Hướng dẫn cách trồng hoa dừa cạn bằng cành đầy màu sắc rực rỡ

5/5 - (2 bình chọn)

Hoa dừa cạn là giống cây cảnh có màu sắc đa dạng và được ưa chuộng để trang trí hoa viên trong nhà. Có nhiều giống hoa khác nhau phù hợp với nhiều sở thích và nhiều cách bài trí khác nhau. Hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu cách trồng hoa dừa cạn bằng cành để có thể tự trồng cho mình một vừa hoa đầy màu sắc rực rỡ nhé!

cách trồng hoa dừa cạn bằng cành

Đặc điểm sinh trưởng của dừa cạn

Cây dừa cạn có nhiều mầu sắc như trắng, tím, hồng, đỏ. Thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ cheo. Cây có sức sống khoẻ. Có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.

hoa dừa cạn

Dừa cạn là cây thảo sống lâu năm, cao 40 – 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu hồng hoặc trắng (hiếm hơn). Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẳn, mặt trên sẩm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu hồng hoặc trắng (trắng hiếm hơn).

Vì thế, hoa dừa cạn là loại hoa mùa hè nhưng nếu chăm sóc tốt sẽ cho hoa quanh năm. Đây là loài cây dùng để trang trí rất đẹp vì sai hoa, màu hoa đa dạng. Tuy nhiên nhược điểm của cây hoa dừa cạn là nhiều sâu bệnh và hay héo rũ vì thối rễ.

Các giống hoa dừa cạn phổ biến hiện nay

Hiện nay có 3 loại hoa dừa cạn phổ biến để các bạn lựa chọn với nhiều màu sắc khác nhau từ tím, trắng, hồng, đỏ,…. dừa cạn đứng, dừa cạn rũ và dừa cạn lùn. Tùy theo sở thích và vị trí đặt hoa mà bạn có thể lựa chọn giống cho phù hợp.

Cây dừa cạn đứng

Dạng thân mọc thẳng đứng, cao từ 40-80cm, cây khá cứng cáp, dễ đổ ngã khi quá cao nên thường được trồng thành bụi ở công viên hay bồn hoa. Vì được trồng thành cả bụi nên khi cây nở hoa nhìn từ xa chỉ thấy như những ngọn lửa đầy màu sắc. 

Cây dừa cạn rủ

Về hình dáng thì không khác gì so với dừa cạn dạng đứng nhưng thân lại khá mềm và phát triển dài nên thường đổ rạp xuống. Vậy nên loại dừa cạn rũ thường được trồng trong chậu treo ở ban công, tường nhà hay các quán cafe vì loại này cho ra nhiều hoa hơn.

Dừa rủ ưa nắng nên rất thích hợp trồng mùa hè. Trong 3 loại thì dừa rủ sức chống chịu sâu bệnh kém hơn hai loại kia, dễ mắc các loại nấm bệnh và dễ bị úng, bị thối thân.

Cây hoa dừa cạn lùn

Giống dừa cạn đứng nhưng cây mọc khá thấp từ 30-40 cm. Hiện nay loại dừa cạn lùn đang rất được săn đón tìm về trồng vì đặc điểm nhỏ gọn nhiều màu sắc phù hợp với nhiều không gian tiết kiệm diện tích.

Hướng dẫn cách trồng hoa dừa cạn bằng cành

Để trồng hoa dừa cạn có 2 cách là trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Phương pháp giâm cành giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng hơn so với trồng hạt. Đặc biệt, cây cho ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất vào mùa hè, thích hợp trồng từ tháng 5 – tháng 9.

cách trồng hoa dừa cạn bằng cành

Trước khi trồng hoa dừa cạn, bạn cần lưu ý một số vấn đề để giúp cây khỏe mạnh là đất trồng, chậu trồng cây và vị trí trồng. Đây là những yếu tố tiên quyết để có những hoa dừa cạn rực rỡ.

Đất trồng

Hoa dừa cạn ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm tốt và có pH 5.8-6.2. Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể, bao gồm có cát đen + mụn xơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1:1 hoặc xơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.

Dừa cạn là cây có thể phát triển đến kích thước dài và xum xuê, nên tốt nhất trồng vào chậu chứa được nhiều đất để cây phát triển nhanh và đỡ công chăm sóc.

Chậu trồng

Tùy loại dừa cạn để lựa chọn chậu có kích thước vừa phải như chậu treo (19x15cm), chậu nhỏ để bàn (22x15cm) hay chậu lớn (70x24x20cm),… Về chất liệu từ gốm sứ hay nhựa dẻo chịu được va đập mạnh, kiểu dáng đẹp,…. phù hợp với các bày trí trong nhà hay ngoài hiên. Chậu có lỗ phía đáy để thoát nước tốt tránh cho cây bị úng nước. 

Vị trí trồng

Hoa dừa cạn chịu được gió mưa và ưa nắng nên có thể treo ban công hay để sân thượng, những nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng thích hợp cho loại rủ. Với loại đứng còn có thể trồng trước sân nhà làm hàng rào hoa viên. Nếu sử dụng làm trang trí trong nhà thì trồng loại lùn để dễ sắp xếp và nên đem ra ngoài mỗi ngày 2 tiếng.

Chi tiết cách trồng hoa dừa cạn bằng cành

cách trồng hoa dừa cạn bằng cành
  • Bước 1: Lựa chọn những cành già và cắt cành có độ dài khoảng 5-6cm là tốt nhất.
  • Bước 2: Sử dụng kéo cắt đi ⅔ lá nhằm hạn chế thoát hơi nước trên lá cây.
  • Bước 3: Chuẩn bị và ngâm cành vào dung dịch hoocmôn hoặc mật ong tạo rễ để kích thích rễ ra nhanh.
  • Bước 4: Đặt cành giâm vào chậu sao cho 1/3 phần gốc được chôn trong hỗn hợp trồng. Đặt cành giâm dừa cạn nơi có bóng râm hoặc nơi có ánh nắng gián tiếp và tưới nước giữ ẩm trong 2-3 tuần. 1 tháng sau cành giâm sẽ ra rễ và phát triển lá non.

Hướng dẫn chăm sóc hoa dừa cạn sau khi trồng

hoa dừa cạn

Tưới nước

Cây dừa cạn cần tưới đều 2 lần/ ngày hay 1 lần/ngày vào mùa mưa, sử dụng dùng bình phun chuyên dụng tưới hoặc nếu trồng số lượng lớn thì sử dụng vòi phun sương. Tránh tưới trực tiếp lên hoa mà nên tưới xuống gốc để hoa không bị dập và nếu cây đủ nước sẽ ra nhiều hoa và màu sắc đẹp.

Bón phân

Phân bón có tác dụng giúp cây khỏe mạnh, hoa lâu tàn và có màu sắc sặc sỡ. Định kỳ tử 7-10 ngày với liều lượng 0,5-1 muỗng cafe/1 lít nước phun. Bạn có thể bổ sung phân NPK 20-20-15 (5g/chậu) hoặc phân hữu cơ (100g/chậu). Thích hợp phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới nước, đã khô ráo lá và không được tưới lên hoa. 

Cách phòng và chữa bệnh cho cây hoa dừa cạn

Cây dừa cạn thường có 3 loài khác nhau đó là giống cây đứng, giống cây rủ và giống cây lùn.Và dù thuộc giống nào thì cây cũng có chung những cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

hoa dừa cạn

Bệnh nấm

Cây phát triển tươi tốt, tuy nhiên nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy ngọn cây hoặc một vài cành có lá bị teo lại, rủ xuống. Nếu bạn kiểm tra phần sát gốc cây sẽ thấy xuất hiện màu thâm đen, da cây bị nhăn nhúm chứ không có màu xanh như bình thường nữa, lúc này đích thị là cây đã bị nhiễm nấm.

Cách trị bệnh tốt nhất vào lúc này đó chính là…phòng bệnh cho những cành và cây còn lại. Tức là bạn hãy mạnh dạn cắt lìa những cành bị nấm, nếu cây đã trưởng thành mà bị nhiễm bệnh nặng thì nên bỏ nguyên cây, cách ly những cây còn khỏe. Các bạn cũng nên lưu ý về dụng cụ làm vườn, những cây kéo vừa cắt cành bệnh bạn phải xử lý trước khi tỉa tót cây khỏe các bạn nhé.

Cũng như dạ yến thảo, cây dừa cạn thường hay mắc bệnh nấm ở phần thân và lá, rất khó chữa nên cách tốt nhất là chúng ta nên phun thuốc chống nấm cho cây. Cách 20 đến 30 ngày thì phun một lần.

Thối rễ

Ngoài bệnh nấm, dừa cạn hay bị thối rễ nếu bạn không kiểm soát được lượng nước tưới vào đất. Biểu hiện là toàn bộ lá cây vàng héo, rạ nhanh trong vòng 2- 3 ngày. Cách chữa bệnh đơn giản nhân là hãy nhanh tay phun thuốc siêu rễ để kích cây mọc nhiều rễ, hút bớt lượng nước ngập úng, đồng thời giảm liều lượng nước tươi cho cây mỗi ngày. Bạn cần phải thực hiện gấp rút, khẩn trương nhất khi vừa phát hiện cây có dấu hiệu vàng lá.

Bật mí cách làm cho hoa dừa cạn có nhiều màu rực rỡ

Nếu thích một chậu hoa dừa cạn nhiều màu bắt mắt thì bạn chỉ việc ghép những giống hoa khác màu lên cùng một gốc ghép. Để làm được điều này, bạn cần sưu tầm và đánh dấu ghi rõ giống khi gieo riêng để thuận tiện cho việc lựa chọn màu hoa lúc ghép.

hoa dừa cạn
  • Bước 1: Lựa chọn những nhánh lớn cỡ như ruột bút bi, cắt bỏ đoạn ngọn dài 3-4cm để làm gốc ghép. Chọn những tược cành ghép có độ lớn tương đương với gốc ghép. Phải ghép ngay sau khi cắt cành ghép khỏi cây mẹ. 
  • Bước 2: Cắt đoạn cành ghép dài khoảng 3-4 cm và bỏ lá ở gốc. Rồi dùng lưỡi dao lam thật sắt cắt vạt hai bên tạo hình nêm (vết cắt dài khoảng 1 cm). Sau đó dùng lưỡng dao chẻ đôi gốc ghép (sâu 1,5 cm).
  • Bước 3: Tại  gốc chẻ đôi bạn hãy khéo léo luồn phần vạt nêm của cành ghép vào. Lấy dây nylon mềm quấn lại chỗ ghép. Các thao tác thực hiện phải thuần thục, nhanh và chính xác, tránh lặp lại nhiều lần. Sau khi làm xong, dùng túi  nilon nhỏ (loại trong) trùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để tránh nước xâm nhập và mất nước.
  • Bước 4: Chuyển cây ghép vào chỗ mát và che mưa, nắng cho cây. Khoảng 2 tuần sau, khi thấy cành ghép sống thì tháo bỏ bao nylon, 2 tuần tiếp theo, tháo dây nylon quấn quanh chỗ ghép. Cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa.

*Lưu ý: Muốn cây hoa sau này cân đối và đẹp, nên ghép các giống có màu hoa tương phản xen kẽ với nhau. Có thể ghép cùng lúc nhiều giống, cũng có thể ghép dần từng giống.

Hy vọng phần chia sẻ “cách trồng hoa dừa cạn bằng cành” trên đã giúp bạn tự trồng một chậu hoa thật xinh cho mình. Để dừa cạn luôn tươi và đầy sức sống, bạn hãy chú ý dành thời gian chăm sóc hoa cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng hoa khác nhé.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *