Hướng dẫn cách trồng lan vảy rồng đơn giản, chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Không hẳn ai cũng có thể biết được lan vảy rồng hoặc tận mắt chứng kiến loài hoa này trổ bông. Với một điểm khác biệt khá lớn đó là hoa vàng nở trên nền láy màu xanh có một vẻ gì đó rất riêng và độc lạ. Vậy cách trồng lan vảy rồng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong phần chia sẻ này nhé!

cách trồng lan vảy rồng

Lan Vảy Rồng

Lan Vảy Rồng còn có nhiều tên gọi khác như lan vảy cá, vảy rắn, … có danh pháp khoa học là Dendrobium lindleyi. Chúng có nguồn gốc từ lục địa Châu Á, phổ biến nhất là đông bắc Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, …

Tên của chúng dường như được đặt theo hình dáng của chúng vì khi phát triển chúng phát triển thành nhiều thân giả hành trông giống vảy của con rồng. Ở Việt Nam chúng được trồng ở khá nhiều nơi từ Bắc vào Nam.

Khác với những loài hoa lan chơi lâu ngày như lan hồ điệp, lan quân tử, vảy rồng thường có thời kỳ nở hoa kéo dài khoảng một tuần. Nhưng những bông hoa của chúng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Hoa có màu vàng tươi đến đậm thường nở vào giữa mùa xuân. Khi chúng nở rộ thường chiếm nhiều diện tích đôi khi bao quanh cả chậu vảy rồng. Các bông hoa rộng khoảng 2 tới 3 cm. Màu sắc hoa đậm dần khi hoa già đi. Những bông hoa có mùi thơm thoang thoảng nhiều người nói mùi nó giống như sáp ong hoặc mật ong.

Hướng dẫn cách trồng lan vảy rồng

cách trồng lan vảy rồng

Nhiệt độ và độ ẩm

Lan vảy rồng giống như lan phi điệp rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Nhiệt độ tốt nhất cho lan vảy rồng phát triển là từ 15 tới 25 độ C.

Nhiệt độ quá nóng vào mùa hè có thể làm cháy cây. Với miền Bắc có mùa đông lạnh nhiều khi nhiệt độ dưới 10 độ C thì bạn cần chú ý để che chắn cho lan.

Lan vảy rồng phát triển tốt nhất ở độ ẩm khoảng 80% đến 85% trong mùa sinh trưởng. Nhưng vào mùa đông mùa nghỉ ngơi và đầu mùa xuân thì độ ẩm tốt nhất cho chúng là 60-65%.

Ánh sáng

Lan vảy rồng khá ưu sáng, nhưng không phải là ánh sáng trực tiếp. Hãy cung cấp ánh sáng gián tiếp thường xuyên cho lan.

Nếu trồng trong nhà thì thi thoảng hãy mang chúng ra ngoài. Hoặc có thể để chúng ở cửa sổ hướng phía Đông hoặc phía Tây để chúng có thể lấy ánh sáng buổi sớm hoặc sớm muộn.

Chuẩn bị giá thể

Lan vảy rồng thích hợp trồng ở giá thể hơn là trồng ở trong chậu. Chúng thường mọc lan thành dải nên các loại giá thể là gỗ như nhãn, xoài, … đều thích hợp để trồng cây.

giá thể trồng hoa lan

Nếu trồng trong chậu thì chất nền thường được sử dụng để trồng cây là xơ dừa, trùn quế, than củi. Các loại chất nền cần thoát nước tốt. Các loại chậu, giỏ nên được treo lên.

Chọn giá thể là gỗ hoặc lũa càng cứng càng tốt, nếu là gỗ thì nên bóc vỏ đi (vỏ chỉ được 1-2 năm là mục, khi đó nó sẽ là hang ổ của mấy con ốc sên, sâu bọ, nấm khuẩn và vỏ bong ra thì lan bong ra luôn), xử lý như bài Ghép Thủy Tiên và bài Giá thể tốt nhất cho lan.

Nếu bạn kiếm được cục lũa hình con rồng mà ghép vảy lên thì đúng bài luôn.

Giá thể có thể chọn là chậu đất nung có nhiều lỗ, bạn trồng lan trong chậu cũng được mà cho nó bao bọc xung quanh chậu cũng được. Bên trong nên bỏ than cục nhỏ bằng hạt mít cho nó bền.

Dớn bảng cũng là 1 sự lựa chọn tuyệt vời, tôi rất thích ghép lên dớn bảng vì dễ ghép, dễ chăm và dễ đóng thùng bán đi xa.

