Cây lộc vừng: đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

5/5 - (1 bình chọn)

Cây lộc vừng  là một trong những loại cây cảnh khá được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, nó là một trong những loại cây phong thủy quý theo phong thủy của người phương Đông chúng ta.

Tìm hiểu chi tiết về cây lộc vừng

Đặc điểm cây lộc vừng

Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng (danh pháp khoa học: Barringtonia acutangula) là một loài thuộc chi Lộc vừng, là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland.

Cây lộc vừng thuộc dạng thân gỗ được trồng lâu năm với chiều cao trung bình khoảng 15 – 20m, đường kính khoảng 40 – 50 cm. Thân cây khi còn non có màu xanh, khi về già thân sẽ bị sần sùi và có màu nâu xám. Có rất nhiều cành nhánh mọc về nhiều hướng khác nhau, vì thế loại cây này có tán lá rộng. Dạng lá đơn, thuôn tròn và khó to. Lá có hình bầu dục, phía trước hơi tù có mũi nhọn và phiến lá màu xanh đậm khi già.

Hoa của cây lộc vừng mọc thành từng chùm dài khoảng 6 – 10 cm mọc rủ xuống ở đầu và cành. Hoa nhỏ màu đỏ tươi, tỏa hương thơm và có hình dáng thướt tha. Loài hoa lộc vừng cũng ra hoa từ thời điểm thích hợp từ 6 đến tháng 8 âm lịch.

Quả cây lộc vừng có mặt cắt ngang hình hộp hoặc hình tròn với đường kính khoảng 9 – 11 cm và có lớp xơ dày bao quanh hạt. Khi quả non có màu xanh và khi quả chín có màu vàng nâu.

Tác dụng cây Lộc Vừng trồng ban công

Giúp tạo bóng mát – cây Lộc Vừng trồng ban công

Vì là cây lớn, có nhiều lá xum xuê. Nên khả năng làm mát trong một không gian xung quanh là rất lớn. Tạo cảm giác dễ chịu thư thái cho mọi người xung quanh.

Lọc không khí – cây Lộc Vừng trồng ban công

Bởi bề mặt rộng của cây và nhiều lá giúp giữ lại bụi bẩn trong không khí. Việc lọc không khí sẽ giúp lấy đi các tác nhân gây hại cho con người. Đảm bảo sức khỏe luôn duy trì ở mức tốt nhất.

Làm cây xanh cảnh quan trang trí – cây Lộc Vừng trồng ban công

Đối với Lộc Vừng dạng bon sai có thể tùy thích uốn cây theo sở thích của người trồng. Đây cũng sẽ là một thú chơi cây cảnh vừa lành mạnh, vừa bổ ích. Mà còn mang lại nhiều ý nghĩa về sức khỏe.

Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng

Có nơi đặt vào bộ tứ quý Sanh, Sung, Tùng, Lộc có nơi đặt vào bộ tam đa sinh vật cảnh: vạn tuế ứng với thọ, vừng ứng với Lộc, sung ứng với sự sung túc được trồng làm bonsai trong các bể, ang, chậu hay cây cảnh bóng mát nơi nhà ở, sân vườn, bờ ao, đô thị, bệnh viện, trường học, khách sạn…

Cách trồng cây lộc vừng trong chậu

Xưa kia ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây Lộc Vừng với mong muốn mang lại sự may mắn và tài lộc. Tên Lộc Vừng được cho là lộc ứng với phát lộc như vừng mè tuy hạt nhỏ nhưng nhiều, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định.

Gốc cây lộc vừng to, vô cùng vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của chủ nhân. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm của người xưa, để cây lộc vừng trong nhà còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn.

Chữ Lộc ứng với tài lộc vừng là nhỏ nhặt nhưng nhiều. Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng, tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật. Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10 – 15 ngày là đỏ rực cả cây.

Nhiều người tận dụng thời gian Lộc Vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn. Họ tin khi Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.

Hoa của cây Lộc Vừng màu đỏ rất đẹp có ý nghĩa thịnh vượng, phát lộc. Trồng cây Lộc Vừng để tài lộc vào nhà như nước vừa để ngắm vừa được ăn và muốn tăng nguồn năng lượng dương cho ngôi nhà. Nhiều người trồng 2 – 3 cây bổ thụ hoặc cây cảnh khác để dung hòa nguồn năng lượng ẩn trong cây cũng là kiêng việc không trồng một cây cổ thụ.

Nên trồng cây lộc vừng ở vị trí nào?

Nhắc đến phong thủy, đương nhiên bạn phải quan tâm đến hướng đặt cây. Một cây phong thủy tốt sẽ phát huy tác dụng hết mức nếu được đặt đúng vị trí hợp với chúng.

Cây lộc vừng

Bạn thường thấy người ta không chọn trồng những cây cổ thụ trong nhà vì quan niệm những cây có tuổi thọ cao hơn tuổi người sẽ là nơi tích tụ nhiều tà khí. Nhưng với cây lộc vừng thì điều này là sai lầm. Các gia đình thường trồng 1 vài cây trước nhà với hy vọng chúng sống thật lâu để gia chủ thêm thịnh vượng, an bình.

Vì mặt tiền là nơi đón những luồng âm dương nên các nhà phong thủy học nghiên cứu và chỉ ra rằng đây là nơi thích hợp để trồng cây vừa để đón những điều tốt đẹp, vừa để ngăn chặn những điềm dữ.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

1. Chọn giống cây lộc vừng

Hoa Lộc vừng có nhiều loài khác nhau như loại có lá tròn, loại lá dài. Hay loài hoa màu hồng, loài Lộc Vừng hoa đỏ. Hay loài hoa màu vàng… Mặc dù loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 – 8 âm lịch nhưng loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm sơn đôi chút, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.

Nhánh cây lộc vừng

2. Đất trồng cây lộc vừng

Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, hơn nữa có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón. Đất phải tơi xốp, thoáng và đảm bảo độ dinh dưỡng cao. Đặc biệt chú ý công đoạn thoát nước tốt vào mùa mưa.

3. Kỹ thuật trồng cây lộc vừng

Bất kể bạn trồng cây Lộc vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện cần và tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây lộc vừng vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cố định cây. Sau đó nên xếp gạch và đá xung quanh bầu. Tiến hành tưới nước và chăm sóc cho đến khi bộ rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bắt đầu tiến hành bịt lỗ thoát nước lại.

Khi đó, bầu rễ sẽ được ngâm tự do trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng tưới vừa đủ nếu không cây sẽ bị úng và chết yểu. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy nhà bạn.

4. Cách chăm sóc cây lộc vừng ra nhiều hoa

Cách chăm sóc cây Lộc vừng không khó nếu biết cách áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng phương pháp. Bởi giai đoạn trồng cây sẽ quyết định tới 80% tới mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Cộng thêm chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo ra một cây Lộc vừng ra hoa đẹp đúng như mong muốn của chủ sở hữu.

Đầu tiên cần thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới. Khi cây đã lớn mạnh thì chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc. Đặc tính của cây Lộc vừng là không quá phụ thuộc và phân bón vì chúng có sức sống cực mạnh. Nhưng có chăng để cho cây xanh tốt, phát triển đồng đều các nhánh cành thì nên tiến hành bón chút phân đạm theo định kỳ vài tháng 1 lần.

5. Cách chiết cành lộc vừng

Thời điểm phù hợp nhất là vào thời điểm tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm. Khi đó lộc Xuân đã chuyển sang dạng cành bánh tẻ. Nên chọn những cành giữa thân, có lớp vỏ dày, dồi dào nhựa sống. Cộng thêm sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi của ngoại cảnh. Sau đó tiến hành khoanh bóc vỏ, cạo sạch tơ, rồi để ráo nhựa sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Chú ý, cần buộc bầu bằng loại đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc lại bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không gây mất nước quá nhanh ở bầu đất.

Cách chăm sóc cây lộc vừng trong chậu

Kỹ thuật chiết cành này đảm bảo chỉ sau 2 – 3 tháng sẽ thấy rễ lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai lại cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành và bắt đầu cho hạ thổ là vừa.

6. Cách uốn tỉa bonsai cây lộc vừng

Kỹ thuật uốn tỉa cho cây Lộc vừng đòi hỏi phải kiên trì, khéo léo. Để cây có dáng bonsai đẹp, ngay từ khi cây còn non bạn đã phải tiến hành uốn cây ngay thoe ý muốn

7. Phòng trừ sâu bệnh

Cây Lộc vừng có có khá nhiều sâu hại để ý. Để giảm thiểu tối đa cần tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán. Giúp loại trừ tối đa nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng.

8. Kỹ thuật làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Để áp dụng cách này thì trước khi cây trổ hoa 1 – 1,5 tháng cần bón thúc bằng phân NPK vi sinh ngâm với nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ hết lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.

Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây sẽ chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo cây sẽ rụng hết lá. Sau khi thấy cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ chuẩn bị đâm ra. Khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Hy vọng những thông tin về cây lộc vừng đã giúp những bạn yêu quý cây cảnh này có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan

Sen đá chuỗi ngọc đứng: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Sen đá chuỗi ngọc đứng đang trở thành một loại cây cảnh hot trend trong...

Cây sen đá chuỗi ngọc: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc là một loại cây cảnh phổ biến trong nghệ thuật...

Cây Hồng Hạc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Hiện nay, cây hồng hạc đang ngày càng được nhiều người lựa chọn trang trí...

Sen Đá Đô La: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới sen đá, sen đá đô la là một loại cây rất đặc...

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *