Cây hoàng nam: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

5/5 - (1 bình chọn)

Trước đây cây hoàng nam không được sử dụng nhiều vì nó có tán nhỏ, lá lại rủ xuống tạo cho người ta cảm giác buồn thê lương, không phát triển được, nhưng hiện nay cây đang trở thành biểu tượng của sự sang chảnh, lạ mắt. Cây Hoàng nam được trồng để tôn tạo cảnh quan sân vườn, công viên, công ty, đô thị, nhà ở đặc biệt phù hợp với các công trình mang kiến trúc châu Âu. Cây còn được sử dụng trồng che chắn hàng rào cho các xí nghiệp, nhà máy.

cây hoàng nam

Đặc điểm chung của Cây Hoàng Nam

Cây Hoàng Nam còn gọi là Cây Huyền Diệp. Cây có hình dáng giống cây tùng tháp nhưng lá to và dài màu xanh đẫm. Cây Hoàng Nam có tên khoa học là Polyathia Longifolia, Asoka tree, Cây Hoàng Nam được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và vùng nhiệt đới Đông Phi.

cây hoàng nam
  • Tên: Hoàng nam
  • Tên gọi khác: huyền diệp, hoàng lan, liễu Ấn Độ
  • Họ: Mãng cầu (Annoaceae)
  • Tên khoa học:  Monoon longifolium

Cây Hoàng Nam là cây thân gỗ, thẳng, cao, tán lá hẹp dạng tháp, có màu xanh. Lá thuôn dài, mềm, cong xuống, dày đặc, che kín hết cành thân. Lá đơn mọc cách cùng nằm trên một mặt phẳng, non màu vàng đỏ, già màu xanh đậm.

Hoa Cây Hoàng Nam là hoa chùm, 4 cánh hoa màu trắng, 4 đài màu xanh, ra hoa vào tháng 12 – 1 năm sau. Quả Cây Hoàng Nam nhỏ, khi chín màu đen. Cây dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, không chị được đất ngập nước. Cây mọc khỏe, dễ trồng, xanh quanh năm rất thích hợp trồng làm hàng rào che chắn, giảm tiếng ồn ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, cơ quan,….

Cây Hoàng Nam có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây được trồng phù hợp với khí hậu ẩm, đất tơi xốp, thoát nước tốt, cần che bóng tốt khi còn nhỏ. Cây có khả năng thích nghi và có sức sống cao. Cây Hoàng Nam là cây thân gỗ, thường xanh, từ ngọn đến gốc nhánh có xu hướng rủ xuống phủ xanh đều như nhau, đường kính tán nhỏ hơn những loại cây khác từ 1 – 2 m, vì hình dáng khá đặc trưng và mang dáng dấp buồn bã nên cây khá kén chọn vị trí trồng.

Công dụng

Cây hoàng nam được biết đến là cây tôn tạo cảnh quan phổ biến nhất hiện nay. Cây được trồng nhiều ở công viên, trường học và các khu vui chơi giải trí…hay làm hàng rào che chắn giảm tiếng ồn ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, cơ quan…

cây hoàng nam

Bên cạnh đó, cây hoàng nam trồng dọc ven hai bên đường vỉa hè để dẫn lối vừa nên thơ lại rất thẩm mỹ. Hoặc có thể trồng xen kẽ với một vài loài cây cảnh sẽ làm tăng vẽ mỹ quan cho vỉa hè.

Gỗ cây hoàng nam có màu trắng mịn, được dùng làm đồ mỹ nghệ.

Trong y học, cây hoàng nam có chứa nhiều vị thuốc có thể trị bệnh ngoài da, giúp hạ sốt, hạ huyết áp và trị giun sán. Tinh chất lấy từ cây hoàng nam và các hợp chất đồng phân của nó đã được nghiên cứu như một hoạt chất sinh học trong tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn.

Ý nghĩa của cây Hoàng Nam trong phong thủy là gì?

Ngày nay khi đời sống đã được nâng cao con người đã hướng đến những giá trị tinh thần. Trong đó, sử dụng cây Hoàng Nam trong phong thủy với ước mong thu hút may mắn. Đồng thời, chúng thể hiện sự cứng rắn, không chịu khuất phục trước khó khăn, gợi sức sống mãnh liệt.

Chính vì vậy người ta tin rằng cây Hoàng Nam giống tượng trưng có ý chí phấn đấu. Đây là yếu tố cần và đủ của mỗi con người để chinh phục những đỉnh cao mới. Đồng thời, chúng còn điều hòa không khí và là điểm xuyết cho bất cứ địa điểm nào.

Trồng cây Hoàng Nam vừa tạo nên khoảng không gian xanh trù phú vừa có ý nghĩa phong thủy. Hình ảnh cây thẳng đứng, vươn mình kiêu hãnh cùng màu lá xếp đều quanh thân có sức hấp dẫn đặc biệt. Muốn tạo điểm nhấn cho bất kỳ cảnh quan nào nhất định phải cân nhắc đến loại cây thời thượng này.

Cách trồng cây hoàng nam

cây hoàng nam

Chuẩn bị đất trồng

Để chuẩn bị bầu đất, bạn trộn đất với ít xơ dừa, mùn và phân chuồng. Việc này để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho cây con, vừa có độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Bầu đất cũng cần có lỗ phía dưới để tránh ngập úng.

Trồng bằng hạt

Hạt để gieo cây phải được chọn từ cây mẹ to khỏe, ít sâu bệnh. Sau khi thu hoạch hạt, bạn ngâm và ủ hạt trong túi vải ẩm từ 2 – 3 ngày.

Sau đó lấy hạt ra gieo vào bầu đất, che chắn cẩn thận, tuới nước để duy trì độ ẩm cho đất. Khoảng vài tuần là cây sẽ nảy mầm.

Tiếp tục chăm sóc, khi cây đạt độ cao từ 40 – 60cm thì có thể xé bầu và trồng ra khu vực bạn mong muốn.

Trồng bằng phương pháp giâm cành

Phương pháp giâm cành được nhiều người ưa chuộng hơn, bởi cây con dễ sống, sinh trưởng nhanh hơn.

Từ cây mẹ, bạn chọn cành to khỏe nhưng không quá già. Cắt cành khoảng 20cm, tỉa bớt lá phía dưới sau đó ngâm cành vào dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng.

Lấy cành ra, cắm vào bầu đất, che chắn và tưới nước để duy trì độ ẩm, chỉ vài ngày là cành sẽ bén rễ va sinh trưởng như bình thường. Khi cây lớn thì tách bầu và trồng ra đất.

Chăm sóc cây hoàng nam

Là cây công trình, bạn hầu như không phải làm gì nhiều khi chăm sóc cây hoàng nam, tuy nhiên khi cây còn nhỏ thì bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

cây hoàng nam
  • Tưới nước: cây có khả năng chịu hạn tốt, nên chỉ cần tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, cây con thì tưới nhiều lần hơn một chút. Khi tưới cây, chỉ phun một ít nước để đảm bảo làm ẩm đất, không tưới nhiều sẽ khiến cây ngập úng.
  • Ánh sáng: địa điểm tốt nhất để trồng cây hoàng nam là nơi có nhiều ánh sáng, các khu vực rộng rãi. Khi cây còn nhỏ, nên có biện pháp che chắn nếu trời nắng quá gắt, vậy là đủ.
  • Dinh dưỡng: như cầu dinh dưỡng của cây hoàng nam không cao, khi cây đã lớn hầu như bạn không cần phải bón phân. Tuy nhiên khi mới trồng thì bạn có thể định kỳ 3 – 4 tháng bón một ít NPK, nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa.
  • Cắt tỉa: khi mới trồng cây, cần có biện pháp neo giữ để tránh gãy đổ. Khi cây lớn thì cần cắt tỉa để tạo dáng cho cây, đồng thời tránh cây quá rậm rạp sẽ tạo điều kiện cho côn trùng, động vật.
  • Phòng trừ sâu bệnh: cây ít khi bị bệnh, thi thoảng có thể bị sâu ăn lá hay rầy bám, bạn chú ý quan sát, quét vôi ở gốc và mua thuốc về phòng trừ là được.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hoàng nam, tuy không phải là đầy đủ nhất nhưng cũng đủ để bạn tự mình trồng và chăm sóc một cây trong nhà.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

2 những suy nghĩ trên “Cây hoàng nam: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

  1. TRẦN VĂN TIẾN nói:

    chào shop. nhà mình có 10 cây hoàng nam 5 năm tuổi. mình muốn bán đi á. rẻ thôi 200 ngàn 1 cây đi. nếu cần thì liên lạc cho mình nha. cảm ơn ! số điện thoại 0355822259, địa chỉ tổ 7 ấp tây minh xã lang minh Huyện xuân lộc tỉnh đồng nai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *