng, thích ẩm ướt và mát mẻ nữa.

Từ Fitton trong cây cẩm nhung Fittonia được lấy trong họ của hai chị em nhà thực vật học người Ireland tên Elizabeth và Sarah May Fitton. Hai người khiến nhiều người phải ngưỡng mộ họ. Vào thế kỷ thứ 19, cái thời mà phụ nữ còn bị khinh khi và không được cho đến trường lớp nhiều, khi mà hơn 90% các nhà vật lý học, nhà hoá học, nhà tâm lý học là phái nam, thì việc có những nhà khoa học là phái nữ đã trở thành một điều đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Đặc điểm của cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung khoác trên mình với 2 tông màu xanh và trắng. Sự đan xen hợp lý của những đốm đỏ trắng hay xanh trắng trên mặt lá cây đan xen vào với nhau rất đẹp mắt. 

Vốn là loại cây thân thảo, cây cẩm nhung có hình dáng bên ngoài nhỏ nhắn. Thân cây mềm, mảnh mai. Trên thân có các đốt do quá trình thay lá để lại. Thân cây phân nhánh, phần lớn là thân bò. Cẩm nhung thuộc kiểu lá kém. Trên mặt lá có lớp phân trắng. Lá cây mọc đối diện nhau, mặt lá tuy nhỏ nhưng khá dày dặn giúp cho cây có một sức hút lạ kỳ, ai cũng thích ngắm và ngửi lá cẩm nhung. Phiến là nhẵn và phần mép không có răng cưa.

Vậy cây cẩm nhung có hoa không?

Không chỉ có những những chiếc lá đẹp mà Cẩm nhung còn cho hoa rất đa dạng, hoa cây cẩm nhung có màu sắc tươi sáng, có 3 màu hoa chính là trắng, hồng và đỏ.Khi nở, có thể là hoa đơn hoặc hoa kép và nó mọc ra từ phần nách lá. Chúng thường nở rộ rộ vào đầu nằm

Bên cạnh cạnh đó, cây cẩm không đòi hỏi chăm sóc quá nhiều, bạn có thể dễ dàng trồng nó mà không mất quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc.

Ngoài ra, dựa vào màu sắc trên lá cây người ta phân thành 2 loại cẩm nhung chính là cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ. Đặc biệt, theo một nghiên cứu khoa học tại trường đại hàng đầu thế giới ” harvard” đã đưa ra kết quả màu xanh giúp tăng tới 20% trí nhớ.

Cây cẩm nhung sống được bao lâu ?

Cây cẩm nhung có tuổi thọ trung bình từ 2-3 năm nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không cẩn thận, cây có thể bị vàng lá, rụng lá và chết sớm.

Ý nghĩa của cây cẩm nhung

Trong phong thủy cây cẩm nhung được xem như là linh vật mang lại sự may mắn, phúc lộc cho gia đình. Trồng cây cẩm nhung trong nhà sẽ mang lại mang lại những điều may mắn để bạn trở nên tràn đầy niềm tin, lạc quan trước những khó khăn.

Đồng thời, với hình dáng nhỏ nhắn nhưng khỏe mạnh, cây cẩm nhung tượng trưng cho một tình bạn bền vững và luôn quan tâm, chia sẻ những điều trong cuộc sống. Đặc biệt hơn, trong tình yêu, cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, trong sáng. Chính vì những ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó của cây nên cẩm nhung thường được làm quà để tặng bạn bè, người yêu.

Công dụng của cây cẩm nhung 

Công dụng của cây cẩm nhung 

Dùng làm quà tặng

Chính vì những giá trị ý nghĩa đặc biệt nên cẩm nhung thường được lựa chọn làm món quà tặng trong những dịp đặc biệt như thăng chức, khai trương hay lễ tế. Cây cẩm nhung thay gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và may mắn của người gửi đến người nhận một cách tinh tế và đẹp đẽ.

Cẩm nhung có tác dụng rất tốt cho sức khỏe

Cây cẩm nhung fittonia không chỉ mang lại ý nghĩa về tình bạn và may mắn, mà còn giúp người ngắm giảm căng thẳng và stress, đồng thời khơi gợi những cảm xúc tích cực. Vì vậy nó được đánh giá là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh trầm cảm hay các bệnh về tâm lý.

Ngoài ra, khả năng hút tia điện từ máy tính và các thiết bị điện tử của cây cẩm nhung còn giúp bạn hạn chế được những tia điện tử gây ra các bệnh cho mắt và da.

Trang trí không gian

Ngoài ra, cẩm nhung có hình dáng xinh xắn nên thường được trang trí ở bàn làm việc, cửa sổ, văn phòng,…Nó sẽ làm không gian sống của bạn trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.

Vị trí đặt cây cẩm nhung

Vị trí đặt cây cẩm nhung

Vị trí đặt cây cẩm nhung có thể đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý về vị trí phù hợp để đặt cây cẩm nhung mà bạn có thể tham khảo:

Bàn làm việc: Đặt cây cẩm nhung trên bàn làm việc không chỉ làm cho không gian làm việc trở nên tươi mới mà còn giúp hút đi tia điện tử độc hại từ máy tính, giảm căng thẳng và bảo vệ sức khỏe.

Phòng khách và phòng ngủ: Với vẻ ngoại hình trang nhã, cây cẩm nhung làm cho không gian sống trở nên gần gũi và ấm cúng. Đặt chúng trong phòng khách hoặc phòng ngủ để tạo điểm nhấn esthetic và tinh tế.

Nhà vệ sinh: Với khả năng sống trong môi trường thiếu sáng, cây cẩm nhung không chỉ trang trí mà còn giúp làm sạch không khí và xua đuổi côn trùng. Đặt cây trong nhà vệ sinh là một lựa chọn thông minh.

Gần các thiết bị điện tử: Đặt cây cẩm nhung gần tivi, máy tính, hoặc trên nóc tủ lạnh để tận dụng khả năng hút tia điện tử, giúp giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

Cạnh cửa sổ, khung tranh: Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách đặt cây cẩm nhung cạnh cửa sổ hoặc gần các khung tranh nghệ thuật. Điều này giúp tăng cường vẻ đẹp tự nhiên và nghệ thuật của cây.

Nhớ rằng, cây cẩm nhung là loại cây thân thiện và linh hoạt, vì vậy bạn có thể thử nghiệm với nhiều vị trí khác nhau để tìm ra nơi mà nó phát triển và làm đẹp tốt nhất trong không gian của bạn.

Cây cẩm nhung hợp với tuổi nào? 

Cây cẩm nhung hợp với tuổi nào? 

Dựa vào màu sắc của mỗi loại cẩm nhung mà chúng sẽ phù hợp với mệnh khác nhau:

Cây cẩm nhung đỏ hợp với mệnh Hỏa vì trong phong thủy, màu đỏ là màu cho mệnh Hỏa. Người xưa quan niệm rằng những người mệnh Hỏa Kim trồng cây cẩm nhung sẽ giúp người mệnh Hỏa kìm chế được cảm xúc và những hành động cảm tính để cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.

Còn màu xanh của cây cẩm nhung xanh hợp với những người mệnh Mộc. Cẩm nhung xanh sẽ giúp người mệnh Mộc gặt hái được nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

Theo đó cây Cẩm Nhung hợp với những người tuổi: Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995), Mậu Tý (2008), Kỷ Sửu (2009), Bính Thân (1856), Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979)

Cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung

Cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung

Cách trồng

Thông thường, cây cẩm nhung sẽ được nhân giống bằng 2 phương pháp là: gieo hạt và giâm cành. Cây khá dễ trồng, điều quan trọng là bạn cần phải chuẩn bị một vùng đất trồng tốt.

Chuẩn bị đất: Cần chuẩn bị loại đất thịt có trộn với phân vi sinh, mùn than, mùn lá để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm cho cây. 

Phương pháp trồng

Gieo hạt: Sau khi chuẩn bị đất và mua hạt giống, bạn ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 – 2 tiếng. Tiếp theo, rải hạt đều lên bề mặt đất, chú ý rải một lớp cát mỏng lên trên rồi tưới đẫm nước. Sau cùng đặt bầu hoặc chậu ươm ở nơi khô ráo, che chắn cẩn thận, tưới nước để duy trì độ ẩm mỗi khi đất khô. Duy trì đều đặn khoảng 20 ngày là hạt sẽ nảy mầm, bạn tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây chắc khỏe hơn một chút thì tách ra trồng trong chậu riêng. 

Giâm cành: Với cách làm này, cây sẽ sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh hơn, yêu cầu là phải có cây mẹ để làm giống. Từ cây mẹ, bạn chọn ra một nhánh to khỏe, mập mạp. Từ phần ngọn, cắt một đoạn khoảng 4 – 6cm rồi cắm xuống phần đất đã chuẩn bị từ trước. Tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, sau đó tưới đều mỗi khi thấy đất khô để duy trì độ ẩm. Đặt cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng gián tiếp, che chắn mỗi khi nắng gắt. Chỉ sau khoảng 1 tháng là nhánh con này sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới. Lúc này bạn có thể đổi chậu và mang cây vào vị trí mong muốn để tiếp tục chăm sóc.

Những lưu ý khi chăm sóc cây cẩm nhung

Mặc dù là loại cây cảnh cực kỳ dễ chăm sóc và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi gieo hạt cho tới khi cây lớn bạn cần lưu ý một số điều kiện chăm sóc sau để cây được sinh trưởng tốt nhất:

Ánh sáng: Cẩm nhung là loại cây ưa sáng vì vậy bạn nên đặt cây ở cửa sổ hoặc những nơi mát mẻ. Cố gắng tạo điều kiện cho cây được phơi nắng 2 lần một tuần lúc sáng sớm từ 7- 10h. Tuy nhiên, tránh cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gay gắt sẽ dễ dàng khiến lá cây bị cháy.

Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt là khoảng 18- 30 độ C.

Nước: Bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước cho cây mỗi ngày vì cây thuộc loại ưa ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều vì sẽ làm cây bị úng nước và bạn nên làm lỗ thoát nước cho cây.

Phân bón: Nên bón phân kích tăng trưởng hoặc phân bón NPK định kỳ cho cẩm nhung tốt nhất là 1 lần/tháng để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển.

Tỉa lá: Bạn nên tỉa lá cho cẩm nhung định kỳ để tránh tán lá quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và thường xuyên quan sát cây để phát hiện sâu bệnh và cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.

Cây cẩm nhung là một cây cảnh mini trang trí cực đẹp bất chấp mọi không gian. Không những vậy nó còn mang ý nghĩa tốt lành. Nếu bạn đang tìm kiếm một cây cảnh thì chắc chắn không nên bỏ qua loại cây độc đáo này nhé!

Bài viết liên quan

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Sen đá chuỗi ngọc đứng: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Sen đá chuỗi ngọc đứng đang trở thành một loại cây cảnh hot trend trong...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *