Có nên trồng cây sim trước nhà không? Tìm hiểu ngay!

4/5 - (4 bình chọn)

Hiện nay, Cây Sim đang dần được những ai yêu cây cảnh săn đón vì những đặc điểm nổi bật. Vậy liệu có nên trồng cây sim trước nhà không? Cùm Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu nhé!

Cây Sim là một loài cây khá quen thuộc phân bố nhiều ở vùng thôn quê và miền núi nước ta. Khi nhắc đến loài cây này, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến màu tím tuyệt đẹp và ý nghĩa đặc biệt của cây sim.

Cây Sim rừng

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentosa và thuộc họ Họ trầm Thymelaeaceae. Chúng mọc trên những khu vực rừng núi đá, đất sỏi và cực kì ưa nắng. Hoa sim nở có màu hồng, tím. Đặc biệt, cây sim còn cho quả và quả của nó khá mọng và thơm.

Cây sim rừng

Cây sim có nguồn gốc từ phía Nam và Đông Nam Á. Chúng thường mọc ven biển, ở rừng tự nhiên, rừng ngập nước hay ven sông, suối. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều nhất ở đảo Phú Quốc.

Tên thường gọiSim, sim rừng, hồng sim, dương lê, đào kim nương,…
Tên khoa họcRhodomyrtus Tomentosa
Họ khoa họcHọ trầm Thymelaeaceae
Khu vực phân bổ phổ biếnNúi đá, đất khô cằn, những nơi có nhiều ánh nắng

Cây sim là dạng cây bụi, có chiều cao từ 1 – 3m và phân nhiều cành. Cành non có cạnh và nhiều lông mềm xung quanh. Lá có hình oval thuôn dài, mọc đối nhau, phiến lá dày, có gân và mặt dưới của lá có lông tơ.

Hoa sim mang màu hồng tím nổi bật, mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 – 3 hoa ở kẽ lá. Cuống hoa dài tầm 1cm, cuống nhỏ và dài. Mỗi bông hoa có 5 cánh và mỗi cánh có hình oval rộng. Đặt biệt là hoa sim cực kỳ thu hút được ong, bướm vì chúng có tính lành và không gây hại.

Quả sim mọng, khi chín có màu tím đen, mềm và phần dưới được bao bọc bởi các thùy hoa. Lông tơ mịn bao phủ bên ngoài còn bên trong chứa nhiều hạt nhỏ cứng. Quả sim có thể ăn được và có vị ngọt.

quả sim

Lưu ý cây sim và cây mua thường bị nhầm lẫn vì có vẻ bề ngoài khá giống nhau vì thế nếu cần bạn có thể tham khảo 4 cách phân biệt hoa mua và hoa sim.

Bộ phận của cây sim rừng dùng được gồm: rễ, nụ, lá, búp non, quả chín. Búp non được thu hái vào mùa xuân, nụ và quả được thu hái vào mùa hè. Đây là loại hoa màu tím trồng ven đường đẹp, quen thuộc ở nước ta.

Cả cây có chứa Tanin. Quả có Protein,Vitamin A, chất béo, Glucid, Thiamin, Riboflavin Và Acid Nicotinic. Thân và lá sim có nhiều hợp chất Triterpen như Betulin, Acid Betulinic; Taraxerol,… Nụ sim có chứa nhiều Tanin, Acid Nicotinic, Flavonic, Riboflavin, …

Công dụng của cây sim

Những công dụng của cây sim có thể kể đến như sau:

