Cây hoa súng: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

3.4/5 - (300 bình chọn)

Hoa súng mang nét đẹp nhẹ nhàng và là biểu tượng của sự thanh khiết. Nếu bạn có cơ hội 1 lần chiêm ngưỡng đầm súng mùa trổ bông, thì chắc chắn rằng bạn sẽ không quên được khung cảnh thanh tao khi những cây hoa súng hé nở. Cùng chaucayxuatkhau theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về cây hoa súng nhé.

cây hoa súng

Đặc điểm cây hoa súng

Hoa súng là 1 giống thực vật thủy sinh, thuộc họ Nymphaeaceae, có tên tiếng anh là Nunephar. Ở 1 số nước, hoa súng được gọi là Water Lily, riêng giống hoa súng có màu lam xanh của Ấn Độ thì được gọi là hoa Sen xanh (Blue lotus). Hoa súng có tên khoa học là Nymphaeaceae. Từ này có xuất xứ từ chữ “numpho”. Đó là tên của 1 nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Đây là 1 nữ thần trẻ trung, xinh đẹp, cai quản sông suối, ao hồ. 

cây hoa súng

Cây hoa súng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với sự thích nghi cao, cây đã lan rộng qua các nước khác từ thời cổ đại đến nay. Những vườn hoa của các cung điện ở Thái Lan và Myanmar thường trồng súng để trang trí cho những ao hồ, vườn tược. 

Ở Việt Nam, có 3 loại súng chủ yếu là Nymphaea, Euryale và Barclaya. Cây hoa súng thường sống hoang dại trong ao, mương, kênh rạch, trên khắp mọi khu vực của nước ta. Trong đó, Đồng tháp Mười là nơi có nhiều hoa súng nhất ở Việt Nam.

Súng là một loài hoa thủy sinh thường sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên trên mặt nước. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 – 12 (thường 5 – 6), có mùi thơm nhẹ. Lá súng hình tròn, lá đơn, mọc cách. Hoa súng còn có thể phân loại thành 2 loại chính: súng chịu rét và súng nhiệt đới. Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày. Trong khi đó, các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm.

Ý nghĩa của hoa súng

Hoa súng có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Giống như hoa hồng, mỗi màu hoa súng lại có một ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra, thông điệp của loài hoa này còn tùy thuộc theo quan niệm của từng quốc gia trồng nó.

cây hoa súng

Theo quan niệm của các nước

Người Ai Cập cổ đại rất tôn sùng hoa súng sông Nin. Loài hoa này gắn liền với sự tích người Ai Cập đã dâng hoa cho thần mặt trời để tỏ lòng tôn kính. Vì vậy, theo người Ai Cập thì hoa súng tượng trưng cho trí tuệ, sự thuần khiết và thanh tao.

Theo quan niệm của người Phương Đông, thì hoa súng tượng trưng cho sự trong sạch của tâm hồn. Người ta còn nói rằng hình ảnh hoa súng vươn mình lên khỏi mặt nước, hiên ngang như người quân tử. Và tương truyền rằng nếu hái hoa súng vào ban đêm sẽ mang lại sự may mắn cho những người đang yêu.

Đặc biệt là hoa súng trắng đã được chọn là quốc hoa của Bangladesh từ năm 1971. Loài hoa giản dị nhưng thanh tao này có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa của nhiều nước trên thế giới.

Ý nghĩa hoa súng theo màu sắc

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, hoa súng đã được lai tạo nhiều và do đó nó có nhiều màu sắc khác nhau. Tương ứng với mỗi màu sắc là 1 ý nghĩa rất riêng.

cây hoa súng
  • Hoa súng trắng: Tượng trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi, trong sáng
  • Hoa súng tím: Biểu hiện sự thủy chung
  • Hoa súng hồng: Thể hiện sự mộng mơ, lãng mạn của tuổi trẻ
  • Hoa súng đỏ: Thể hiện sự trẻ trung, năng động, tràn đầy sức sống
  • Hoa súng vàng: Tượng trưng cho sự quý phái, tiền tài

Công dụng của hoa súng

Súng là 1 loài hoa đẹp để trang trí sân vườn, tiểu cảnh, giúp cho không gian trở nên hòa hợp với thiên nhiên. Vào những dịp lễ, Tết thì hoa súng còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. 

cây hoa súng

Người dân miền Tây đặc biệt thích những món ăn được làm từ súng, nhất là trong mùa nước nổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Qua bàn tay chế biến của người dân ở đây, cây hoa súng sẽ trở thành những món ăn đặc sản như lẩu chua, gỏi, canh chua hay món dưa chua hoa súng.

Người ta thường mua những chậu súng kiểng mini để tặng cho bạn bè, người thân vào những dịp sinh nhật hay tân gia. Hoa súng có giá trị tạo cảnh quan đẹp, giúp không gian thêm phần thoáng đãng, tươi mới. Do đó, rất thích hợp để trưng ở bàn làm việc hay trang trí ở 1 góc sân.

Bên cạnh đó, hoa súng còn dùng để điều chế nhiều bài thuốc hay, chữa bệnh rất tốt trong dân gian. Theo đông y, hoa súng có tác dụng an thần, trợ tim, chống co thắt, hỗ trợ hô hấp. Do đó, súng thường được dùng để trị các bệnh như tim đập nhanh, mất ngủ, ho, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm thận, tiểu buốt, viêm bàng quang, đau lưng, mỏi gối do thận yếu. Hoa súng còn có tác dụng chống say nắng, thanh nhiệt, cầm máu tạm thời.

Cách trồng và chăm sóc hoa súng

Trồng và chăm sóc cây hoa súng khá đơn giản. Súng sống và phát triển ở các ao, hồ. Vì thế, nếu muốn trồng hoa súng ở sân vườn thì cần phải tạo một môi trường sống tương tự. Nếu diện tích hạn chế, bạn cũng có thể trồng trong những chậu nhỏ. Khi đó, số lượng cây hoa súng cũng sẽ ít hơn.

cây hoa súng

Trước hết, bạn mua 1 chậu cây phù hợp với diện tích sân vườn, chậu không cần có lỗ thoát nước để giữ được nước cho cây. Sau đó, bạn rải sỏi và đá sạch kín phần đất trong chậu để giúp cho chậu hoa đẹp và sang trọng hơn. Khi trồng cây, bạn phải trồng củ ở phía rìa bên của chậu và để lá hướng về phía giữa, tạo thành một góc nghiêng khoảng 45 độ. 

Tiếp theo, bạn đổ nước vào đầy chậu và để ở ngoài trời thoáng mát. Khoảng 1 tuần sau, súng sẽ dần nảy mầm và vươn lá non. Khoảng 2 tháng sau, súng sẽ ra hoa và hoa nở trong vòng 5 ngày. Để súng phát triển nhanh và nở hoa đẹp, bạn nên tỉa lá định kỳ 2 tháng 1 lần và thường xuyên bổ sung phân bón cho cây.

Hoa súng với vẻ đẹp dung dị, mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của nó sẽ tạo nên những tiểu cảnh sân vườn vô cùng bắt mắt. Điều này giúp cho những ngôi nhà phố không còn thô cứng, giúp không gian trở nên thoáng mát, thơ mộng hơn. Với đặc điểm là nhiều màu sắc, hương thơm dịu nhẹ, ra hoa liên tục, súng đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình, biệt thự, quán cà phê. 

Ngoài ra, những chậu hoa súng mini cũng góp phần làm cho bàn làm việc, ban công, góc sân thượng thêm phần xinh xắn. Hơn nữa súng lại rất dễ trồng, không cần tưới nước hay chăm sóc nhiều nên được rất nhiều người ưa thích. 

Cây hoa súng vốn là một loài hoa dại mọc ở ao đầm nhưng nhờ vẻ đẹp mộc mạc, kiều diễm ngày càng được lòng người thưởng hoa. Hy vọng phần chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu nhiều hơn về hoa súng và các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều loài hoa khác nữa nhé!

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *