【Top】Các loại cây bonsai phổ biến hiện nay

3.7/5 - (3 bình chọn)

Những cây cảnh tưởng chừng như quen thuộc, nhưng khi được qua tay của những nghệ nhân, chúng “lột xác” thành những cây bonsai để trong nhà với dáng đẹp và độc đáo. Tuy nhiên không phải cây cảnh nào cũng có thể trở thành bonsai. Vậy hãy cung chaucayxuatkhau tìm hiểu các loại cây bonsai phổ biến và có thể chế tác thành những tuyệt tác có một không hai nhé!

Các loại cây bonsai phổ biến

Tìm hiểu bộ Tứ Linh: Xanh – Si – Đa – Đề trong bonsai ở Việt Nam

Mỗi quốc gia có những cây Bonsai thông dụng khác nhau. Ở Việt Nam xưa nay hay lấy 4 loại cây này để làm Bonsai, được gọi là Tứ Linh: Xanh – Si – Đa – Đề.

Cây sanh cảnh

Cây sanh thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, xanh quanh năm, chiều cao cây đạt khoảng tối đa khoảng 20m. Cây sanh phân nhiều cành nhánh xum xuê, cây phát triển mạnh mẽ đến nỗi trên cành và thân cây phát sinh ra những sống gờ hoặc các khối u bướu. Rễ cây sanh có loại mọc dưới đất, giúp cây bám chắc, vững vàng, có loại lại hình thành từ các mắt trên thân, cành và cắm xuống đất, tạo nên vẻ đẹp hiếm có. Thân và cành cây dễ tạo hình bởi đặc tính rất dẻo và dễ uốn.

Cây sanh không có nhiều ý nghĩa đa dạng, với dáng đứng vững chắc, rễ cây, cành lá um tùm, loài cây này tượng trưng cho thịnh vượng. Người trồng cây sanh được cho là sẽ mang về nhiều may mắn, phát tài, công việc và cuộc sống luôn thuận lợi.

Cây sanh là làm cây cảnh bonsai nghệ thuật có giá trị rất cao. Số lượng cây sanh bonsai ở nước ta chiếm phần lớn với nhiều cây nổi tiếng trị giá bạc tỷ. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, cây sanh đồ sộ ngoài tự nhiên trở nên mượt mà, đủ các dáng thế với ý nghĩa sâu sắc. Cây sanh bonsai còn được sử dụng làm cây nội thất trang trí văn phòng làm việc, nhà ở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp vô cùng sang trọng và bề thế.

>>> Chiêm ngưỡng

Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ dị của hàng trăm cây sanh bonsai ở Thanh Hóa: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/man-nhan-voi-ve-dep-ky-di-cua-hang-tram-cay-sanh-bonsai-o-thanh-hoa-20191007135438981.htm

Cây si

Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta.

Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị và tiểu cảnh sân vườn ở nước ta.

Đây là thực vật thân gỗ có kích thước lớn. Trong tự nhiên nếu có điều kiện phù hợp cây có thể phát triển lên tới 30m. Những cây trung bình thường cao khoảng 15-20m. Nó có khả năng phân nhánh cao với rất nhiều cành mọc ngang hướng ra xung quanh. Thân và cành si khỏe mạnh và có độ dẻo dai cao nên rất thích hợp để tạo dáng thành cây bonsai.

Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh ”Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí tươi tốt cho ngôi nhà, văn phòng.

Cây si trong phong thủy là loài cây mang đến cát tường và thịnh vượng cho người trồng. Lá cây luôn xanh tốt và bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống và phúc lộc dồi dào. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác khỏe mạnh và đủ đầy. Vì thế cây bonsai từ cây si có giá thành rất cao.

Cây đa cảnh

Cây đa là loài cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam, hình tượng cây đa là biểu tượng gắn liền với lịch sử và nên văn hoá nước ta. Nhắc đến cây đa chúng ta gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam, trẻ em vui đùa, tụ họp dưới gốc cây đa làm nên nét văn hoá độc đáo và ấn tượng.

Với sức sống mãnh liệt của cây đa, cây mang ý nghĩa cho sự kiên cường, mạnh mẽ. Đặt cây trên bàn làm việc hay trưng bày không gian của bạn giúp công việc của bạn thuận lợi hơn.

Cây thường phát triển thành cây khổng lồ thân to mấy chục người ôm, tán che phủ vài ngàn mét vuông. Đa là loại cây lớn thân rễ phát triển nhanh, cành lá um tùm trong vườn cảnh nên trồng mặt sau nhà để tạo thế Huyền vũ, không nên trồng phía trước cản sinh khí vào nhà. Vì cây dễ sống dễ uốn tỉa nên thường được sử dụng trồng trong chậu tạo thế.

Cây đề

Cây Đề tức là cây Bồ đề là một cây thuộc giống Đa – Ficus. Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia. Cây Bồ Đề là loại đại mộc cao đến 30 m đường kính thân có thể trên 3m, lá hình quả tim chóp kéo dài chóp nhọn thuôn đều khá đẹp. Cây này rất dễ trồng, hệ thống rễ phát triển mạnh, dễ uốn tỉa thành các cây thế và bonsai.

Đặc điểm chung của các cây thuộc nhóm Tứ Linh bonsai

Các loài cây nhóm Tứ Linh thường phát triển rất nhanh, rễ nhiều xâm lấn các cây khác, lá sum suê tạo quang cảnh ” âm u” (người xưa thường nói: Thần cây đa, ma cây gạo là nói lên cảnh vật đó) nên thường trồng ở các đỉnh chù , nhà ở nên trồng chúng dạng bonsai, trồng làm đại cảnh phía trước cản trở sinh khí luân chuyển không tốt.

Các nghệ nhân thường tạo dáng uốn tỉa cây cảnh, cây bonsai theo tiêu chuẩn cơ bản là: Nhất hình Hình – Nhị Thế – Tam Chi – Tứ Diệp nhằm có được dáng cây hài hoà tươi đẹp vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ thưởng ngoạn vừa giáo dục về luân thường đạo lý xưa như: Tam Cương Ngũ Thường, Tam Tòng Tứ Đức, Nhị Thập Tứ Hiếu… Trong đó các phần ngọn – rễ – thân tương ứng với 3 ngôi: Thiên – Địa – Nhân luôn được chăm sóc hài hoà, không xem nhẹ phần nào.

Trong nhóm Ficus này còn có các cây Gừa (Ficus callosa L.), cây Sộp (Ficus Pisocarpa), cây Lâm vồ (Ficus rumphii)… cũng thường được sử dụng làm cây đại cảnh và Bonsai tại các tỉnh phía Nam.

Giới thiệu các loại cây bonsai phổ biến khác

Linh sam huyền bí

Cây linh sam là loại cây bonsai nổi tiếng bậc nhất tại nước ta. Với ưu điểm là hoa đẹp, lá nhỏ, thân đẹp, nhanh lớn, dễ uốn, dễ chăm sóc, chịu đày tốt… nên rất được ưa chuộm làm bonsai. Linh sam được trồng ở nước ta chủ yếu ở các tỉnh miền tây. Bắt đầu phổ biến vào những năm 2000, có giá trị rất lớn. Sau này người ta trồng nhiều hơn nên giá thành giảm sâu, rất dễ để mua được một cây linh sam đẹp.

Trong tự nhiên, cây linh sam núi có thể cao đến 6m, tuy nhiên khi trồng cây linh sam trong nhà hoặc cây linh sam cảnh, cây linh sam bonsai, người trồng thường giới hạn để chiều cao của cây dưới 1m. Thậm chí, có cả những cây linh sam bonsai mini để bàn rất nhỏ.

Cây linh sam có gai ở các cành, lá cây linh sam nhỏ, thon nhọn màu xanh bóng và nổi gân ở giữa, mọc nhiều ở các cành. Hoa cây linh sam màu tím, mọc thành từng chùm nhỏ ở đầu cành và tỏa ra một thứ hương thơm mê hoặc. Cây linh sam ra hoa tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, rộ nhất vào tháng 5 đến tháng 7.

Cây linh sam phong thủy mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang lại sự may mắn, sức khỏe, tiền tài và sự phú quý trong cuộc sống và công việc cho gia chủ. Với màu xanh của lá cây và màu tím của hoa thì cây linh sam hợp mệnh mộc và mệnh hỏa, những người có tuổi vào 2 mệnh này rất hợp để trồng cây linh sam.

Mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy là cây thân gỗ lâu năm, lá hình trái xoan, hoa ra quanh năm nở từng chùm màu trắng. Hoa mai chiếu thủy không hướng lên trên mà hướng xuống đất, hoa có mùi thơm thoảng nhẹ. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Chỉ cần cắt tỉa tỉ mỉ là có thể tạo dáng cây theo ý muốn. Đơn giản nhất là hình tròn hay hình tháp, cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cắt tỉa.

Cây mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia chủ chúng thường được trồng trong chậu, đặt ở cổng, trang trí sân vườn… và được xem là loại cây trấn yểm tài lộc cho gia chủ. Chính vì ý nghĩa mà nó mang lại mai chiếu thủy rất được ưa chuộm trong các dịp tết hoặc làm quà tặng.

Mai chiếu thủy thuộc họ trúc đào, thân gỗ xù xì nhiều cành nhánh nhỏ dễ uốn nắn và cắt tỉa, chúng ra hoa màu trắng nở quanh năm có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Có 3 loại mai chiếu thủy lá nhỏ, lá trung và lá lớn dòng lá nhỏ thường được uốn tạo hình độc lạ. Trong khi đó dòng mai lớn thường là mai thế càng lâu năm càng có nhiều giá trị.

Nhất chi mai – Loài hoa mang nét đẹp cổ truyền, đậm nét hồn cốt dân tộc

Trên thế giới có tới hơn 20 loài mai thuộc họ mai. Ở Việt Nam hoa mai được biết đến và yêu chuộng phải kể đến là hoa mai vàng, và Nhất chi mai. Nhất chi mai còn có tên gọi khác là Nhị độ mai khác hoàn toàn với cây mai vàng. 

Cây nhất chi mai còn gọi là Mai trắng (Bạch mai, Hàn mai, Lưỡng nhị mai, nhị độ mai). Chỉ cây nhất chi mai mới tái nở hoa vào tháng hai (âm lịch), sau khi tàn đợt nở đón xuân. Loài cây này rất đặc biệt, có nụ hồng, nhưng khi nở cánh màu trắng với nhiều tầng cánh đan xen nhau. Là loài cây thân gỗ nên cành lâu năm gốc cây càng phình to, xù xì già nua và không có quả. Vẻ đẹp của những cây mai nhìn cứng cỏi, phong trần.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ca ngợi Nhất chi mai là loài hoa mang quốc hồn quốc túy. Từng cánh hoa tinh khiết nở rộ báo hiệu một mùa xuân tươi mới, an lành. Nhất chi mai là biểu tượng của người quân tử trung tín, tiết tháo, ngoan cường chọc trời khuấy nước. Cao Bá Quát cúi đầu trước hoa mai là cúi đầu trước người quân tử, trung thành vì nghĩa lớn, cúi đầu trước vẻ đẹp quá đỗi thanh tao kiên cường của loài hoa này.

Nhất chi mai hiện nay có thể chia làm 02 loại là nhất chi mai cổ và nhất chi mai bonsai. Nhất chi mai bonsai là những cây nhất chi mai bonsai nhỏ nhắn có dáng, thế Tam đa, dáng Trực, dáng Xiêu, dáng Huyền… Thường được sử dụng để trang trí trong nhà nhằm mục đích là mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe đến cho mọi người.

Cây ngũ gia bì – Cân bằng ngũ hành, ổn định tài vận

Cây Ngũ Gia Bì có đặc điểm là cây có thân nhỏ, vỏ xám, cứng cáp, có thể tạo hình nghệ thuật. Cây Ngũ Gia Bì bonsai là cây cảnh phong thủy độc đáo, rất hợp trang trí bàn làm việc, nhất là bàn của lãnh đạo, sếp.

Loại cây này được xếp vào loại thực vật thân nhỏ, khi sinh trưởng cây sẽ có chiều cao lên tới 2m. Phần thân có rất nhiều gai, lá mọc so le từng chùm, mỗi chùm gồm 3-5 lá. Lá ngũ gia bì có hình thuôn dài, đầu nhọn, mỏng. Hoa có màu xanh, nhỏ, thường nở rộ vào đầu hạ. Quả có hình cầu, đường kính khoảng 3mm, khi chín có màu đen.

Không những thế, Ngũ gia bì còn mang ý nghĩa lớn trong phong thủy, giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc. Mỗi lá của ngũ gia bì tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bởi vậy, trong không gian nhà bạn nên đặt 1 chậu cây này để mang tới nhiều thuận lợi và gắn kết các thành viên với nhau.

>>> Chiêm ngưỡng dàn bonsai đẹp kiệt xuất trên đất Yên Tử: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chiem-nguong-dan-bonsai-dep-kiet-xuat-tren-dat-yen-tu-c46a951245.html

Trên đây là các loại cây bonsai được các nghệ nhân yêu thích để tạo ra những tuyệt tác trong thế giới cây cảnh. Mình sẽ cập nhật thêm trong bài viết này trong thời gian tới để bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.

Bài viết liên quan

Có nên tặng hoa giả không? Tặng hoa giả có ý nghĩa gì?

Hoa là một món quà tinh thần được sử dụng trong nhiều dịp lễ như...

Top 4 cách làm hoa sen giả ĐẸP và ĐƠN GIẢN nhất định bạn phải thử

Hoa sen chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Học...

Làm cây hoa anh đào giả chỉ trong vài bước đơn giản

Không chỉ đẹp mà hoa anh đào giả còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp....

Cách làm hoa giả bằng giấy lụa ĐẸP và ĐƠN GIẢN

Hoa giấy lụa ngày càng được lựa chọn làm quà tặng nhiều bởi độ bền...

99+ mẫu làm chậu cây bằng chai nhựa ĐƠN GIẢN cực hay!

Làm chậu cây bằng chai nhựa là một ý tưởng hết sức sáng tạo và...

Top 9+ mẫu trang trí mai giả ngày Tết ĐỘC ĐÁO nhất hiện nay

Bạn đang phân vân không biết nên trang trí mai giả ngày Tết sao cho...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *