Cách chăm sóc cây hoa trà để cho hoa đẹp!

3.5/5 - (11 bình chọn)

Hoa trà được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa nhờ vào nét đẹp thanh lịch của hồng, vẻ đẹp của hải quỳ và sự tinh tế của hoa lan. Hoa trà mang nghĩa là “sự duyên dáng nhất”. Vậy cách chăm sóc cây hoa trà như thế nào?

Cách chăm sóc cây hoa trà cho đẹp
Cách chăm sóc cây hoa trà cho đẹp

Đặc điểm hoa trà

Hoa trà (Camellia japonica linn.) là một loài hoa quý có tính chất truyền thống của Trung Quốc, thuộc chi Sơn trà, họ Sơn trà, là cây bụi hoặc cây gỗ thường xanh, lá đơn mọc lệch, chất da bóng, hình bầu dục.

Hoa to, đẹp, không sợ gió lạnh, là loài cây cảnh có giá trị cao. Tràng, trùng tràng, hoa có các màu đỏ sẫm, đỏ nhạt, trắng, tím. Thời kỳ hoa nở dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt thích hợp với việc trang trí phòng khách trong mùa xuân.

hoa trà
Hoa trà mang mùi hương đặc trưng

>>> Tham khảo: 【Top 24】các loại hoa đẹp chơi Tết phổ biến, rước lộc vào nhà

Hoa trà có nguồn gốc ở các tỉnh: Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Tây, Giang Tô, Triết Giang, Đài Loan. Trong đó, ở Vân Nam là nhiều nhất.

Hoa trà ưa nửa sáng nửa bóng, khí hậu ấm và ẩm, trước mùa hoa chỉ cần nhiệt độ trên 5oC là có thể nở. Thời gian ra hoa nhiệt độ 10oC là hoa nở. Chậu trồng cây hoa trà chịu được rét. Mùa đông, cây hoa trà sinh trưởng tốt, nhưng không thích ứng ở nhiệt độ trên 20oC, trong điều kiện không khí hoa lá dễ bị rụng sinh trưởng giảm.

>>> Xem thêm: Lá trà hoa vàng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cách chăm sóc cây hoa trà như thế nào?

Kỹ thuật thay đất chậu trồng cây

Không như các loại hoa khác hàng năm phải thay chậu, cây hoa trà rất ít rễ, sinh trưởng phát triển chậm, 2 – 3 năm thay chậu 1 lần.

Nếu cây mọc trong vườn mang lên chậu thường nên thay vào tháng 6 hoặc tháng 9, không nên chọn mùa có nhiệt độ cao.

thay đất chậu trồng cây hoa trà

Khi chuyển cây vào chậu đáng chú ý nhất là khâu chọn đất chậu. Yêu cầu đất của cây hoa trà khá nghiêm khắc, đất nuôi thích hợp nhất là đất lá mục, đất vườn rau, thêm ít phân chuồng, phân ngựa, cát, không nên dùng phân người và phân gà. Mấu chốt nhất là đấy phải chua, nên dùng giấy quỳ để thử, pH 4 – 5 là vừa, không nên vượt quá 6,5 có thể thêm lưu huỳnh, sunfat sắt trộn vào để tăng độ chua.

Những cây con bị tổn thương, khi trồng vào chậu nên bót lót phân, vì phân nhiều không có lợi cho sự khôi phục rễ và mọc rễ mới. Khi đem cây con vào chậu có thể dùng chậu có đường kính 15cm, thay chậu lần thứ 2 cần dùng chậu 20 – 25cm, lần thứ 3 dùng chậu 30cm, lần 4 và 5 thì dùng vại.

Đáy chậu phải bỏ một tầng cát thô hoặc đá vụn để tránh tích tụ nước. Khi thay chậu lần thứ 3 trở đi lượng phân phải tăng lên, có thể bỏ thêm tóc rối, bột xương làm phân bón lót.

Sau khi trồng tưới đẫm nước, để nơi bóng râm. Vào mùa xuân, thu dùng túi nhựa đậy kín để tránh thoát nước. Nhưng cần chú ý dù đậy ngoài hay trong chậu, nhiệt độ không được cao hơn 20oC, nếu vượt quá nhiệt độ đó phải timm2 cách giảm nhiệt độ hoặc di chuyển vào nơi che bóng, râm mát thoáng gió để chăm sóc, hoặc phun nước cho cây.

Cây hoa trà không chịu ánh sáng trực xạ, mùa hè nóng bức không để cây phơi nắng, phải chú ý cho bóng. Sau khi trồng 15 – 20 ngày có thể để cây vào nơi nắng nhẹ.

Cách tưới nước hoa trà

Mặc dù cây hoa trà ưa ẩm, nhưng không tích tụ nước ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, vì vậy tưới nước phải đủ liều lượng.

tưới nước hoa trà

Mùa xuân và thu, trừ mùa mưa, hàng ngày phải tưới 1 lần nước, nhất là mùa hè. Đất xung quanh chậu phải phun một ít nước, để bảo đảm ẩm môi trường và giảm nhiệt độ.

*Lưu ý: Nếu mấy ngày không mưa, không khí khô, hàng ngày sáng và chiều đều phải tưới nước. Nếu đất chậu ẩm, lại là ngày mưa, thì có thể không tưới. Sau khi tiết lập hạ, nhiệt độ không khí cao, đất khô. Nếu không khí khô thì nên phun lên lá mỗi ngày 2 -4 lần.

Đến mùa đông, nên khống chế tưới nước, 3- 5 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới không nên nhiều. Mùa đông nên tưới nước lúc sau 10 giờ.

Nước tưới tốt nhất là nước mưa hoặc nước ao hồ. Nếu dùng nước máy cần tích vào thùng 1 – 2 ngày để chất javel bốc hơi, tạp chất lắng đọng, đồng thời cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất chậu. Nếu có thể thêm vào nước 0,2% sunfat sat821, tăng độ chua cho nước, rất có lợi cho sinh trưởng của cây hoa trà.

Cách bón phân cho hoa trà

Bón phân cần chú ý phải vừa phải, không nên quá nhiều, càng không nên quá đặc để trành khỏi ảnh hưởng đến bộ rễ và sinh trưởng của cây.

bón phân cho trà my

Trước hết là bón lót, cây hoa trà dù không ưa nhiều phân cũng phải bón lót một ít. Bón lót tốt nhất là dùng phân hữu cơ, như phân gia cầm lên men, nước lò mổ, bánh đậu, bột xương.

Có thể đem chúng phơi khô, nghiền thành bột, trộn thêm 5 – 6 lần đất khô, sau đó khi đóng đất vào chậu rắc chúng vào quanh rễ cách gốc 2 – 3cm.

Cây hoa trà ưa phân mát sợ phân nóng, cho nên bón phân sau tết, có thể tưới nước phân phèn ( bảo đảm độ chua cho đất).

Cách chế nước phân phèn là: bỏ 100g sun- fat sắt vào 10 lit nước rồi thêm 200g bột bã đậu, 1kg bột phân gà khô và ủ, trời nóng ủ 1 tháng, trời ủ 3 – 4 tháng. Khi tưới cần pha loãng 10 – 20 lần.

Bình thường bón thúc 10 -15 ngày 1 lần, có thể dùng nước phân phèn hoặc phân nước hoai ( bã đậu, phân gà ngâm vào nước), như vậy vừa đảm bảo dinh dưởng cho cây vừa khống chế độ chua cần thiết cho cây hoa trà.

Tháng 3 – 5 sau khi hoa trà nở có thể dùng dung dịch KH2PO4 0,2% và nước giải 0,2% phun lên lá 3 lần, mỗi tuần 1 lần. Sau tháng 8 lại bón mấy lần phân P, K ; sau lập thu tưới nước và bón phân đều phải giảm bớt, chỉ cần 10 ngày tưới 1 lần sunfat sắt 0,2%. Đầu tháng 1 bón nước phân phèn và phun KH2PO4 1 lần, sau đó không cần bón nữa.

Phương pháp nhân giống hoa trà

Có nhiều phương pháp nhân giống cây hoa trà, nhưng thường áp dụng phương pháp ghép và giâm cành.

nhân giống hoa trà

Có 2 cách ghép cây hoa trà : ghép dựa và ghép chồi.

Ghép dựa 

Trước khi ghép 1 năm, chọn cây hoa trà mọc dại sống 3 – 4 năm hoặc cây sở để làm gốc ghép và đưa vào chậu tăng cường quản lý, tỉa cành chỉnh hình, cắt bỏ chồi mọc gần gốc, chỗ định chép, để cho cây mọc theo hướng ngang.

Lúc ghép, chọn lấy một ghế cao hoặc giá gỗ để bên cạnh cây chọn làm cành ghép, mang chậu có gốc ghép để lên giá gỗ sát với cành ghép. Thao tác ghép như sau, trước hết dùng dao sắc khử trùng cắt vết lõm hình chữ V dài 3 – 4cm nơi cách đất chậu gốc ghép trên 10cm.

Lại chọn cành ghép cắt một vết lồi hình chữ V, để có thể áp sát nhau. Sau khi áp sát, dùng sợi nilon buộc chặt, không để nước mưa thấm vào.

Để như vậy sau 3 – 4 tháng, vết thương gốc ghép và cánh ghép sẽ liền nhau, cây con cành ghép sẽ sống. Lúc đó có thể cắt dưới chỗ liền của cành ghép, rồi để nơi râm mát và quản lý bảo vệ bình thường.

Ghép chồi 

Thời gian ghép chồi nên tiến hành vào đầu xuân hoặc cuối thu, chủ yếu dùng phương pháp ghép nêm cành non.

Trước hết chọn cây hoa trà trồng 2 năm để làm gốc ghép, trước khi ghép 1 năm cần đưa vào chậu, chuẩn bị ghép cho năm sau.

Thao tác như sau :

Dùng dao cắt cách ngọn 10 – 12cm, giữa mặt cắt bổ một đoạng dài 1cm, trên cây mẹ chọn 1 đỉnh cành đã hóa gỗ mọc trong năm đỏ, cắt lấy 1 đoạn ( có 2 lá) làm cành ghép, đoạn cuối cành cắt thành dạng nêm rồi cắm vào vết bổ đôi của gốc ghép, đối chuẩn tầng libe bọc nilon rồi dùng dây nhựa buộc chặt.

Sau đó mang chậu để vào nơi râm mát, thoáng gió nuôi 1 – 2 tháng, cởi dây ra, sau 1 tuần bọc tấm nilon, mỗi ngày phun vào lá 2 – 3 lần nước, chồi ghép to lên, ngừng phun nước, kết hợp 3 – 4 ngày tưới nước bón thêm nước phân loãng, cho đến khi thời tiết giá lạnh thì ngừng bón.

Phương pháp giâm cành nói chung cũng giốn như các phương pháp giâm cành các loài cây khác.Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa trà

Bệnh hại cây hoa trà

Bệnh đốm than

Bệnh đốm than là một trong những bệnh thường gặp của cây hoa trà. Bệnh thường phát sinh vào các tháng 6 – 7 trên lá cây con, đốm bệnh phát sinh nhiều ở ngọn lá và mép lá.

Ban đầu là các đốm nâu vàng sau đó thành đốm lớn, trên đốm có các chấm nhỏ màu đen. Bệnh có thể làm cho lá rụng.

Phương pháp phòng ngừa: Chú ý sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh, kịp thời cắt đốt lá bệnh; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2%, hoặc phun Topsin 0,1%.

Bệnh nốt u tuyến trùng

Bệnh hại ở rễ làm cho bộ rễ biến nâu sẫm, có các nốt u nứt ra, rễ chính phình lên, không mọc rễ phụ, cây ngừng sinh trưởng.

Phương pháp phòng trừ: Trước khi trồng vào chậu cần tiến hành khử trùng đất ; nếu phát hiện bệnh cần phải thay chậu. Phương pháp khử trùng là phơi đất 2 – 3 ngày, có thể dùng Nemagon 0,5% phun vào đất để diệt tuyến trùng.

Bệnh bồ hóng

Bệnh này thường gây hại lá và cành non, trên mặt lá phủ một lớp bột đen. Bệnh nặng ảnh hưởng đến quang hợp, có thể làm cho lá rụng.

Phương pháp phòng ngừa: cây trồng không nên quá dày, tiến hành tỉa cành thấu quang, thông thoáng gió, khi bị bệnh phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3Be, 10 – 15 ngày phun 1 lần, phun 3 lần, cũng có thể dùng Topson 0,2% để phun 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Bệnh khô vằn

Bệnh phát sinh trên lá, cuống hoa và cành non. Trên lá xuất hiện các đốm vàng và nâu rồi biến thành mày xám trắng, bệnh có thể làm cho lá rụng. Tháng 5 – 8 là mùa phát bệnh.

Phương pháp phòng ngừa: Mùa đông cần chú ý cắt bỏ cành lá bị bệnh và đốt đi. Có thể phun Daconil 0,2% hoặc nước Boocđô 1% hoặc Zineb 0,2% để phòng trừ.

Sâu hại cây hoa trà

Rệp sáp 

Rệp sáp là loại sâu gây nguy hiểm với vườn hoa trà. Chúng phát sinh khi nhiệt độ và độ ẩm cao, không thông thoáng. Chúng thường tập trung trên cành non, lá để hút nhựa làm cho cây ngừng sinh trưởng và lá rụng hàng loạt.

Phương pháp phòng trừ: dùng nhân công bắt khi sâu nhiều phòng trừ bằng Decis 0,2% ; 1-2 tuần phun 1 lần.

Sâu róm chè

Sâu này có thể ăn trụi lá. Lông sâu non độc tiếp xúc với da có thể gây sưng tấy. Sâu trưởng thành màu nâu vàng. Gây hại vào tháng 8 – 9.

Phương pháp phòng trừ: Kỳ qua đông tìm bắt các ổ trứng ; kỳ sâu non nhiều cần phun thuốc Dipterex 0,1% hoặc Sunmuthion 0,1% hoặc thuốc sữa Phonxim 0,05% để diệt.

Ngài túi chè

Ngài túi chè gây hại lá tạo thành các lỗ đục, lá vàng cây bị chết khô.

Phương pháp phòng trừ: Mùa đông cắt bỏ lá cành bị hại, nếu bị hại không nhiếu có thể bắt diệt ; bị hại nặng dùng Dipterex 0,1% hoặc thuốc sữa DDVP 0,1% để phòng trừ.

Rệp ống

Rệp ống hút nhựa lá và canh2non làm cho lá khô và rụng.

Phương pháp phòng trừ: Dùng Rogor 0,1% phun 3 ngày 1 lần, phun 3 – 4 lần.

Bài viết liên quan

Có nên tặng hoa giả không? Tặng hoa giả có ý nghĩa gì?

Hoa là một món quà tinh thần được sử dụng trong nhiều dịp lễ như...

Top 4 cách làm hoa sen giả ĐẸP và ĐƠN GIẢN nhất định bạn phải thử

Hoa sen chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Học...

Làm cây hoa anh đào giả chỉ trong vài bước đơn giản

Không chỉ đẹp mà hoa anh đào giả còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp....

Cách làm hoa giả bằng giấy lụa ĐẸP và ĐƠN GIẢN

Hoa giấy lụa ngày càng được lựa chọn làm quà tặng nhiều bởi độ bền...

99+ mẫu làm chậu cây bằng chai nhựa ĐƠN GIẢN cực hay!

Làm chậu cây bằng chai nhựa là một ý tưởng hết sức sáng tạo và...

Top 9+ mẫu trang trí mai giả ngày Tết ĐỘC ĐÁO nhất hiện nay

Bạn đang phân vân không biết nên trang trí mai giả ngày Tết sao cho...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *