【Khám phá】Cây Nguyệt Quế hợp mệnh gì, hợp với tuổi nào?

3.7/5 - (9 bình chọn)

Cây Nguyệt Quế là một loài cây rất được ưa chuộng bởi nhiều công dụng, nhất là trong phong thủy. Vậy cây Nguyệt Quế hợp mệnh gì, hợp với tuổi nào? Hãy cùng Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế thực hay còn gọi là Nguyệt Quế Hy Lạp có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Thuộc họ Lauraceae, tên khoa học là Laurus nobilis, màu xanh có mùi thơm và thường mọc cao từ 10-18m. Loại cây này thường mọc ở những khu rừng gần suối, những nơi có độ ẩm cao.

Nguyệt Quế là một loại gia vị ẩm thực, được sử dụng để tạo hương vị cho món ăn. Nó cũng là nguồn gốc của vòng Nguyệt Quế của người Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng vòng Nguyệt Quế làm giải thưởng cho những người chiến thắng trong các cuộc thi Pythian và Olympic

Nguyệt Quế là cây thân gỗ hoặc mọc thành bụi lớn. Tùy theo loài cây và điều kiện sinh trưởng mà cao từ 3-18m. Lá có răng cưa, dài 6-12cm và rộng 2-4 cm, thường xanh và có mùi thơm. 

Hoa Nguyệt Quế là hoa đơn tính, màu trắng, vàng nhạt, có lông tơ mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa có mùi thơm, có thể nở quanh năm. Quả Nguyệt Quế hình trứng hoặc hình cầu, mọng, đầu nhọn, gốc có đài, màu đỏ sẫm. Một quả chứa 1-2 hạt.

Cây Nguyệt Quế thích hợp với nơi có nhiệt độ 23-29 độ C, không ưa ánh nắng trực tiếp và độ ẩm trong đất cao. Cây sinh trưởng ở mức trung bình.

Ý nghĩa phong thủy cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế có từ truyền thuyết Hy Lạp cổ đại (sự tích hoa nguyệt quế), và tượng trưng cho chiến thắng và vinh quang. Vòng Nguyệt Quế luôn là biểu tượng quà tặng được lựa chọn tại các giải đấu, cuộc thi lớn. Một số ý nghĩa phong thủy Nguyệt Quế là:

Sự tích hoa nguyệt quế
  • Tác dụng trừ tà: Nguyệt Quế có tác dụng trừ tà, xua đuổi những điều xui xẻo trong cuộc sống, cứu gia đình khỏi những điều xui xẻo.
  • Biểu tượng của sự chiến thắng: Trong học tập và công việc, vòng Nguyệt Quế mang lại may mắn, hạnh phúc và tài lộc dồi dào cho người sở hữu nó. Vòng Nguyệt Quế có ý nghĩa trao thưởng cho người chiến thắng và mang lại thành công.
  • Nguyệt Quế có tác dụng mang lại niềm tin, cầu chúc gia đình dồi dào sức khỏe, bình an, con cháu vươn cao, vạn sự như ý.
  • Mùi hương Nguyệt Quế khiến bạn cảm thấy sảng khoái, lạc quan, luôn sảng khoái và giúp đầu óc luôn nhạy bén để giải quyết mọi việc.

Cây Nguyệt Quế hợp tuổi nào?

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia phong thủy, Nguyệt Quế là loại cây trang trí thích hợp cho những người sinh năm Thân. Vì Nguyệt Quế là một loại cây nhỏ, xinh xắn. Hoa Nguyệt Quế to, màu vàng nhạt, có mùi thơm, thích hợp với những người tuổi Thân. 

Cây Nguyệt Quế hợp mệnh gì

Tuổi Thân trồng cây Nguyệt Quế giúp họ có thêm quyền lực, vươn tới đỉnh cao để thành công trong cuộc sống, cây tượng trưng cho sự chiến thắng, thành công, danh vọng, tài lộc và phú quý. 

Cây Nguyệt Quế hợp mệnh nào?

Cây Nguyệt Quế có màu xanh tươi quanh năm do đó tượng trưng cho mệnh Mộc. Theo ngũ hành phong thủy, người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa rất thích hợp trồng loại cây này. 

Cây Nguyệt Quế hợp mệnh gì

Như vậy, những người mệnh Mộc trồng cây mệnh Mộc (tương hợp) thì việc làm ăn thuận lợi, tạo ra sự suôn sẻ trong công việc và kinh doanh thoải mái, ít bất trắc hơn. 

Người mệnh Hỏa (tương sinh) trồng cây mệnh Mộc có tác dụng hỗ trợ phong thủy rất tốt. Mộc có nghĩa là gỗ, nhưng gỗ tạo ra lửa, tức là Hỏa. 

Những người mệnh Thủy trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương sinh) vì thế người mệnh Thủy cũng thích hợp trồng cây Nguyệt Quế.

Tuy nhiên, với những người mệnh Thổ, tức là đất thì theo quan niệm tự nhiên, cây cối hút dinh dưỡng, đâm rễ sâu vào lòng đất vậy nên người mệnh Thổ được cho là không hợp khi trồng cây Nguyệt Quế.

Tuy nhiên những ai có sở thích và ưa chuộng loại cây này đều có thể trồng và chăm sóc bình thường.

Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà? Vị trí thích hợp để trồng cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế trồng trong nhà được không? Người ta tin rằng trồng cây Nguyệt Quế trước nhà sẽ tăng thêm phúc khí cho gia chủ. 

Cây Nguyệt Quế

Nếu bạn muốn tiền sảnh của gia đình mình luôn xanh tươi và mát mẻ thì Nguyệt Quế trước nhà là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn sẽ thấy rằng trồng Nguyệt Quế trước nhà sẽ làm tăng đáng kể giá trị thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời, tinh thần của mỗi gia đình cũng được nâng cao.

Nếu tiền sảnh của ngôi nhà, hay khu vườn của bạn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể chọn Nguyệt Quế bonsai. Cách này giúp giải quyết vấn đề về diện tích và không làm giảm giá trị của cây, thậm chí còn có ý nghĩa nghệ thuật to lớn. 

Với những loại cây nhỏ, bạn có thể đặt trên bàn trang trí. Những cây lớn hơn có thể đặt ở góc phòng, ngoài hành lang, cầu thang hay trước cửa nhà. 

Theo người châu Á, Nguyệt Quế là loại cây giúp xua đuổi tà ma, xua đuổi vận xui, xua đuổi những điềm xấu trong cuộc sống. Vòng Nguyệt Quế còn mang lại hạnh phúc, thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.  

Vì vậy, trồng cây Nguyệt Quế vừa mang tính phong thủy, vừa có thể trồng trước cửa nhà để làm đẹp.

Cách trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Để cây Nguyệt Quế mang lại may mắn và phú quý cho gia chủ, bạn cần biết kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Nguyệt Quế đúng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật trồng cây Nguyệt Quế

Có bốn cách khác nhau để trồng cây Nguyệt Quế khác nhau là:

  • Chiết cành: chọn những cành bánh tẻ khỏe mạnh, không sâu bệnh, đã ra hoa và sinh trưởng tốt từ 1 – 2 năm.
  • Giâm cành: dùng những đoạn cành bánh tẻ, vỏ màu nâu hoặc xám và dùng kích thích sinh học để kích thích ra rễ mới. Thời điểm giâm cành tốt nhất là tháng 6-8. 
  • Ghép mắt: đây là phương pháp phổ biến nhất vì đơn giản, cây mau lớn. Chọn một gốc ghép mọc thẳng, không bị sâu bệnh, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa phải để ghép vào.
  • Gieo hạt: phương pháp này không thường được sử dụng vì khả năng hạt nảy mầm không cao.

Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế 

  • Về đất trồng: Khi sử dụng, hãy tuân thủ công thức trộn đất sau: Trộn đất phù sa, phân chuồng hoai mục, xơ dừa và mùn trấu theo tỷ lệ 2: 1: 1: 1 rồi trộn đều.
  • Về bón phân: Nên bón cho cây 1-2 tháng / lần, mỗi lần bón khoảng 5-10g phân NPK 20-20-15 hoặc 15-20g phân Dinamix để tăng dinh dưỡng cho đất. Nếu cây không tươi tốt, nhiều rễ cắm xuống đất chuyển sang màu vàng thì phải thay đất cho cây.
  • Về ánh sáng: Là cây không ưa sáng nên đặt ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp hoặc cường độ ánh sáng cao, cây để bàn cần được chiếu đủ ánh sáng để cây quang hợp vào buổi sáng hoặc chiều tối.
  • Về nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu từ 23 – 29 độ C 
  • Về độ ẩm: Cây ưa nước nên tưới nước thường xuyên và luôn giữ ẩm cho đất.
  • Về sâu bệnh: Hai trong số các bệnh hại cây trồng phổ biến nhất là bệnh thối rễ và bệnh loét do vi khuẩn. Vì vậy cần phải chú ý chăm sóc và có biện pháp xử lý để cây không bị tổn thương

Trên đây là những thông tin về cây Nguyệt Quế hợp mệnh gì, hợp với tuổi nào và cách trồng cũng như chăm sóc cây mà Chậu cây xuất khẩu muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích, để biết thêm về những loại cây phong thủy, đừng bỏ qua Chaucayxuatkhau nhé!

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...