Cây Hồng Hạc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Rate this post

Hiện nay, cây hồng hạc đang ngày càng được nhiều người lựa chọn trang trí trong không gian sống. Vậy loại cây này có gì thú vị mà lại được nhiều người yêu thích đến vậy nhỉ? Cùng Vườn cây cảnh Ngọc khám phá những đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng chăm sóc của loại cây này nhé!

cây hồng lạc

Cây hồng hạc là cây gì?

Cây hồng hạc mang nét đẹp kiêu hãnh như một loài hồng hạc hiếm có, khó tìm. Cây hồng hạc được đông đảo người chơi cây cảnh sẵn sàng chi mạnh tay để rước em về trang trí cho không gian sống. Cây hồng hạc được Frieda Billiet phát hiện vào năm 1981, trong một lần khám phá rừng mưa nhiệt đới vùng thấp tại Guiana, Pháp.

  • Tên thường gọi: Cây hồng hạc, Cây Philodendron Billie Iae
  • Tên gọi khác: Trầu bà hồng hạc, Việt Hồng Hạc
  • Tên khoa học: Philodendron Billietiae
  • Họ thực vật: họ ráy
  • Chiều cao trung bình: 70cm – 1m 
  • Nguồn gốc: từ Brazil, Guyana và Guiana thuộc Pháp. 

Cây hồng hạc hay trầu bà hồng hạc nổi bật với chiếc lá thuôn dài, xẻ sâu hình trái tim ở phần cuống. Điểm thú vị ở những chiếc lá có màu xanh biếc là chúng có các đường viền lá gợn sóng cùng sắc cam rực rỡ.

Phần gân của lá thì có màu nhạt hơn cộng thêm thân cây có màu đỏ cam dài và thanh lịch. Thân cao, dài, mảnh khảnh mang đậm màu đỏ cam kết hợp cùng những chiếc lá mũi nhọn tạo cảm giác như đang nhìn vào đầu và cổ của một chú hồng hạc. Chính đặc điểm này đã tạo nên nét nổi bật cho lá cây, trông bắt mắt, sang chảnh và tinh tế làm cho ai nhìn cũng phải say đắm.

Công dụng của cây hồng hạc

công dụng của cây hồng lạc

Khi xu hướng trồng cây cảnh trong không gian sống ngày càng được ưa chuộng, bởi không chỉ giúp cho không gian sống của mình thêm phần sinh động mà nó còn giúp làm sạch không khí. 

Không những thế, cây hồng hạc còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về vận may giúp mang lại những điều tốt lành, may mắn và tiền tài cho người trồng. Với những người kinh doanh chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ loại cây đặc biệt này. 

Đồng thời, nhờ tính thẩm mỹ cao cùng ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây hồng hạc còn được chọn để làm quà tặng trong nhiều dịp lễ như: sinh nhật, tân gia, khai trương, ….

Chọn lựa cây Hồng Hạc (Philodendron Billietiae)

Cây hồng hạc, hay Philodendron Billie Iae, là một trong những loại cây cảnh có vẻ đẹp tươi mới và dễ chăm sóc. Để bắt đầu trồng cây này, việc lựa chọn một cây chất lượng là quan trọng hàng đầu. Khi mua cây hồng hạc, hãy chú ý đến lá và thân cây. Lá nên có màu xanh sáng, không có dấu hiệu vết bẩn, sâu bệnh hay tổn thương. Thân cây cần khỏe mạnh và không có dấu hiệu đen sần.

Khi trồng cây hồng hạc, lựa chọn chậu và chất liệu chậu cũng rất quan trọng. Chậu cần có lỗ thoát nước để tránh tình trạng dư nước gây hại cho rễ cây. Chất liệu chậu tốt nhất là gốm hoặc nhựa có độ thoát nước tốt. Đồng thời, lớp đất trong chậu cần có độ thoát nước tốt, không quá chặt và không quá dẻo.

Cây hồng hạc thích ánh sáng vừa phải và không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu trồng trong nhà, đặt cây ở gần cửa sổ để cây nhận đủ ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, cây cũng cần không gian thông thoáng và không nên được đặt gần máy lạnh hoặc nguồn nhiệt.

Những vấn đề mà cây hồng hạc thường gặp phải

Cây hồng hạc loại cây được xếp vào top cây cảnh ít bị sâu bệnh tuy nhiên, điều không may là rệp rất yêu thích. Mà rệp là một loại sâu bọ có kích thước rất nhỏ, vậy nên rất khó để quan sát thấy chúng. Và nếu để chúng ở trên cây thời gian dài, chúng sẽ hút các chất dinh dưỡng của cây, từ đó thời gian sinh trưởng của cây sẽ bị rút ngắn. Cách tốt nhất để bảo vệ cây là bạn hãy thường xuyên dùng bình xịt côn trùng để ngăn ngừa các loại sâu bọ, đặc biệt là loại rệp.

những vấn đề thường gặp ở cây hồng lạc

Ngoài ra, một vấn đề mà cây hồng hạc thường gặp phải là nó bị sốc lạnh. Dấu hiệu để biết là khi lá của cây chuyển thành trắng và rũ xuống. Khi nhìn thấy tình trạng này thì hãy lập tức đưa cây đến nơi ấm áp và có độ ẩm phù hợp. Sau đó, cắt bỏ những chiếc lá hay phần lá bị hỏng để không ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận khác của cây.

Bên cạnh đó, khi lá bắt đầu có màu nâu, hay sọc nâu, chúng đang bị thiếu hụt Magie. Hãy cấp cứu cho cây bằng cách phun muối Epsom và bổ sung ngay chất này trong lần phân bón gần nhất. 

Làm sao để nhân giống cây hồng hạc

Cũng như những loại cây cảnh phổ biến khác, bạn có thể sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống cho cây hồng hạc. 

  • Đầu tiên, hãy đảm bảo cây bị chiết có đủ trưởng thành. 
  • Tiếp đến, bạn chiết cành và xử lý vết cắt với cây mới bằng cách để chính trong môi trường ấm áp và đủ ẩm ít nhất bảy ngày. Lưu ý, trong lúc chờ hay chuẩn bị sẵn chậu và đất có đủ khả năng thoát ẩm. 
  • Khi đã qua bảy ngày chờ, bạn tiến hành đưa cây con qua một chậu mới. 

Vậy là đã bạn đã có thể nhân giống thành công cây hạc rồi đấy. 

Cách chăm sóc cây hồng hạc

Mặc dù là một loại cây cảnh dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu để cây có thể sinh trưởng tốt nhất, bạn nên đảm bảo các điều kiện sau:

Đất

Phải nói rằng đất là thứ chính yếu để duy trì sự sống cho cây và đất tốt sẽ góp phần cho cây được phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Với cây hồng hạc bạn cần chuẩn bị loại đất có khả năng thoát nước và có độ ẩm.

Ngoài ra, để cây hồng hạc có thể sinh trưởng tốt, bạn hãy áp dụng công thức đất dưới đây: 

  • Phân trộn
  • Đá trân châu Perlite
  • Bột đậu nành
  • Rêu than bùn sphagnum

*Lưu ý: bạn bên trộn đều lượng các thành phần trên, chỉ có bột nành là cần ít hơn cho hỗn hợp.

Ánh sáng

Nếu như con người cần thức ăn và ánh sáng để duy trì sự sống thì cây cảnh cần ánh sáng và nước để phát triển, cây hồng hạc cũng không ngoại lệ. Loại cây này thích ánh sáng vừa phải và không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

Nếu trồng trong nhà, đặt cây ở gần cửa sổ để cây nhận đủ ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, cây cũng cần không gian thông thoáng và không nên đặt cây gần máy lạnh hoặc nguồn nhiệt.

Tưới nước

cách chăm sóc cây hồng lạc

Cây hồng hạc là loại cây ưa ẩm, bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Tuy nhiên, mỗi lần tưới nên tưới một lượng nước vừa đủ, tránh tưới quá nhiều sẽ gây ngập úng và dẫn tới bị thối rễ cây. 

Để có thể ngăn ngừa tình trạng đất bão hoà là bạn hãy cẩn thận kiểm tra đất trước và sau khi tưới để đảm bảo đất giữ được độ ẩm nhẹ bằng cách cắm đầu ngón tay xuống dưới mặt đất xem vùng đất đã có đủ độ ẩm hay chưa nhé.

Nhiệt độ

Nhiệt độ tốt nhất để duy trì môi trường sống cho cây là từ 18 – 27 độ C. Vào ban đêm, khi nhiệt độ ngày càng giảm, nền nhiệt phải luôn đảm bảo ở mức từ 13- 18 độ C. Đây cũng là mức nhiệt phù hợp để nuôi cây trong những ngày đông lạnh giá. 

Tuy nhiên, vào mùa hè với thời tiết như ở Việt Nam nên trồng cây trong nhà hoặc trong phòng điều hòa để cây được phát triển tốt nhất.

Phân bón

Với loại cây này, bạn nên sử dụng phân bón tan chậm cho chúng và phân bón loại này sẽ được tan hết trong vài tháng. Vì vậy, cây chỉ cần bạn bón phân cho chúng 2-3 tháng/lần. Cụ thể hơn, trong phân bón bạn dùng sẽ phải chứa các chất dinh dưỡng như là nitơ, phốt pho và kali. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng đất cần làm ẩm trước khi bón phân vì nếu để đất khô, phân bón sẽ làm cháy rễ cây. 

Phòng sâu bệnh

Với những loại cây cảnh thì không thể nào tránh các loại sâu bệnh. Đặc biệt, đối với cây hồng hạc thì kẻ thù lớn nhất chính là con rệp. Loài sâu bệnh này hút nhựa cây rất nguy hiểm. Khi phát hiện cây bị loại sâu bệnh này tấn công, bạn nên dùng khăn ướt tẩm oxy già để lau lá hoặc cắt bỏ luôn phần bị tấn công. Tránh để bệnh lan truyền cả cây.

Cây hồng hạc là một cây cảnh đẹp, sang trọng mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua khi muốn tìm cây cảnh để trang trí cho không gian sống. Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay không biết nên chọn cây cảnh nào cho không gian của mình thì  không thể bỏ qua cây hồng hạc rồi đấy. 

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *