Hướng dẫn cách chăm sóc cây ngũ gia bì

5/5 - (2 bình chọn)

Loại cây này có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích thích và chăm sóc dễ dàng. Thế nhưng để cây cảnh nội thất luôn được xanh tươi thì người trồng cũng cần nắm được cách chăm sóc cơ bản nhất. Dưới đây là một vài thông tin về cách chăm sóc cây ngũ gia bì.

Cây Ngũ Gia Bì là một loại cây cảnh nội thất được rất nhiều người trồng ưa chuộng và lựa chọn cho không gian nhà mình. Cây không chỉ dùng để trang trí cho văn phòng mà nó còn có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng, thanh lọc không khí trong lành. Đặc biệt cây còn tượng trưng cho ý nghĩa tiền tài bền vững vì thế không khó để bắt gặp hình ảnh một chậu cây Ngũ Gia Bì trưng trong không gian phòng.

Đặc điểm cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì là một loại cây khá phổ biến ở nước ta, cây được trồng ở nhiều nơi như: Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hòa Bình… và nhiều tỉnh thành khác. Cây thường mọc ở độ cao từ 100 – 2100m so với mực nước biển. Bên cạnh Việt Nam, cây Ngũ Gia Bì còn được trồng ở nhiều nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Loại cây này ưa hậu nóng ẩm và chịu bóng, cây có khản chịu ánh nắng và khô hạn. Nên điều kiện thời tiết nước ta vô cùng thích hợp để loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt.

cây ngủ gia bì

Ngũ gia bì là một loại cây thân gỗ có nhiều kích thước khác nhau: nếu trồng trong chậu để làm cây cảnh nội thất, cây chỉ phát triển ở mức từ 2 đến 3 m. Nhưng nếu được trồng trong môi trường tự nhiên cây có thể cao đến 10, 15m. Lá của cây mọc so le, lá kép chân vịt và thường có từ 6- 8 lá trên một cành. Hoa mọc theo dạng tán tập hợp thành các chùy lớn ở nách lá hay đầu cành. Hoa có màu vàng nhạt hay xanh, hương thơm nhẹ, nở nhiều trong thời tiết mùa hè.

Ngũ gia Bì là một loại cây có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, chịu được nắng và khô hạn. Qúa trình chăm sóc loại cây cảnh nội thất này cũng tương đối đơn giản và dễ dàng, nên người trồng hoàn toàn có thể yên tâm về một cây xanh tốt, khỏe khoắn.

Cách chăm sóc cây Ngũ Gia Bì

Ngũ Gia Bì là loại cây nhiệt đới nên luôn cần một lượng nước tương đối lớn để giữ cho lá và thân cây luôn được xanh tươi và đẹp mắt. Bên cạnh đó, đây là một loại một cây khá ưa sáng, nhưng nó lại có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường bóng râm.

cách chăm sóc cây ngũ gia bì

Nhưng khi tìm hiểu về cách chăm sóc cây Ngũ gia bì bạn cũng nên lưu ý, nếu dùng Ngũ Gia Bì như một cây cảnh nội thất hoặc cây xanh văn phòng thì mỗi tuần cho cây tiếp xúc ánh sáng khoảng 4 tiếng. Còn nếu trồng trong không gian sân vườn thì mỗi tuần nên cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khoảng 2 tiếng để cây phát triển tốt nhất.

Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng để cây Ngũ Gia Bì sinh trưởng là từ 20 -30 độ C. Bởi cây không thể phát triển tốt ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Khi nhiệt độ quá thấp dưới 5 độc C như những ngày mùa đông thì cây sẽ bị rụng lá. Vì thế tốt nhất, trong những ngày thời tiết thấp bạn hãy đặt cây những vị trí có nhiệt độ ổn định như là gần lò sưởi, bóng đèn…

Nước

Loại cây này thích hợp với môi trường có độ ẩm cao, độ ẩm của đắt tốt. Thế nhưng đây cũng là một loại cây cảnh có khả năng chịu đựng khí hậu khô hạn rất tốt. Để duy trì được vẻ đẹp khỏe khoắn, xanh tươi của cây bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, nhưng lưu ý là tưới vừa đủ để tránh ngập úng.

Đất

Ngũ Gia Bì cũng như những loại cây cảnh nội thất khác, nếu được trồng trong những loại đất càng màu mỡ cây sẽ phát triển càng tốt. Loại đất tốt nhất chính là đất thịt trộn cùng bùn than, đất mùn và một lượng nhỏ phân trộn tổng hợp. Điều này sẽ giúp cây luôn xanh tươi.

Phân bón

Cây này không cần nhiều chất dinh dưỡng nên không cần bón quá nhiều phân, nhưng lưu ý vào những thời điểm cây sỉnh trưởng bạn nên bón nhiều phân cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.

Phòng bệnh

Bệnh thường gặp ở loại cây cảnh nội thất này là bệnh rầy nâu. Bệnh thường xuất hiện và phá hoại khi cây bắt đầu ra lá non, làm cho lá non bị hư hại nghiêm trọng, mất thẩm mỹ, khiến cây sinh trưởng chậm lại.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Trước khi cây ra lá non, người trồng cần tiến hành vệ sinh khu vực trưng bày chậu cây thật sạch sẽ, nên để cây chỗ cao ráo và thoáng mát. Cần thường xuyên theo dõi, phát hiện mầm bệnh, để tiêu diệt kịp thời, tránh để lây lan với diện rộng.

Nếu cây xuất hiện Rầy cần tiến hành phun thuốc Diazan trừ rầy, theo nồng độ và hướng dẫn chi tiết ghi trên bao với chu kỳ 3 ngày một lần.

Cách nhân giống cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì có thể được trồng và nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành và chiết cành.

Cách trồng cây ngũ gia bì bằng hạt giống

Hạt giống ngũ gia bì bạn có thể thu hoạch từ quả, mỗi quả sẽ có 6 – 8 hạt. Tuy nhiên cây ngũ gia bì chủ yếu được trồng bằng cành vì cây cảnh ngũ gia bì thường rất khó ra hoa.

Cách chiết cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì vẫn có thể được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, tuy nhiên không được phổ biến bằng phương pháp giâm cành vì giâm cành dễ thực hiện và tiện lợi hơn nhiều.

Để chiết cây ngũ gia bì, bạn chọn cành khỏe mạnh, sau đó khoanh vỏ, đắp bầu đất và chờ cành ra rễ thì cắt rồi trồng vào chậu.

Cách giâm cành cây ngũ gia bì

Để giâm cành cây ngũ gia bì bạn chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản. Đầu tiên bạn chọn cành giâm là cành không quá non, không quá già, dài khoảng 20cm – 30cm, trên cành giâm cần có ít nhất 3 – 4 mắt để cây có thể nảy mầm tốt.

Sau đó bạn dùng dao, kéo chuyên dụng đã được khử trùng cắt cành giâm đi và tỉa bỏ hết lá, rồi ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước đã pha phân bón kích rễ như N3M, Atonik, Dekamon, Root 2, Bimix Super Root…

Ngâm cành giâm trong 20 – 30 phút. Trong lúc này bạn chuẩn bị giá thể giâm cành. Bạn có thể sử dụng 100% giá thể mụn dừa, giá thể Peatmoss hoặc bạn trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun.

Sau 20 – 30 phút ngâm thì mang cành cây ra ươm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn sao cho phần thân trồng xuống sâu khoảng 7cm – 10cm. Đặt cành giâm ở nơi râm mát, thông thoáng và tưới nước đều đặn cho đất trồng đủ ẩm.

Sau 15 – 20 ngày giâm, cây có thể ra rễ và nảy mầm mới. Khi cây đủ cứng cáp, bạn đem trồng vào chậu lớn, bạn cũng có thể ghép những cây nhỏ này lại thành bụi cây lớn.

Cách trồng cây ngũ gia bì trong nhà

Khi trồng cây ngũ gia bì trong nhà, bạn có thể trồng thổ canh hoặc thủy canh đều được.

Trồng cây ngũ gia bì trong đất

Đất trồng cây ngũ gia bì bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

Nhưng với đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng, cây con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày sau trồng mà bạn không cần phải phối trộn thêm bất cứ thành phần nào, việc trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.

Sau khi đã chuẩn bị đất xong, bạn tiến hành cho đất vào chậu trồng, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm. Sau đó đặt cây con vào rồi lấp đất lại và tưới giữ ẩm 1 – 2 lần/ ngày.

Khi đã trồng xong, bạn có thể sử dụng các chế phẩm kích rễ như N3M, Vitamin B1, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… còn dư lúc giâm cành để phun tưới cho cây con giúp kích thích cây phát triển nhanh.

Trồng thủy sinh cây ngũ gia bì

Với cách trồng ngũ gia bì thủy sinh, bạn cần chọn cây con khỏe, có bộ rễ đẹp, không sâu bệnh. Bình trồng thủy sinh bạn nên chọn bình thủy tinh, vừa đẹp mà lại giúp bạn quan sát sự phát triển của bộ rễ một cách dễ dàng.

Đầu tiên, bạn rửa sạch bộ rễ cho hết đất, cắt tỉa những rễ bị đứt, thối, sâu bệnh. Sau đó bạn đổ dung dịch dinh dưỡng thủy sinh đã pha sẵn vào bình rồi cho cây con vào. Một số dung dịch thủy sinh như Hydroponic, Bio-Life…

Nếu cây không thể đứng cố định trong bình, bạn có thể cắm thân cây vào giỏ nhỏ để cố định thân cây. Sau khoảng 15 ngày thì bộ rễ sẽ phát triển tốt, thay dung dịch thủy sinh 1 lần/ tuần.

Hy vọng qua bài viết cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì trồng chậu tại nhà, Nông nghiệp phố đã chia sẻ với bạn nhiều điều thú vị về cây ngũ gia bì. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.

Bài viết liên quan

Cỏ lá gừng – Sự lựa chọn phù hợp dành cho sân cỏ

Cỏ lá gừng hiện nay là một loại cỏ thường được dùng để trồng tạo...

【Khám phá】ý nghĩa các loài hoa buồn đẹp nhất hiện nay

Mỗi đóa hoa đều mang đến những sắc hương riêng biệt. Có loài hoa mang...

【Hướng dẫn】Cách trộn xơ dừa với đất trồng rau, cây, hoa chi tiết

Xơ dừa là một hợp chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp thụ và...

Hướng dẫn các phương pháp nhân giống cây trồng hiện nay

Các phương pháp nhân giống cây trồng bao gồm gieo hạt, giâm hom, tác cây,...

3 kỹ thuật ghép cây cảnh cơ bản, đơn giản và phổ biến nhất

Kỹ thuật ghép cây hiện nay có nhiều cách ghép khác nhau, là cách nhân giống vô...

Cây hoa xương rồng bát tiên: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Nhờ vào vẻ đẹp dịu dàng cùng với những chiếc gai quanh thân vừa lạ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *