Cây thủy trúc: “chiếc máy lọc nước”, mang đến may mắn

5/5 - (1 bình chọn)

Cây thủy trúc được mệnh danh là “chiếc máy lọc nước” kỳ diệu nhất của tự nhiên. Đây là loài cây được trồng thủy sinh ở nhiều nơi tại Việt Nam. Với vẻ ngoài độc đáo và ấn tượng, loài thực vật này không những được trồng để lọc nước. Mà chúng còn giúp tạo cảnh quan và tăng thẩm mỹ cho không gian sống. Một số gia đình còn trồng chúng với mục đích phong thủy – để trừ tà.

cây thủy trúc

Đặc điểm cây thủy trúc

Cây thủy trúc là một loài thực vật có kiểu xếp cực kì lạ mắt và độc đáo. Chúng còn được gọi với tên phổ thông hơn trong đời sống hằng ngày là cây lác dù. Các nhà khoa học gọi chúng là Cyperus alternifolius – tạm dịch là cây trúc ngược.

cây thủy trúc

Loài thực vật cùng họ với cây Cói, bắt nguồn từ Madagasca ở khu vực Châu Phi. Sống thành từng bụi nhỏ và mọc thủy sinh trên mặt nước. Vì tính chất hoạt động của rễ, nên nhiều người gọi nó là một chiếc máy “lọc nước” sinh học.

Chiều cao trung bình của mỗi nhánh thủy trúc thường sẽ đạt 0,5 – 1,5 m. Thân cây mọc đứng thẳng tắp và có màu xanh lục đậm đặc trưng.

Vì thuộc họ hàng thân thảo nên cây mảnh mai và không cứng cáp như thân gỗ. Phần lá của loài thực vật này biến đổi và bắc xếp thành vòng tròn như lá cọ.

Ở phía dưới thì đổi thành các bẹ giúp cho việc làm sạch nước diễn ra dễ dàng hơn. Lá của chúng rất dài và tạo thành các chiếc dù rũ xuống trông cực kỳ đẹp mắt.

Khi ra hoa, hoa của chúng xếp tỏa ra phía trên phần lá bắc và thường trắng. Sau đó, khi hoa già thì chúng đổi thành màu nâu và để lại các cuốn hoa.

Ý nghĩa phong thủy

Ít ai biết, loài cây này mang một ý nghĩa phong thủy vô cùng lớn trong cuộc sống. Chúng có khả năng trừ à và giúp gia chủ có nhiều điều may hơn.

cây thủy trúc

Điểm đặc biệt của loài thực vật này là ý nghĩa về mặt tinh thần. Trong ngũ hành, chúng được xếp vào hành Thủy. Do đó, khi trồng chúng, gia chủ sẽ cảm thấy mọi việc điều hanh thông.

Những điều không hay sẽ được đẩy lùi và mang đến được nhiều bình an trong cuộc sống.

Một điểm đặc biệt của loài cây này chính là không hề kén mệnh. Bất kỳ người nào cũng có thể trồng chúng mà không sợ sẽ khắc mệnh.

Ngày nay, chứng được đặt chủ yếu ở văn phòng lãnh đạo, cầu mong làm ăn thuận lợi suôn sẻ. Trong gia đình, cây thường đặt ở phòng khách để mang đến nhiều may mắn an lành.

Công dụng của cây thủy trúc

Làm cảnh: Đây là công dụng đầu tiên quan trọng nhất khi người ta nghĩ đến cây thủy trúc. Không chỉ có vẻ ngoài độc đáo, tổng thể nhỏ gọn và cực kỳ dễ chăm sóc.

cây thủy trúc

Cây phù hợp với việc tiểu cảnh để dễ dàng đặt ở bất kỳ một vị trí nào trong ngôi nhà của bạn. Chúng đa số được đặt ở sân vườn, giếng trời, trồng nơi các chậu và trong các hồ nước.

Một số cơ quan thường đặc cây này trên tiền sảnh hoặc chỗ tiếp khách hàng. Loài cây này cực kỳ duyên dáng nên khi trồng tạo cảm giác thẩm mỹ cao và tăng sự sinh động.

Sắc xanh của cây giúp cho không gian nơi bạn sống trở nên tươi tắn và đẹp đẽ hơn.

Lọc nước: Một số gia đình thường trồng cây này trong các bể chứa nước để làm sạch. Cụ thể, ở hồ cá là những nơi thường xuất hiện loại cây này nhất.

Chúng còn có tác dụng lọc sạch không khí hơn và tạo một không gian thật là trong lành và mát mẻ. Bộ rễ của chúng có khả năng hấp thụ các chất độc và kim loại nặng trong nước.

Qua đó giúp cho môi trường nước bớt ô nhiễm hơn tạo sự sạch sẽ. Cây được trồng thủy sinh trong các bể nước thải công nghiệp.

Phong thủy: Loài thực vật này có ý nghĩa trong trừ tà nên giúp gia chủ tránh được những điều không may. Ngoài ra, chúng còn cầu nhiều may mắn cũng như an lành trong công việc và học tập.

Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc

Cây được trồng bằng hai cách: Hoặc là trồng thủy sinh hoặc là trồng trong chậu. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều nơi trồng chúng vào trong các chậu đất và để trong nhà.

Cây có thể chịu được ngập úng trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến sự phát triển. Chúng không đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc khi trồng.

Hướng dẫn các bước trồng cây thủy trúc

cây thủy trúc
  • Bước 1: Chọn cây trồng. Thủy trúc có sức sống rất mãnh liệt nhưng không vì thế mà nó không dễ chết. Khi bạn lựa chọn giống về trồng nên chọn những cây khỏe mạnh. Thân cứng cáp, lá xanh, không sâu bệnh… Như vậy, khi chuyển vị trí mới cây mới có thể phát triển tốt được
  • Bước 2: Tách cây. Công đoạn này phải thật lưu ý. Vì rễ là bộ phận hấp thụ dinh dưỡng từ ngoài vào trong cây. Khi rễ bị tổn thương nó sẽ làm cho cây yếu, khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Cây sẽ nhanh chết và bạn sẽ phí công sức đó. Nên nhẹ nhàng với thao tác này nhé.
  • Bước 3: Trồng cây. Nếu bạn chọn làm cây cảnh trong nhà thì chỉ đơn giản đặt cây vào chậu hoặc bình nếu ít. Còn nếu muốn trồng tại những nơi ao, hồ. Bạn nên trồng ở sát bờ, sau này nó sẽ sinh sản ra xa. Đừng cho cây quá ngập nước vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây trong thời gian này.

Chăm sóc cây thủy trúc

cây thủy trúc
  • Ánh sáng: Nên chọn ở những nơi có ánh sáng nhiều để thủy trúc có thể hợp được tốt nhất. Loài thực vật này vẫn có thể mọc tốt trong nhà, ưa nơi râm mát.
  • Nhiệt độ: Chúng dễ sống ở nhiều kiểu thời tiết và khí hậu khác nhau. Biên độ nhiệt dao động của cây cực kỳ lớn, có thể chịu được cả môi trường lạnh nóng khắc nghiệt.
  • Tỉa lá: Vào thời điểm cây bắt đầu thay lá người trồng chú ý tỉa những chiếc lá bị úa. Bởi vì nếu trồng thủy sinh, phần lá úa rơi xuống có thể làm nước bị đục và khiến cây sinh bệnh.

Trong trường hợp nước ngập khiến lá bị úng thì nên thay đổi nước hoặc đổ bớt nước đi.

Cây trồng ở bên ngoài khá dễ, tuy nhiên nếu trồng chúng trong bể cá thì chăm sóc cực hơn. Thông thường người trồng sẽ phải vệ sinh trong khoảng từ 10 – 15 ngày.

Tùy độ trong đục khác nhau để mà thay nước cũng như cung cấp thêm dinh dưỡng.

Hiện nay, người ta vẫn ứng dụng việc nhân giống của chúng bằng phương pháp tách bụi.

Kết luận

Nhờ ưu điểm chăm sóc cực kỳ dễ dàng nên loài cây này được trồng thủy sinh khá nhiều. Ở nhiều gia đình có sở thích nuôi cá thì rất quý chúng, bởi rễ cây có thể lọc nước.

Loài thực vật này có khả năng sống ở nhiều kiểu môi trường, nên dùng làm cảnh cực hợp lý.

Thủy trúc có vẻ ngoài thanh lịch và đẹp mắt nên được làm tiểu cảnh trang trí trong nhà. Với ý nghĩa về mặt duy tâm cũng như gửi gắm một lời cầu chúc may mắn cho mọi người.

Bên cạnh tác dụng lọc nước, lọc khí, cây còn có thể đảm nhiệm việc giảm các kim loại nặng độc. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe cho con người cũng như giảm ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, cây được nhân giống rộng rãi cạnh các mực nước thải của khu công nghiệp. Điều này giúp giảm sự tác động của các loại chất thải này lên môi trường xung quanh.

Bài viết liên quan

Hoa lụa là gì? Vì sao nên chọn hoa lụa thay vì hoa tươi?

Trong thời gian gần đây hoa lụa ngày càng được ưa chuộng. Là loại hoa...

Hướng dẫn chi tiết các cách cắm hoa giả đẹp, cực kỳ ấn tượng  

Hoa giả ngày càng được đông đảo người lựa chọn bởi kiểu dáng, độ sinh...

Hướng dẫn cách cắm hoa đào giả ngày tết chi tiết

Hoa đào giả với thiết kế giống như hoa thật và giữ được sắc đẹp...

Hoa tiểu quỳnh – Nữ hoàng của các loài hoa nở ban đêm 

Hoa tiểu quỳnh là loài hoa chỉ nở vào ban đêm, nhưng vẫn cuốn hút...

Cách trồng và chăm sóc lan chuỗi ngọc ra hoa cực đẹp

Lan chuỗi ngọc là một loài lan rừng đẹp, lạ trong thế giới các loài...

Cây sống đời: Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách chăm sóc

Cây sống đời là loài cây quen thuộc ở nước ta, nổi bật với sức...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *