Cây cau đỏ: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây

5/5 - (1 bình chọn)

Hàng cây cau đỏ với dáng thẳng, hoa quả sum suê, tượng trung cho sự may mắn, phú quý. Từ xưa đến nay, việc trồng cây được xem là giải pháp quan trọng trong việc tăng sinh khí cho ngôi nhà, nếu cây tươi tốt sẽ sinh ra khí thịnh vượng dồi dào. Trồng cây cau đỏ sẽ là bức tường thanh che chắn khỏi những điều không may mắn, những vận khí xấu.

cây cau đỏ

Đặc điểm chung của cây cau đỏ

Cau đỏ là loại cây thân bụi với chiều cao có thể phát triển đến 10m. Thân cây mọc thẳng đứng và mang các đốt dạng sẹo được tạo ra bởi hiện tượng tàu lá khô rụng để lại. Phần thân gần ngọn cây có các đốt dài với màu xanh bóng, nhưng khi càng về gần gốc thì các đốt càng ngắn lại, và màu xanh sẫm màu dần rồi chuyển sang màu xám tro.

cây cau đỏ
  • Tên thường gọi: Cây cau đỏ
  • Tên gọi khác: là Cau đỏ bẹ, cau kiểng đỏ
  • Tên khoa học: Cyrtostachys renda
  • Họ: Arecaceae (họ cau)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Á

Cây cau bẹ đỏ là cây thân bụi, to tròn, nhiều lóng ngắn dài khác nhau, cây có bẹ ôm thân, cuốn lá tròn, cuốn lá bẹ đều, có màu đỏ tươi nhìn rất đặc biệt, màu lá xanh đâm dạng lá kép lông chim, buông thỏng xuống như đuôi phụng.

Cây cao từ 5 – 8m, có khi lên đến 10m, có lá mọc ở đỉnh cây dày đặc. Lá dài khoảng 1.2m, thuộc dạng lá kép lông chim, có cuống màu đỏ nên rất được ưa chuộng.

Cây cau bẹ đỏ có hoa mọc thành chùm vươn ra khỏi bẹ lá, hoa nhỏ, nhiều lông nằm chi chít trên các vòi hoa. Phần nụ hoa có màu xanh non, khi nở sẽ bung lộ ra phần nhị màu trắng bên trong.

Cây được thụ phấn nhờ gió và côn trùng là chính, hoa cau mọc ra từ nách lá, buông thòng xuống. Về phần quả, quả của cây thuộc dạng quả hạch, cứng, có màu xanh, khi quả già sẽ chuyển qua màu đen.

Tác dụng cây cau đỏ

cây cau đỏ

Cây cau bẹ đỏ có dáng thẳng, sang trọng và lịch lãm, trông rất nổi bật và thu hút. Cây có bẹ lá màu đỏ, thường được trồng bụi ở các công viên, lối đi sân vườn, đường dạo hoặc các tiểu cảnh sân vườn, biệt thự tùy thích… Cây vừa có tác dụng che bóng mát, vừa tạo cảnh quan xanh và đẹp.

Ngày nay, cau đỏ còn là một trong những cây nội thất văn phòng được ưa chuộng nhất bởi cây thích hợp trồng trang trí nhà cửa, trước nhà, cạnh cửa, hành lang để chúng hấp thu ánh sáng tự nhiên, mang đến tài lộc thịnh vượng cho gia chủ.

Cây Cau Đỏ có khả năng hấp thụ nhiều loại độc tố trong phòng. Các loại họ Cau có khả năng lọc sạch các khí thải từ đồ dùng điện tử, máy móc trong nhà, văn phòng, giúp không khí trong phòng kín trong lành hơn, thoáng mát hơn.

Ngoài ra, cây còn được sử dụng để tạo tiểu cảnh khô, trên nền sỏi trắng, tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà bạn.

Ý nghĩa của cây cau đỏ theo phong thủy

cây cau đỏ

Từ bao đời nay trồng cây là việc được xem như một giải pháp rất quan trọng trong việc tăng cường sinh khí cho ngôi nhà. Khi cây tươi tốt thì có nghĩa là sinh khí thịnh vượng dồi dào. Cau bẹ đỏ là một trong những loại cây kiểng thích nghi với nhiều môi trường khắc nghiệt ở khí hậu nóng, lạnh kể cả khí hậu nhiệt đới hay ôn đới cây đều có thể sống được trong nước hoặc trong đất.

Theo phong thủy khi trồng cây ngoại thất sẽ có tác dụng Tàng Phong Tụ Khí ngăn ngừa gió lạnh từ các hướng Bắc, Đông Bắc thổi xuống và tạo bóng râm chống được nắng gắt từ hướng Tây, Tây Bắc nhằm lọc bụi, giữ lại hơi nước, không cản gió lành từ hướng Nam, Đông Nam thổi lên. Cha ông chúng ta thường có câu “Trước cau, sau chuối” của cha ông ta để lại chính là cách trồng cây thích hợp khí hậu, phương vị sẽ mang lại may mắn, phát tài, thịnh vượng, thường chúng ta chỉ thấy trồng cau trước nhà là như vậy theo kinh nghiệm của cha ông ta để lại.

Tuy nhiên, nếu đất có rộng thì cũng không nên trồng cây tùy tiện, tràn lan mà chỉ cần trồng đúng theo quy luật về thực vật và phong thủy. Đối với những cây thân thẳng đẹp thì thường được trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, trồng theo số lẻ thì nên trong 3 nhóm hoặc 5 cây.

Kỹ thuật trồng cây cau đỏ

cây cau đỏ
  • Điều kiện thời tiết: do cây cau bẹ đỏ sinh trưởng chậm, khi trưởng thành lại ưa sáng, còn non thì lại cần phải che bóng nhẹ. Cây có thể được đặt trong nhà, tuy nhiên phải chọn những nơi có ánh sáng mạnh, tránh những góc tối, như thế cây sẽ sinh trưởng kém, bẹ không rực đỏ và có thể rụi dần lá.
  • Đất trồng: phải chọn loại đất giàu dinh dưỡng thì cây mới có khả năng sinh trưởng tốt.
  • Lượng nước tưới: vì cây cần đủ ẩm để phát triển nên cần tưới nước thường xuyên, tuy nhiên cây lại không thể chịu úng lâu dài, nên đất trồng phải thoát nước tốt, cần kiểm soát độ đẫm nước của cây để cây có thể sinh trưởng bình thường.
  • Kỹ thuật trồng: Khi mới gieo hạt, phải chọn hạt tươi, hạt sẽ mất từ 2 – 4 tháng để nẩy mầm, còn nếu các bạn sử dụng hạt khô, có khi phải mất cả năm thì hạt mới có thể nảy mầm. Cần gieo hạt cây cau đỏ ở phần đất tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm.

Cách chăm sóc cây cau bẹ đỏ

  • Ánh sáng: cây cau bẹ đỏ rất dễ trồng và dễ chăm sóc, có để đặt ngoài đất hoặc trong chậu đều được. Nhưng đây là cây ưa sáng, khi cây còn nhỏ thì đòi hỏi cần phải che bóng, khi lớn lên thì cần đem cây ra ngoài nắng thường xuyên để cây quang hợp. Tránh để cây ở những góc thiếu sáng khiến cho cây sinh trưởng kém, màu đỏ của bẹ và cuống sẽ không được rực và có thể lụi tàn dần.
  • Nhiệt độ: cây không chịu được nhiệt độ lanh hoặc hạn hán, nhưng có thể chịu được lũ lụt và phát triển được trong môi trường nước đọng.
  • Đất trồng: nên trồng loại đất thịt 100% đất tự nhiên để cây đảm bảo thoát nước tốt và giữ được chất dinh dưỡng.
  • Phân bón: khi trồng cây trong chậu thì phải chú ý bón lót trước khi trồng, trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu.
  • Sâu bệnh: cây cau đỏ rất ít khi bị sâu bệnh, chủ yếu chỉ có ngài độc chè, một loài thuộc họ cánh vảy, họ ngài độc. Sâu non thường hại cây cau cảnh, sâu trưởng thành nằm dưới mặt lá, hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng thành khối. Do đó nên hái những lá có trứng và kén, dùng nước xà phòng có thể diệt được sâu non mới nở, phun thuốc hóa học lên cây.

Trên đây là một số chia sẻ về cây cau đỏ. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây, cũng như có cách chăm sóc cây luôn xanh tốt.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *