Có nên trồng xương rồng trong phòng ngủ không? Có hợp phong thủy không?

5/5 - (1 bình chọn)

Xương rồng là một loài cây mạnh mẽ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Bạn thắc mắc liệu có nên trồng xương rồng trong phòng ngủ không và đặc biệt có hợp phong thủy không? Cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Có nên trồng xương rồng trong phòng ngủ không?

Xương rồng theo khái niệm phong thủy là một loài cây mang nguồn sức mạnh lớn. Bởi hình dáng có phần thân hướng lên, gai góc, xù xì nên được cho là sẽ không mang lại luồng sinh khí tốt. Vậy nên câu trả lời là bạn KHÔNG NÊN trồng xương rồng trong phòng ngủ hay trong nhà.

KHÔNG NÊN trồng xương rồng trong phòng ngủ

Các chuyên gia về phong thủy cho rằng việc tập trung vật có nhiều gai nhọn trong nhà sẽ khiến nó bao bọc bởi ám khí. Một số ý kiến khác cũng cũng đồng ý với quan điểm tương tự: gai nhọn mang hàm ý đối đầu, vợ chồng khó hòa thuận và thuận lợi trong chuyện tình cảm.

Trồng xương rồng đẹp

Vì thế bạn không nên đặt xương rồng trong nội thất phòng ngủ, trên bàn làm việc và đặc biệt là trong công ty. Nó sẽ mang đến điềm xấu và ám chỉ người đứng đầu không sáng suốt, khiến công ty dễ mất mát, khó phát triển.

2. Nên trồng, đặt cây xương rồng ở đâu đẹp, hợp phong thủy?

Nếu vậy ta nên đặt cây xương rồng ở đâu? Thật chất xương rồng là một loài cây hoa mạnh mẽ và độc lập. Nó phù hợp canh gác và bảo vệ cho ngôi nhà. Và giúp giải trừ những nguồn khí xấu ám vào nhà, hữu hiệu khi chống trộm cắp. Chính vì thế xương rồng rất thích hợp đặt trước cửa, sân nhà hay ban công sẽ giúp gia đình bạn tránh được nhiều ám khí xấu vào nhà.

Trồng xương rồng ở đâu là thích hợp?

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt xương rồng ở vị trí trong nhà tắm. Bởi nó sẽ giúp bạn xua đi những luồng khí xấu. Nếu bạn quan tâm đến hướng đặt xương rồng theo phong thủy thì bạn nên cân nhắc không đặt nó vào hướng Tây Bắc, vì đây là một hướng xấu và nên kiêng kị trong phong thủy.

3. Mệnh và tuổi hợp với cây xương rồng – Có nên trồng xương rồng trong phòng ngủ?

Theo phong thủy thì xương rồng rất hợp mệnh Kim. Các gia chủ có mệnh Kim khi trồng loài cây này sẽ giúp hóa giải những điều xui xẻo, phòng trừ những đen đủi, mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân.

Cây xương rồng hợp với tuổi Thìn

Bên cạnh đó, về hình dáng thì cây xương rồng có bề ngoài tương tự một con rồng. Vì thế đây là một loài cây rất hợp với tuổi Thìn (cầm tinh con Rồng). Người tuổi Thìn khi trồng cây xương rồng sẽ giúp mình ngăn chặn những điều không may mắn cả về sự nghiệp, công danh, tình duyên cũng như sức khỏe.

4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xương rồng phát triển mang lại vận khí tốt

4.1 Đất trồng cây xương rồng

Vì xương rồng là một loài cây đặc biệt cần ít nước nên việc chọn đất trồng cũng cực kì quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây. Bạn nên chọn loại đất nhiều dưỡng chất, tơi và thoáng khí, thoáng nước tốt.

Trồng cây xương rồng bằng đất gì?

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự tạo hỗn hợp đất trồng với các nguyên liệu như tro, xỉ than, mùn cưa, trấu hun, phân bò đã qua xử lý… để giúp cây phát triển tốt hơn.

4.2 Cung cấp ánh sáng và không khí

Ánh sáng và không khí là hai nhân tố quan trọng trong quá trình sinh sống và phát triển của xương rồng.

Vì là một loài cây ưa sáng cho nên bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng mỗi ngày. Nên để ở vị trí có ánh sáng trực tiếp sẽ tốt hơn. Thông thường cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp vào mỗi ngày (tầm 6h/ngày). Còn đối với xương rồng còn nhỏ thì bạn chỉ nên cho nó tiếp nhận ánh sáng mặt trời từ 1h – 2h mỗi sáng hằng ngày.

Cung cấp đầy đủ ánh sáng và không khí cho xương rồng

Xương rồng là một loài cây hoang mạc vì thế bạn nên cần đảm bảo sự thông thoáng cho nó. Nếu trồng xương rồng trong nhà kính thì nên gắn ống thông khí để đảm bảo cho quá trình phát triển của cây.

4.3 Tưới nước, nhiệt độ trồng cây

Cây xương rồng thông thường không được tưới nước quá nhiều. Tuy nhiên thi thoảng bạn cũng nên tưới nhẹ để đảm bảo độ ẩm cho cây. Nên tưới 2-3 tuần một lần vào những mùa khô. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì nên tưới 1 lần 1 tuần tùy thuộc vào độ thấm nước của đất.

Chăm sóc cây xương rồng đúng cách

Trong tự nhiên, xương rồng có thể sống ở nhiệt độ từ 10 – 50 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ phù hợp để cây phát triển thuận lợi nhất là 15 – 28 độ C. Nhiệt độ thấp hoặc cao quá sẽ làm suy yếu sự phát triển của cây.

4.4 Cung cấp dinh dưỡng cây xương rồng

Mặc dù là xương rồng có nguồn gốc từ hoang mạc và những vùng khô cằn, tuy nhiên muốn chăm sóc tốt thì nó cũng cần được cung cấp những dưỡng chất đầy đủ.

Chăm sóc xương rồng phát triển tốt

Bạn có thể sử dụng phân bón có chất đạm cao (N) để tăng sự phát triển cho thân cây. Chất potassium (P) và phosphorus (P) đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bộ rễ. Nếu bạn cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này cho cây trong mùa phát triển thì nó sẽ sinh trưởng tốt và nở hoa rất đẹp.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích về phong thủy khi nuôi và chăm sóc xương rồng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi: Có nên có nên trồng xương rồng trong phòng ngủ không hay không? 

Bài viết liên quan

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

ST những câu nói hay về hoa xương rồng cực hay

Dù Xương Rồng là loài cây đầy gai nhọn mọc quanh nhưng hoa của chúng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *