【Chú ý】Các loài hoa đẹp nhưng cực độc nguy hiểm phổ biến

5/5 - (1 bình chọn)

Cuộc sống tràn ngập niềm vui và sắc màu chính là nhờ một phần rất lớn ở các loài hoa. Hoa mang đến sắc màu, hương thơm ngọt ngào và những khoảng khắc khiến lòng người xao xuyến, say mê khó tả vì thế có thể nói hoa là một phần không thể thiếu của con người và tự nhiên. Tuy nhiên, có các loài hoa đẹp nhưng cực độc bạn cần lưu ý để tránh nguy hiểm cho bản thân và người thân.

Các loài hoa đẹp nhưng cực độc

Các loài hoa đẹp nhưng cực độc ngày Tết bạn cần biết

Hoa tú cầu

Là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Ở nước ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.

Tuy nhiên nếu ăn phải, chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Khách đi du lịch vô tình ăn phải loài hoa này cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Hoa thiên điểu

Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa.

hoa thiên điểu

Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, khi chụp ảnh kỷ niệm với loài hoa này không nên đứng lại quá lâu và cũng không nên ngắt hoa để ngửi bởi có thể gây ra triệu chứng khó chịu.

Hoa đỗ quyên

Độc tố trong cánh hoa gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Loại hoa này được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Do đó, không nên tiếp xúc với hoa. Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa.

Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, xây xẩm do chóng mặt. 100 – 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg Nếu bị ngộ độc bởi loài hoa này cần tránh xa nơi có hoa, đưa đến một nơi thoáng mát và gọi cơ sở y tế kịp thời cứu chữa.

Hoa tuy-lip

Tuy hoa tuy-lip rất đẹp nhưng củ cây của hoa tuy-lip có chất tulipene. Khi ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Tuy-lip được trồng rất nhiều ở Đà Lạt và những nơi có khí hậu lạnh tại Việt Nam.

Đây cũng là một loài hoa mang độc tính cao nên cần đề phòng nếu cho trẻ nhỏ cầm hoặc chơi với loài hoa này, nhất là củ của cây hoa tuy-lip. Nếu có người bị dính phải chất độc của cây, cần gọi cho cơ sở y tế gần đó nhất để xử lý và nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến nơi được chữa trị.

Cây thủy tiên

Ngoài ra cây thủy tiên cũng rất độc, gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, khó thở, mất cân bằng…

ý nghĩa của hoa thủy tiên

Huệ lili

Củ có chất độc lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào. Nuốt phải nhựa cây có thể gây nôn mửa, tiếp xúc trực tiếp gây bỏng rát, ngứa da.

Các loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người thường được trồng trong nhà

Có những loài hoa đẹp mang màu sắc và hình dáng làm ngây ngất lòng người, nhưng chúng lại chính là một trong những loại thực vật có chứa độc tính có thể dễ dàng gây ngộ độc cho nạn nhân, nặng hơn là tử vong.

Hồng môn

Có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

ý nghĩa cây hồng môn

Hoa trạng nguyên

Sắc đỏ tươi của hoa trạng nguyên sẽ tạo thêm điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn, thế nhưng khi quyết định đặt chậu hoa này trong nhà, bạn cần phải cân nhắc kĩ. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì tuyệt đối không nên bởi vì nó rất độc hại cho trẻ. Nếu nhựa của cây hoa trạng nguyên tiếp xúc với da hoặc mắt của trẻ, nó sẽ gây ra mụn, mẩn đỏ trên da và cảm giác nóng rát ở mắt.

cây hoa trạng nguyên

Hoa loa kèn gây thôi miên

Nhìn bề ngoài, những bông hoa loa kèn màu trắng hoặc vàng, trắng pha hồng, đỏ này dường như vô hại. Nhưng đây lại là loài cây có độc tố rất khủng khiếp. Xuất xứ từ colombia, loài cây này được gọi với tên gọi “hơi thở của quỷ”.

nhân giống hoa loa kèn

Chỉ cần ngửi hoa, nạn nhân sẽ lập tức rơi vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi, nói năng lảm nhảm. Chất chiết xuất từ hoa này được cho là phương tiện để bọn tội phạm thôi miên, đầu độc nạn nhân để lừa lấy tài sản hoặc hãm hiếp phụ nữ mà nạn nhân không hề hay biết.

Hoa tử đằng

Là loài hoa họ đậu, dây leo, hoa thành từng chùm màu tím rất đẹp, được trồng làm cảnh phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …

Hoa tử đằng vừa đẹp, vừa có mùi thơm. Tuy nhiên hạt hoa tử đằng rất độc. Nếu ăn phải sẽ bị trúng độc, nôn nói, chuột rút và tiêu chảy.

Hoa rum gây ngộ độc

Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.

Hoa thụy hương có thể gây tử vong

Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu, gần đây đã du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự. Tuy nhiên, đây là một loại cây hoa độc hại vô cùng với chất mezerein có độc tính rất cao.

Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây thì triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

Hoa chùm pháo gây đau bụng

Đây là một loài hoa đẹp với những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Nhưng nếu ăn tươi, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội.

Muồng hoàng yến

Cũng là loài cây hoa cảnh họ đậu, muồng hoàng yến là cây thân gỗ, tán tròn. Hoa nở vàng thành từng chùm rực rỡ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Chùm hoa dài, rủ xuống, dài 20-40 cm, cụm hoa lớn.

Trái muồng hoàng yến dài, trong có hạt hình trái xoan. Cả hoa, lá, quả và hạt muồng hoàng yến đều có chất độc, nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc.

Trúc đào

Đây có thể coi là một loại cây có độc tính mạnh nhất trên thế giới. Chỉ cần một chiếc lá của nó thôi cũng đủ gây chết người. Ngay cả hoa, quả hay mật hoa của nó đều nguy hiểm khôn lường.

Đốt củi nấu ăn bằng cành cây hay dùng cành để găm thức ăn nướng đều mang khả năng nhiễm độc cao. Nạn nhân phổ biến của nó là ngựa và các loại gia súc khác nhau. Sau khi ăn, loại cây này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đồng thời ở hệ thần kinh, hệ tim mạch và đường tiêu hóa.

Hoa anh thảo

Các phần độc hại nhất của cây hoa anh thảo là hạt và rễ của cây, nhựa tươi của cây có thể gây kích ứng hay viêm da. Các gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận để tránh cho bé không ngắt hoa anh thảo cho vào miệng.

Các loài hoa đẹp nhưng cực độc ngoài tự nhiên cần chú ý

Hoa cần nước

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ thì cây độc cần nước là loại thực vật độc hại nhất ở Bắc Mỹ. Hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ cây lại chứa chất nhựa chết người dù chỉ hấp thụ một lượng rất nhỏ, với thành phần chính là chất cicutoxin gây nên chứng co giật, tai biến mạch máu não.

Thơm ổi

Quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí tử vong.

Cây hoa dạ hương

Hoa dạ hương trong đêm sẽ phát tán ra rất nhiều các hạt nhỏ có tác dụng kích thích khứu giác, người ta thường trồng một bụi nhỏ hoa này quanh nhà vì chúng có tác dụng đuổi muỗi.

Tuy vậy, nếu ngửi quá nhiều và quá lâu mùi hoa dạ hương thì sẽ làm cho những người bị cao huyết áp và người bị bệnh tim cảm thấy chóng mặt hoa mắt, khó chịu, thậm chí còn có thể làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Loại hoa này có chứa một loại chất kiềm độc, nếu tiếp xúc với hoa quá lâu sẽ làm cho tóc bị rụng nhanh.

Nguyệt quế núi

Hoa nguyệt quế núi (Kalmia Latifolia) có màu hồng tinh tế hoặc màu trắng, thường nở vào cuối mùa xuân. Nhưng ẩn giấu bên trong vẻ đẹp lộng lẫy ấy, hoa nguyệt quế núi lại chứa hai độc tính andromedotoxin và arbutin có thể gây chết người. Nếu trẻ vô tình ăn phải loài hoa này thì khả năng tử vong là tương đối cao.

Với liều lượng cao, chất độc của loài hoa này gây ra hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Đây là hội chứng có thể gặp ở người bình thường mắc bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng. Chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn và một phần đập chậm dưới mức cho phép dẫn đến nguy cơ tử vong. Ở liều lượng thấp, người bệnh có triệu chứng nôn, khoảng 1 tiếng sau sẽ có hiện tượng khó thở và mất khả năng sử dụng cơ bắp, dần dần rơi vào trạng thái hôn mê.

Chi lá ngón

Nó có mùi thơm nhẹ, ngửi lâu sẽ gây chóng mặt. Toàn bộ cây lá ngón rất độc và chứa nhiều loại Ancaloit, có thể gây ngộ độc thần kinh mạnh. Nhẹ thì sốt và nôn mửa, nặng thì rối loạn nhịp tim, xanh xao, co giật, suy thận hoặc suy hô hấp và tử vong.

Cây thuốc phiện

Cây thuốc phiện là một loại cây thuộc họ Papaveraceae, toàn cây có độc và chứa chất độc Ancaloit, trong đó quả là độc nhất, nếu ăn nhầm sẽ gây ngộ độc thần kinh trung ương, nguy hiểm đến tính mạng.

Cây mạn đà la

Cây mạn đà la có hoa rất đẹp với nhiều màu sắc phong phú như trắng, vàng, hồng, tím. Song, loài cây này là một sát thủ vô hình. Nó chứa chất độc toàn thân, hoa và hạt độc nhất, có đặc tính gây mê.

Hoa này có chứa chất Scopolamine có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, chất này có thể gây ảo giác và lú lẫn, dùng quá liều có thể dẫn đến tử vong.

Cây hoa bỉ ngạn

Cây hoa bỉ ngạn, toàn bộ cây đều độc, trong đó hoa là độc nhất, tiếp theo là củ. Nuốt phải có thể gây chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó chịu, rối loạn ngôn ngữ, tay chân lạnh, tụt huyết áp, suy sụp và các yếu tố nguy hiểm đến tính mạng.

Hoa ngoắt nghẻo

Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Hoa trẩu trơn hay còn gọi trẩu lùn

Là một loài cây sớm rụng lá trong họ Đại kích. Toàn cây đều có độc, độc nhất là hạt tươi, sau khi trúng độc nạn nhân sẽ bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, chóng mặt, khát nước, suy sụp và các triệu chứng khác. Không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.

Lan chuông

Hoa lan chuông với những bông hoa trắng nhìn giống như những chiếc chuông bé xinh này là một loại hoa đẹp rất được ưa thích ở châu Âu. Hoa có hương thơm dịu dàng, dễ chịu.

Thuở xưa, người ta tin rằng chà hoa lên trán sẽ giúp ta cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên chớ dại mà đùa nghịch với loại hoa này vì cả cây hoa nhất là những trái nhỏ chứa chất độc rất mạnh, chỉ vài giọt ép thôi cũng đủ gây chết người rồi.

Chaucayxuatkhau hy vọng danh sách các loài hoa đẹp nhưng cực độc sẽ giúp bạn thận trọng hơn trong việc chọn hoa và chăm sóc hoa!

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *