Hướng dẫn cách trồng cây lựu & cách chăm sóc cây lựu ra trái

2.8/5 - (40 bình chọn)

Cây lựu sẽ cho ra rất nhiều quả nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây lưu ở một góc sân vườn trước nhà, cây cho hoa đỏ rực giữa mùa hè, sau đó lại tạo quả xum xuê khiến ai cũng mê thích. Vậy hãy cùng chaucayxuatkhau tham khảo ngay cách trồng cây lựu cũng như cách chăm sóc lựu sai trái nhé!

cách trồng cây lựu

Đặc điểm sinh trưởng của cây lựu

Tại Việt Nam hiện nay có 3 giống lựu được trồng phổ biến: giống lựu trắng truyền thống, giống lựu đỏ và lựu bông. Mỗi giống có những đặc điểm và năng suất khác nhau, cần lưu ý phân biệt rõ các giống lựu để mua đúng loại giống cần trồng.

  • Lựu trắng truyền thống: quả của giống lựu này to, khi chín hạt màu trắng, nhiều nước và khá ngọt.
  • Lựu đỏ: đây là loại giống có nguồn gốc từ Thái Lan, cả vỏ và hạt bên trong quả lựu đều màu đỏ. Kích thước quả nhỏ hơn quả lựu trắng truyền thồng nhưng ưu điểm là sau quả hơn.
  • Lựu bông trắng: còn có tên gọi khác là lựu Trung Quốc, loại lựu này cho ra nhiều hoa màu đỏ rực rỡ đẹp mắt nhưng cho ra ít quả, quả nhỏ. Giống lựu này thích hợp trồng làm kiểng.

Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ chết vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến  vì cây lựu rất nhanh ra rễ.

Hướng dẫn cách trồng cây lựu

Cây lựu không những được trồng để lấy quả mà theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.

cách trồng cây lựu

Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao. Nhân giống cây Lựu bằng cách chiết cành, vừa nhanh cho cây giống mới, cây Lựu lại mau ra hoa.

chiết cành lựu

Đất trồng

Cây lựu là loại cây thích hợp với những loại đất có pha hữu cơ và các hoại mục, hoặc đất phù xa, đất có nhiều dinh dưỡng. Với cây trồng trong chậu đất thì bạn nên sử dụng các hỗn hợp đất với cát, tro trấu, cám dừa để đạt cấu trúc tối ưu cho sự phát triển mạnh mẽ của cây. Đặc điểm sống của cây lựu là ưa sáng, chịu nắng, nóng tốt, chịu được úng ít

Bạn không nên mua đất trồng cây thường mà nên sử dụng, mua đất trồng cây đã trộn sẵn giá thể thì tốt hơn cho cây (đất trộn cho cây thì còn có phân bò hoại mục, trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn và mùn hữu cơ. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7-10 ngày.

Chi tiết cách trồng cây lựu

cách trồng cây lựu

Chuyển cây từ bầu ra trồng đất hoặc chậu đều cần xé bỏ túi nilon ngoài của bầu cây.

Đặt cây con vào hố cần chú ý nén đất chặt lại, dùng 3 – 4 cọc để cố định cây con, che nắng thời gian đầu cho cây. Hố trồng cây rộng 20 – 30 cm, phủ đất xung quanh sao cho đất phủ kín bầu là được.

Khi bạn trồng cây con xong thì tưới ẩm cho cây 2 tuần đầu bén rễ hồi xanh cho cây

Bật mí cách chăm sóc cây lựu ra sai trái

Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

Ánh sáng phải đầy đủ

Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, không chịu được úng nên cần chú ý đến độ ẩm của đất. Trong thời kỳ nở hoa, bạn cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý cho cây

  • Với cây trồng trong chậu thì không nên bón nhiều phân đạm cho cây, sẽ làm cho cành mọc dài, không ra hoa kết quả. Sau khi trồng được 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó, cứ khoảng 1 – 2 tháng bón 1 đợt. 
  • Trong mùa sinh trưởng, ta nên bón bổ sung cho cây (15-20 ngày bón một lần), bón các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi… 
  • Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc nở hoa và tạo quả.

Tỉa cành vừa phải

Bạn cần tỉa đi những cành dày, yếu, tập trung dinh dưỡng vào những cành khỏe để cây có dáng đẹp.  Đến kỳ ra hoa, bạn cần áp dụng phương pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc cắt bỏ bớt chồi ngọn.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công, ngoài  biện pháp sử dụng thuốc BVTV ta còn có thể sử dụng nước rửa chén Mỹ Hảo liều lượng 1 cc / cho 1 lít nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp  lúc sáng sớm trước khi nắng lên( không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tưới rửa lại, các con rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.Nếu ở nhà chỉ trồng một cây nên chịu khó tiêu diệt ổ rệp bằng tay sẽ hiệu quả hơn.

*Lưu ý: Trong thời gian trồng nên cố gắng loại bỏ cỏ và các cây dại mọc quanh gốc cây lựu

Lựu cho thu hoạch từ khi đậu trái khoảng 2 tháng. Lựu tráng khi chín có màu vàng, lựu đó khi chín có màu hồng. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế.

Trên đây là cách trồng cây lựu và cách chăm sóc lựu sai trái, hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích. Nhìn chung cây lựu khá dễ trồng và chăm sóc vì thế bạn đừng ngần ngại trồng cho mình một cây lựu trước nhà vừa có dùng, vừa đẹp lại mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *