Cây trầu bà đế vương: đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

5/5 - (1 bình chọn)

Cây trầu bà đế vương mang đến cho không gian xung quanh điều mới lạ, giúp cho môi trường sống trở nên vui tươi hơn, mang đến luồng sinh khí mới cho căn nhà, đối với công việc, cây giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho công việc thuận buồn xuôi gió, mang đến cảnh quan sinh động cho căn nhà. 

cây trầu bà đế vương

Đặc điểm cây trầu bà đế vương

Trầu bà đế vương là loài cây thân thảo có nguồn gốc từ Indonesia, sinh trưởng nhanh, mọc theo bụi với kích thước từ 30cm đến hơn 1m tùy điều kiện sống. Nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa trầu bà đế vương và các loại trầu bà khác. Dưới đây là vài đặc điểm chính.

cây trầu bà đế vương
  • Tên: Trầu bà đế vương
  • Họ: Ráy (Araceae)
  • Tên khoa học: Philodendron Imperial

Thân của cây trầu bà đế vương được tạo thành từ các bẹ lá. Lá cây có kích thước to, nhọn dần về phía ngọn, cuống lá dài, màu đỏ và phình to ở dưới, ôm lấy thân cây. Thường thì lá cây sẽ có màu xanh toàn phần, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện nhiều đốm vàng rải rác trên phiến lá.

Rễ cây khá nhiều, hoa mọc theo cụm với cuống hoa ngắn. Hoa của cây thường buông thõng xuống dưới, nếu có chỗ bám thì sẽ bò ngang.

Màu sắc của trầu bà đế vương cũng đa dạng, phổ biến nhất là trầu bà đế vương xanh và trầu bà đế vương đỏ.

  • Trầu bà đế vương xanh: tên khoa học là Philodendron Imperial Green, lá có màu xanh tươi khi non và chuyển màu xanh thẫm khi về già.
  • Trầu bà đế cương đỏ: tên khoa học là Philodendron Imperial Red, lá non có màu đỏ và chuyển sang màu xanh thẫm khi già.

Về đặc tính sống, trầu bà đế vương sinh trưởng khá nhanh, phát bụi rậm rạp. Cây phù hợp với nhiều loại đất, ưa bóng, ưa ẩm, nhiệt độ trung bình. Khi trồng cây nên tránh tiếp xúc với nắng gắt hay để cây khô hạn lâu ngày.

Công dụng của cây trầu bà đế vương

Với kiểu dáng nhỏ gọn nhưng vẫn mang tới sắc xanh cho không gian sống, trầu bà đế vương được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trang trí. Bạn có thể trồng cây trong các chậu nhỏ, đặt ở bệ cửa sổ, bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách hay trồng chậu treo ở ban công. Với các cây lớn hơn, bạn có thể đặt cây ở phòng bếp, phòng khách, tiền sảnh.

cây trầu bà đế vương

Cây  còn có tác dụng lọc không khí, khói thuốc và nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe của chúng ta, cây hút bức xạ máy tính, các thiết bị điện tử khác như wifi, máy tính, điện thoại, tivi, lò vi sóng và mang đến cho ngôi nhà luồng sinh khí mới.

Ngắm nhìn những chậu trầu bà đế vương đỏ xanh đẹp mắt cũng là một cách giải tỏa tinh thần rất tốt mỗi khi bạn gặp căng thẳng.

Cây trầu bà đế vương trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Giống như chính tên của mình, cây trầu bà đế vương đại diện cho uy quyền, là biểu tượng cho những người có năng lực quản lý, lãnh đạo. Đặt một chậu trầu bà đế vương trong văn phòng làm việc là tiền đề để sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi.

cây trầu bà đế vương

Ngoài ra, cây trầu bà đế vương còn có ý nghĩa mang đến nhiều may mắn, tài lộc. Trồng cây trong nhà có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Cũng vì vậy mà nhiều người chọn loại cây này để làm quà tặng trong các dịp như khai trương, nhậm chức hay tân gia…

Cây trầu bà đế vương hợp mệnh gì?

Cây trầu bà đế vương có 2 loại là: cây trầu bà đế vương đỏ, cây trầu bà đế vương xanh, mỗi cây sẽ phù hợp với mệnh khác nhau, ta có thể tìm hiểu sau đây:

  • Cây trầu bà đế vương xanh: cây có màu xanh lục nên hợp với mệnh mộc và mệnh hỏa. người thuộc mệnh này nên trồng cây  trong nhà sẽ giúp mọi việc thuận lợi, tài lộc nhiều hơn, công việc thăng tiến.
  • Cây trầu bà đế vương đỏ: là giống cây có thân lá màu đỏ nên phù hợp với mệnh hỏa và mệnh thổ. Cây mang đến sự may mắn, bình an, sự thăng tiến trong công việc, thành đạt trong mọi thứ. Vì vậy khi trồng nhưng cây trầu bà đế vương đỏ thì ngươi mệnh hỏa và mệnh thổ sẽ rất may mắn, ta nên để cây ở nơi làm việc, góc học tập, vị trí đẹp nhất trong ngôi nhà để mang đến nhiều may mắn hơn.

Trong phong thủy thì cây trầu bà còn có ý nghĩa trừ tà, đuổi khí xấu giúp cho gia chủ vươn lên mạnh mẽ trước mọi khó khăn, người phù hợp với cây trầu bà  là người có tư duy lãnh đạo.

Ta có thể đặt cây trầu bà đế vương ở nơi phù hợp nhất như: bàn làm việc, góc học tập, để tạo nên sự hung phấn, kích thích tinh thần làm việc, bên cạnh đó tác dụng rất lớn của cây chính là mang đến luồng không khí trong lành, tạo nên tinh thần thoái mái nhất khi làm việc, giúp nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn. Với màu sắc hài hòa ta nên đặt cây ở trong không gian phòng khách, trên bàn ăn, vị trí có nhiều ánh sáng để giúp cây quang hợp tốt hơn và phát triển.

Cách trồng cây Trầu bà đế vương

Cách đơn giản nhất là bạn có thể mua một chậu trầu bà đế vương nhỏ xinh ở các đại lý cây cảnh, bởi giá của nó khá rẻ. Nhưng nếu muốn tự tay chăm bón thì bạn cũng có thể nhân giống bằng phương pháp tách bụi.

cây trầu bà đế vương

Đầu tiên cần chuẩn bị đất trồng

Bạn có thể dùng đất gì cũng được, nhưng nên trộn thêm xơ dừa, mùn để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước của cây. Ngoài ra, để cây con sinh trưởng nhanh thì nên thêm ít phân chuồng để tăng dinh dưỡng. Chậu cây phải có lỗ thoát nước đầy đủ.

Trồng cây

Từ bụi cây mẹ, bạn chọn ra một nhánh con to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó nhẹ nhàng tách ra khỏi gốc mẹ.

Rải một lớp sỏi nhỏ ở đáy chậu, đổ đất vào 1/3 chậu, đặt cây con vào, giữ cây thẳng đứng rồi lấp đất lại. Tưới đẫm nước lần đầu tiên, sau đó đều đặn tưới cho cây mỗi khi thấy đất khô là cây sẽ tiếp tục sinh trưởng.

Ngoài ra, bạn còn có thể trồng cây bằng phương pháp thủy sinh, chỉ cần đổ nước sạch và đặt cây vào chậu, neo giữ giúp cây thẳng đứng là được. Với cách này bạn có thể thấy được bộ rễ tuyệt đẹp của cây.

Không có gì khó đúng không nào.

Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương

Là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều môi trường, cách chăm sóc cây trầu bà đế vương không hề khó.

  • Tưới nước: là loài ưa ẩm, bạn nên tưới nước đều đặn cho cây. Phù hợp nhất là 2 – 3 lần mỗi tuần, bạn có thể tăng giảm tùy theo mức độ khô của đất. Nếu trồng thủy sinh thì không cần tưới, thay vào đó hãy thay nước 1 tháng 1 lần.
  • Ánh sáng: là cây ưa bóng hoặc bóng một phần, bạn không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp. Dù vậy hãy đảm bảo đủ ánh sáng để cây có màu đẹp mắt. Mỗi tuần nên mang cây ra phơi nắng khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp, nếu đặt cây ngoài trời, hãy đảm bảo có biện pháp che chắn.
  • Dinh dưỡng: trầu bà đế vương không cần nhiều dinh dưỡng, nếu muốn bạn có thể bó phân NPK cho cây mỗi 3 – 4 tháng một lần là đủ.
  • Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên lau chùi bụi bẩn cho lá, qua đó quan sát và loại bỏ các lá hư hại. Nếu nhận thấy cây có dấu hiệu bị sâu, rầy thì mua thuốc về phun ngay để tránh tình trạng thêm nặng.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua những đặc điểm và cách chăm sóc cây trầu bà đế vương rồi. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã có đủ kinh nghiệm để trồng vài cây, làm đẹp cho không gian sống của mình.

Bài viết liên quan

Có nên tặng hoa giả không? Tặng hoa giả có ý nghĩa gì?

Hoa là một món quà tinh thần được sử dụng trong nhiều dịp lễ như...

Top 4 cách làm hoa sen giả ĐẸP và ĐƠN GIẢN nhất định bạn phải thử

Hoa sen chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Học...

Làm cây hoa anh đào giả chỉ trong vài bước đơn giản

Không chỉ đẹp mà hoa anh đào giả còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp....

Cách làm hoa giả bằng giấy lụa ĐẸP và ĐƠN GIẢN

Hoa giấy lụa ngày càng được lựa chọn làm quà tặng nhiều bởi độ bền...

99+ mẫu làm chậu cây bằng chai nhựa ĐƠN GIẢN cực hay!

Làm chậu cây bằng chai nhựa là một ý tưởng hết sức sáng tạo và...

Top 9+ mẫu trang trí mai giả ngày Tết ĐỘC ĐÁO nhất hiện nay

Bạn đang phân vân không biết nên trang trí mai giả ngày Tết sao cho...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *