Cây trầu bà thủy sinh: đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

4.9/5 - (36 bình chọn)

Hình ảnh những chậu cây trầu bà thủy sinh có một sự thu hút đặc biệt khiến nhiều người ưa chuộng. Mỗi ngày nhìn thấy một đoạn rễ mới mọc ra cùng với lá cây xanh tốt như tiếp thêm cho bạn động lực làm việc. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng và chăm sóc cây trầu bà thủy sinh, hãy tham khảo phần nội dung được chia sẻ dưới đây.

cây trầu bà thủy sinh

Vì sao cây trầu bà thủy sinh được yêu thích?

Có lẽ bạn cũng thấy nhiều loại cây được trồng theo hình thức thủy sinh. Trầu bà là một trong số đó. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán hay sợ trồng cây trầu bà bằng môi trường đất sẽ dễ làm bẩn nơi đặt cây thì trồng thủy sinh là một lựa chọn thông minh. Hình thức thủy sinh đối với loại cây này càng ngày càng được ưa chuộng bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Vừa sạch sẽ, vừa sang trọng, ấn tượng góp phần làm nổi bậc không gian nơi trưng bày chúng. Bạn cũng dễ dàng và linh hoạt hơn khi chọn vị trí đặt cây;
  • Người trồng cây trầu bà thủy sinh sẽ dễ dàng theo dõi, quan sát được sự thay đổi của cây từ những mầm non cho đến rễ cây thông qua lớp nước trong suốt;
  • Tuổi thọ cây kéo dài hơn bình thường và hạn chế sâu bệnh nhờ vào môi trường nước sạch được thay thường xuyên và ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh;
  • Tiết kiệm thời gian chăm sóc. Bạn chỉ mất vài phút cho việc thay nước mỗi tuần 1 – 2 lần cho cây mà vẫn đảm bảo cây tươi tốt.
  • Bạn có thể trang trí chậu cây bằng những viên sỏi hay những viên bi nhiều màu để chậu cây trở nên sinh động hơn.

Tác dụng của cây trầu bà thủy sinh

Ngoài vẻ đẹp độc đáo, thu hút, khi trồng trâu bà trong môi trường thủy sinh chúng còn có những công dụng sau:

  • Trang trí cho không gian thêm đẹp, hài hòa, trang nhã. Ngoài việc trồng ngoài trời bạn còn có thể trồng chúng ngay trong nhà, những nơi hơi kém ánh sáng chúng vẫn tươi tốt. Chỉ cần bạn cho cây tắm nắng đầy đủ;
  • Đây còn là loài cây được lựa chọn nhiều nhất để tạo ấn tượng, làm đẹp không gian văn phòng. Trồng cây trầu bà thủy sinh ngay tại bàn làm việc sẽ khiến tâm trạng bạn thoải mái hơn, tràn đầy sức sống và nhiệt huyết làm việc. Từ đó đem lại hiệu quả công việc cao;
  • Chúng còn đóng vai trò như những chiếc “máy lọc không khí”, đem lại không gian trong lành cho bạn. Nhiều chất độc hại thải ra từ những máy móc sinh hoạt và từ các thiết bị điện tử như: monoxide de carbone, aldehyde formic, toluene, formaldehyde, benzene,… đều bị cây lọc bỏ khỏi môi trường;
  • Nhờ khả năng lọc không khí nói trên mà cây giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư và một số bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe;

Ngoài ra chúng còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực cho chủ nhân. Mời bạn xem kỹ ở phần tiếp theo nhé!

Cây trầu bà thủy sinh trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Ngoài làm cảnh thì trầu bà được xem là một trong những loại cây phong thủy đem lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Theo phong thủy, nếu đặt cây trầu bà thủy sinh trong nhà, chúng sẽ thu hút vận may, đem đến sự sung túc cho gia đình, chúng giúp thu hút vượng khí, giúp cuộc sống gia đình ấm no, bình an và hạnh phúc.

cây trầu bà thủy sinh

Nếu trồng trầu bà thủy sinh tại bàn làm việc, chúng sẽ giúp cho đường công danh của bạn thêm rạng rỡ, luôn may mắn, thuận lợi trong công việc. Nếu bạn là sếp, cây còn giúp thể hiện sự uy quyền và khẳng định địa vị của bạn đối với cấp dưới.

Cây trầu bà thủy sinh hợp mệnh gì, tuổi gì?

Vì là cây phong thủy nên chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến việc cây hợp mệnh gì, tuổi gì để chúng phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất.

  • Theo các chuyên gia phong thủy, trong 12 con giáp thì trầu bà thủy sinh hợp với người tuổi Ngọ nhất. Những người tuổi con ngựa thường thông minh nhanh nhẹn, xử lý nhanh các tình huống trong nhiều lĩnh vực nhưng họhay vội vã, dễ nóng giận, mất bình tĩnh. Nhờ việc trồng cây trầu bà sẽ giúp những “con ngựa chiến” này ổn định tinh thần, bình tĩnh suy xét trước khi đưa ra quyết định. Nhờ vậy mà vạn sự hanh thông hơn.
  • Đồng thời, cây trầu bà thủy sinh còn hợp với người mệnh Mộc. Những người mệnh Mộc thường nhiệt huyết, rộng lượng và phóng khoáng. Nhưng trong những tình huống cần sự suy xét thì họ thường ít giữ được bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo. Nhờ đến cây trầu bà mà người mệnh Mộc sẽ kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, giữ được bình tĩnh và suy nghĩ cẩn trọng hơn. Ngoài ra, do Mộc sinh Hỏa nên trồng trầu bà theo hình thức thủy sinh còn giúp những người mệnh Hỏa có nhiều may mắn, đằm tính, bình an và sung túc hơn.

Cách trồng cây trầu bà thủy sinh

cây trầu bà thủy sinh
  • Bước 1: Chọn 1 nhánh câu Trầu Bà to, có lá và thân khỏe mạnh cắt sát phần gốc. Nếu chọn nhánh có rễ cây càng dễ phát triển, nếu không có rễ cũng không sao. Nhánh cây nên có chiều dài từ 15 cm đến 35 cm.
  • Bước 2: Tỉa bớt những lá gần đoạn cắt để dễ dâm và cắm vào bình.
  • Bước 3: Đổ nước vào bình thủy tinh hoặc chậu không đáy đã chuẩn bị trước. Đổ nước ngập 1/3 đến 1/2 nhánh cây Trầu Bà. Nhỏ thêm dung dịch thủy sinh hoặc dung dịch kích thích ra rễ.
  • Bước 4: Sau khoảng 7-10 ngày bạn sẽ thấy rễ mới bắt đầu mọc ra.

Kỹ thuật chăm sóc

Đối với cây trầu bà thủy sinh, để đảm bảo chúng sinh trưởng khỏe mạnh, bạn chỉ cần đảm bảo những yếu tố sau:

cây trầu bà thủy sinh

Thay nước

Sống trong môi trường thủy sinh, cây khỏe mạnh hay không là phụ thuộc vào môi trường nước. Nếu môi trường nước sạch, đủ dinh dưỡng thì cây sẽ sinh trưởng tốt. Hoặc ngược lại, cây sẽ còi cọc, chậm lớn và dễ úng chết.

Mỗi tuần bạn chỉ cần thay nước 1 lần để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sống của cây. Nên dùng nước sạch, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, có thể dùng nước mưa. Nếu dùng nước máy, bạn nên để nước ngoài không khí 24 tiếng để giải phóng chất clo.

Ánh sáng

Cũng như những loài cây thông thường khác, cây trầu bà thủy sinh cần ánh sáng để lá quang hợp. Bạn có thể trồng cây trong nhà nhưng mỗi tuần hãy cho cây tắm nắng từ 1 – 2 lần với ánh nắng trước 10h sáng và sau 4h chiều để không bị cháy lá ảnh hưởng đến sự sống của cây.

Dinh dưỡng

Đây là điều kiện cần để cây khỏe mạnh, lá xanh tốt. Bạn bổ sung dinh dưỡng cho cây đơn giản bằng cách mỗi lần thay nước nhỏ vào nước 1 xíu dung dịch thủy sinh. Ngoài ra, bạn không cần phải bón phân hay dùng thuốc trừ sâu gì cả vì đây là loài cây kháng bệnh rất tốt. Chỉ cần giữ gìn môi trường sống, môi trường nước sạch sẽ là được.

Với cách trồng và chăm sóc đơn giản như trên, bạn sẽ có những chậu cây trầu bà thủy sinh xanh tốt. Với những công dụng như trên chắc chắn bạn cũng đang rất muốn sở hữu chúng phải không? Đặc biệt với những người tuổi Ngọ, người mệnh Mộc và mệnh Hỏa rất nên trồng trầu bà nhé! Chúng sẽ đem đến bình an và hạnh phúc cho gia đình bạn đấy!

Bài viết liên quan

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...

[Bật mí] Mệnh thuỷ hợp cây gì để bàn làm việc mang lại tài lộc, an vui?

Mệnh thuỷ hợp cây gì để bàn làm việc? Cây Cảnh Ngọc giới thiệu một...

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...