Công dụng của cây sim
  • Cây sim có tác dụng trang trí, giúp cho khu vườn nổi bật hơn.
  • Búp sim dùng pha trà. 
  • Quả sim có thể ăn trực tiếp hoặc ngâm rượu làm siro cực tốt.
  • Dùng làm thuốc nhuộm tự nhiên.
  • Cây tượng trưng cho sự chung thủy nên nếu nam nữ tặng nhau hoa sim tím là để thể hiện tình yêu bền chặt, sẵn sàng chờ đợi khi phải xa nhau.
  • Dùng để chữa nhiều loại bệnh. Cụ thể như:
    • Chữa kiết lỵ, ỉa chảy: Nhai khoảng 10 – 30 búp hoặc nụ hoa và nuốt nước hoặc phơi khô, tán bột và uống.
    • Chữa đau đầu kinh niên: Dùng 30g lá và cành sim tươi rửa sạch, đun ngập nước. Đến khi còn nửa bát thì tắt bếp, dùng để uống liên tục 2 – 3 ngày.
    • Chữa viêm dạ dày và viêm ruột cấp: Sắc 50 – 100g lá sim tươi uống hoặc sắc 10 – 20g lá khô.
    • Trị chảy máu cam: Sắc 3 bát nước cùng 20 quả sim khô, khi cô đặc còn nửa bát thì uống 1 lần hết thang thuốc.
    • Chữa bỏng: Đốt quả sim và nghiền thành bột mịn. Sau đó, trộn bột với dầu đậu phộng hoặc dầu mè rồi bôi vào vết thương bỏng.
    • Chữa ngoại thương, xuất huyết: Rửa sạch lá sim tươi rồi giã nát và đắp vào vết thương.
    • Trị hen suyễn: Sắc 60g rễ sim phơi khô cùng nước và uống.
    • Trị trĩ, giang môn lở loét: Dùng 40 – 50g rễ sim khô, 15 – 20g hoa hòe và lòng lợn. Nấu canh và cho bệnh nhân ăn lòng, uống canh và bỏ bã thuốc.

*Lưu ý:

  • Trước khi áp dụng những bài thuốc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.
  • Phải rửa sạch, để ráo những nguyên liệu trước khi uống.
  • Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào thì bạn hãy ngưng dùng và đến bác sĩ ngay.

Vậy có nên trồng cây sim trước nhà?

Vậy có nên trồng cây sim trước nhà không là thắc mắc của khá nhiều người yêu cây cảnh. Cây sim hiện nay đang rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp, mùi thơm và tính độc đáo.

Vậy có nên trồng cây sim trước nhà?

Loại cây sim tím vô cùng hấp dẫn đối với các loài chim, bướm và nhiều loại côn trùng khác vì đặc tính lành mạnh của nó.

 Quả sim có nhiều công dụng nên nam giới thường ngâm rượu uống để giúp bổ thận tráng dương, tốt cho hệ tiêu hóa. 

Không chỉ vậy, sắc tím hồng của hoa cũng tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và đầy lãng mạn. Đây cũng là loài cây mà các nhà thơ và nhạc sĩ lấy cảm hứng cho những tác phẩm của họ.

Cách trồng và chăm sóc cây sim

Cây sim rừng vốn là loài cây mọc dại ở trên vùng núi đá, ưa ánh sáng và không cần tốn công sức để chăm sóc. Bạn có thể trồng cây sim bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành đều được. Nếu không muốn mất thời gian bạn có thể mua cây sim tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử.

Các bạn nên trồng cây ở dưới đất, để cây tìm được nhiều chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn. Nếu các bạn trồng trong chậu thì nên trồng bằng đất thịt rải trấu để thoát nước tốt.

Cách trồng và chăm sóc cây sim
  • Cây sim rất ưa ánh sáng nên bạn không nên trồng trong nhà.
  • Không cần tưới quá nhiều nước cho cây, chỉ cần không để cây bị khô hạn là được. Các bạn có thể tưới 1 lần/tuần là đủ.
  • Ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cây phát triển tốt, tốt nhất là từ 25 – 35 độ C.
  • Hãy bón phân khi cây bắt đầu ra quả và hoa.

Bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về cây sim cũng như giải đáp thắc mắc có nên trồng cây sim trước nhà không? Cây sim là một loài cây đẹp, có nhiều tác dụng tốt vì vậy các bạn hãy nhanh chóng trồng chúng để ngôi nhà thêm nổi bật nhé!

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...