Nhân giống

Nên chọn giề lá còn xanh, và càng nhiều giả hành có lá càng tốt, mỗi một giả hành chỉ có 1 lá thôi bạn nhé! Và khi chọn mua hàng ký, bạn nhớ là nên chọn hàng khô, nếu thấy bộ rễ ướt nhách thì khả năng lan đã bị ngâm nước cho nặng ký. Bạn mang về trồng thì khả năng chết 50%.

Mùa ghép thích hợp là lúc cây đang nụ. Tuy nhiên lúc nào ghép cũng được, vấn đề là bạn phải biết cách chăm. Tôi ví dụ, khi giả hành con đã ra rễ dài và đầy đủ mới bị bóc từ rừng về, bạn mua về thì phải chấp nhận là nó sẽ không mọc thêm rễ nữa.

Lưu ý một vấn đề CỰC KỲ QUAN TRỌNG mà hầu như toàn bộ các web của Việt Nam bỏ qua, đó là em này RẤT GHÉT BỊ LÀM PHIỀN, nghĩa là ghét bị thay chậu hay giá thể.

Nếu bạn học môn sinh học có nền tảng 1 chút sẽ hiểu, cây gì ít lá thì cần ít phân. Ít lá thì bộ rễ sẽ ít (trừ mấy em Căn Diệp… hic). Lá càng cứng, càng bóng thì càng ít thoát hơi nước, vì thế có nhiều rễ cũng không giả quyết vấn đề gì. Em Vảy rồng này thuộc kiểu hình đó, rất ít lá và ít rễ, một giả hành mà ra được vài ba cái rễ là quý lắm bạn ạ.

Nói lan man nâng cao chút nhé! Bộ rễ của cây lan có thể sống (hoạt động) 3-5 năm từ lúc nó sinh ra (áp dụng cho chi Dendrobium), nếu bạn thay tách giò liên tục, bạn sẽ làm hỏng bộ rễ vẫn còn hoạt động của em nó, em nó sẽ bị chột (suy). Giả hành hơn 1 tuổi thì khỏi ra rễ nữa các bạn nhé, đừng cố kích rễ vô ích thôi.

Tách cây

Việc nhân giống vảy rồng chủ yếu là tách cây. Bạn có thể mua sẵn các giống được bán trên thị trường đã trồng trong chậu hoặc các loại cây bán theo cân. Khi mua về bạn nên cắt tỉa bớt rễ thối hư hỏng. Sau đó ngâm trong thuốc kích rễ hoặc dung dịch pha B1 trong khoản 1 tới 2 tiếng.

tách cây lan vảy rồng

Còn nếu bạn tự tách cây thì nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không có dấu hiệu yếu kém sâu bệnh. Bỏ chúng ra khỏi giá thể, và có thể dùng dao sắc hoặc tay dễ dàng tách các thân giả hành này ra thành các đám nhỏ hơn. Bạn nên tách một cách dứt khoát và tránh tách quá nhỏ khiến cây mất nhiều thời gian để phát triển lại sau này.

Bạn cũng nên tỉa rễ và ngâm kích rễ những cây con này tương tự cây mua trên thị trường. Sau đó bạn có thể ghép những cây con này vào giá thể hoặc chậu.

Nên chọn những giá thể và chậu lớn một chút để tránh phải chuyển chậu hay giá thể quá nhiều sau này khi cây lớn lên.

Ghép cây

Bạn nên dùng dây để buộc các giả hành vào các thân gỗ và chú ý không nên buộc quá chặt để chúng có một khoảng ra rễ. Tuy nhiên cũng không nên quá lỏng tránh gió thổi làm cây lung lay.

ghép lan vảy rồng

Khi mới ghép, lan yêu cầu tần suất tưới nhiều hơn khoảng 2 – 4 lần một ngày. Giá thể mới cũng nên được treo nơi râm mát và tưới kích rễ một tuần một lần để kích thích sự phát triển của cây.

Cứ duy trì chế độ chăm sóc như vậy cho tới khi lan vảy rồng ra được những chiếc rễ mới. Khi đó thay vì tưới kích rễ bạn nên bón các loại phân giàu NPK cho cây phát triển.

Cách chăm sóc Lan vảy rồng

cách trồng lan vảy rồng

Tưới nước

Giống như nhiều loại lan khác tưới nước có thể là yếu tố quan trọng nhất trong trồng và chăm sóc lan vảy rồng. Trong môi trường tự nhiên, chúng sống tại môi trường khá là ẩm ướt. Do đó vào mùa nóng bạn cần tưới với tần suất dày hơn từ 2 tới 3 lần một ngày.

Tần suất giảm đi vào cuối mùa thu và các tháng mùa đông. Bạn cũng cần chú ý những ngày mưa cũng nên giảm tần suất tưới nước. Khi cây đang phát triển tưới nước thường xuyên là điều được các chuyên gia nông nghiệp khuyên bạn nên làm theo.

Vào mùa thu hoặc mùa đông, bạn nên tưới cây khoảng vài ngày một lần. Khi đó bạn có thể thấy những giả hành hơi co lại nhưng đừng vì thế mà tưới đẫm nước cho cây.

Tuy nhiên cũng không nên để cây mất nước hoàn toàn điều này có thể dẫn tới sự chết khô của cây.

Bón phân

Việc bón phân thường xuyên trong giai đoạn phát triển của cây là điều cần thiết. Bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục hoặc các loại phân hóa học NPK có sẵn trên thị trường tỷ lên 20-20-20 đều giúp cây phát triển.

bón phân lan vảy rồng

Tần suất bón phân tốt nhất là khoảng mỗi tuần một lần trong suốt quá trình phát triển của cây. Các loại phân hóa học bạn nên pha loãng theo tỷ lệ ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Bạn nên giảm tần suất bón phân vào mùa thu và có thể ngừng bón phân vào mùa đông khi cây nghỉ ngơi. Tiếp tục bón phân trở lại vào mùa xuân khi cây phát triển.

Lưu ý khi trồng lan vảy rồng

cách trồng lan vảy rồng

Sâu bệnh hại cây

Lan vảy rồng khá là khỏe mạnh chúng ít gặp các vấn đề lớn về sâu bệnh. Tuy nhiên cùng thuộc loại thân giả hành giống lan Cattleya nên các vấn đề về sâu bệnh hại của chúng khá giống nhau.

Bạn có thể gặp một số loại ốc sên săn thân và lá cây. Tuy nhiên những loài này không quá đáng lo ngại, khi gặp dấu hiệu bị ăn lá bạn chỉ cần thăm cây vào buổi tối là có thể dễ dàng loại bỏ những con ốc sên này.

Một vấn đề nữa đó là các loại rệp và côn trùng ẩn nấp trong các thân giả hành. Chúng làm vàng thân cây và thậm chí chết cây.

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị có sẵn trên thị trường, bạn nên thăm cây thường xuyên để loại bỏ các loại côn trùng này sớm. Một khi bệnh trở nên trầm trọng thì rất khó chữa trị.

Ngoài ra, lan vảy rồng có thể bị thối cây, thối rễ do giá thể mục nát không thoát nước hoặc cây bị úng nước. Một khi cây bị thối rất dễ phát triển nấm, virus. Do đó, bạn nên loại bỏ những cây bị úng nước để tránh lây bệnh cho những cây bên cạnh.

Lưu ý xử lý cây không nở hoa

Nếu một cây trưởng thành không nở hoa vào mùa xuân thì có một số vấn đề sau bạn nên xem xét.

  • Thứ nhất có thể bạn tưới quá nhiều nước trong thời gian nghỉ ngơi của cây. Thời gian nghỉ cây cần tưới ít hơn và chúng phải khô hoàn toàn trong hai hoặc ba ngày giữa các lần tưới.
  • Ngoài ra cây có thể không ra hoa do nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp khiến chúng kém phát triển hoa. Chúng thích nhiệt độ mát mẻ đến ấm áp. Chúng cũng cần ánh sáng để phát triển do đó đặc biệt vào mùa đông bạn nên che chắn hoặc chiếu sáng đủ để cây phát triển.

Thay chậu

Vảy rồng không yêu cầu phải thay chậu thường xuyên mà ngược lại thay chậu hoặc giá thể càng ít càng tốt. Bạn chỉ nên thực hiện việc chuyển chậu hoặc giá thể cho cây khi thực sự cần thiết. Đặc biệt khi chất nền bắt đầu phân hủy thì bạn nên thay một môi trường mới cho lan.

Cách trồng lan vảy rồng không thực sự khó. Hy vọng những chia sẻ trên của chaucayxuatkhau có thể giúp bạn tự trồng hoa cho ngôi nhà của mình có những giỏ lan vảy rồng thật đẹp.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *