Bật Mí Hoa Chiều Tím Có Độc Không Và Đôi Nét thông tin về

3.5/5 - (6 bình chọn)

Hoa chiều tím là loại hoa quá đỗi quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người e dè đặt câu hỏi: Liệu hoa chiều tím có độc không? Có nên chọn hoa này để trồng xung quanh nhà? Hãy giải đáp ngay thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hoa chiều tím có độc không
Liệu hoa chiều tím có độc không?

Hoa chiều tím là hoa gì?

  • Tên thường gọi: Cây nhất xinh, thạch thảo, dạ yến thảo Mexico.
  • Tên khoa học:  Ruellia Brittoniana
  • Thuộc họ:  Acanthaceae
  • Nguồn gốc: Mexico
  • Phân bố: Bắc và Nam Mỹ, Châu Á và khu vực Châu Phi
  • Môi trường sinh trưởng: Ưa nắng nóng, chịu rét kém.
  • Đặc điểm sinh lý: Hoa nở quanh năm, nhanh nở trong ngày nhưng lại vội tàn khi chiều đến.
Hoa chiều tím là hoa gì
Hoa chiều tím có nguồn gốc từ Mexico

Hoa chiều tím có độc không?

Xuất thân là hoa du nhập nên rất nhiều người đặt lo ngại liệu hoa chiều tím có độc không? Dù trông chúng rất thích hợp để điểm tô cho khuôn viên sân nhà trở nên sinh động và tươi hơn.

Hoa chiều tím có độc không
Hoa chiều tím có độc không? Là câu hỏi của khá nhiều người

Theo các thông tin nghiên cứu về thành phần hóa học có trong hoa chiều tím, hiện vẫn chưa có tài liệu nào công bố loại hoa này chứa độc tính. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn bạn vẫn nên cẩn trọng khi chơi chúng nhé.

Tác dụng của hoa chiều tím?

Tương tự như bao loài hoa khác, tác dụng chính của hoa chiều tím vẫn là làm điểm nhấn cho không gian xanh bởi sắc tím nổi bật của mình. Thông thường, hoa được trồng trong bồn hoa, dưới gốc cây, khuôn viên sân vườn, làm hàng rào, sử dụng trong các công trình đô thị hay chậu nhỏ để trưng bày trong nhà. 

Tác dụng của hoa chiều tím
Hoa chiều tím thường được trồng ven hai bên đường để tô điểm cho không gian đô th

Ngoài ra, hoa chiều tím còn có tác dụng làm sạch không gian khá hiệu quả. Nhờ vào đặc tính thân nhỏ, nhiều lá có khả năng tác dụng ngăn chặn bụi rất tốt. Vì thế, việc lựa chọn trồng hoa chiều tím để “refresh” không gian sống của bạn là quyết định sáng suốt.

Hoa chiều tím có mấy màu? Ý nghĩa của hoa chiều tím?

Ngoài màu tím, hoa còn có màu hồng nhẹ nhàng được gọi tên là chiều hồng trông cũng khá đẹp. Hoa gồm 5 cánh mỏng, mềm, hoa thường mọc đơn lẻ, hoặc có thể mọc thành chùm, tuy nhiên chùm thường rất ít hoa, khoảng từ 2 – 3 hoa/chùm.

Hoa chiều tím màu hồng
Hoa chiều hồng một bản sắc khác của hoa chiều tím

Ý nghĩa của hoa chiều tím

Nhờ vào sắc tím thắm tình loài hoa này được xem là biểu tượng của tình yêu thủy chung, gắn bó dài lâu. 

Trong phong thủy, hoa chiều tím được người ta đánh giá rất cao về tác dụng trang trí và làm mới không gian sống, tạo ra sự thoải mái, dễ chịu cho gia chủ cũng như sinh khí của ngôi nhà.

Cách trồng hoa chiều tím

Với những ai yêu thích loài hoa có sắc hương mộc mạc này, muốn trồng ngay trong không gian sống của mình. Hãy chú tâm đến các bước hướng dẫn cách trồng hoa chiều tím phía dưới nhé!

Yêu cầu cần chuẩn bị trước khi trồng hoa chiều tím:

  • Đất trồng hoa
  • Chậu trồng hoa
  • Giá thể: Xơ dừa, vỏ trấu, tro trấu theo tỉ lệ 1:2:1
  • Tỉ lệ phối trộn khác: cát + đất thịt tỉ lệ 1:1, đất phù sa, đất sạch + vỏ trấu tỉ lệ 2:1
  • Kéo cắt cành chuyên dụng còn sắc bén

Lưu ý: Để trộn đều các giá thể cần nên chia thành 4 góc nhỏ, sau đó mới trộn chung lại. Thực hiện trộn đi trộn lại liên tục từ 3 – 4 lần nhằm đảm bảo có môi trường phát triển đều nhất cho mọi cây trồng.

Các bước trồng cây hoa chiều tím:

Bước 1: Cắt cành

Chọn cành giâm ở độ tuổi vừa phải, không quá non cũng không quá già vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra rễ cũng như sự phát triển của cây. Tốt nhất nên chọn cành giâm ở trong độ tuổi từ 1 – 2.

cắt cành hoa chiều tím
Những cành có độ tuổi trung bình có thể cắt để giâm cành sẽ có màu xanh lục hơi đậm

Kéo cắt cành đảm bảo sắc bén, nhằm hạn chế và giảm thiểu tối đa những tổn thương cho cành. Cắt cành giâm ở độ dài khoảng 30 – 35 cm là chuẩn nhất.

Bước 2:  Kích thích cành ra rễ

Sau khi cắt cành cây chiều tím, tiến hành ngâm cành trong dung dịch Atonik loãng hoặc dung dịch N3M – đây là thành phần giúp kích thích ra rễ cho những cành giâm. 

Ngoài phương pháp này bạn cũng có thể pha loãng dung dịch tưới sau khi giâm cành theo đúng hướng dẫn được ghi trên bao bì để đảm bảo việc ra rễ cho cây là tốt nhất.

Bước 3: Chuẩn bị chậu giâm cành

Cho giá thể vào chậu, nén đất nhẹ hoặc lắc nhẹ chậu sao cho đảm bảo các khoảng trống bên trong giá thể chắc chắn được lấp đầy.

Lưu ý: Đảm bảo lượng giá thể trong chậu đủ để cung cấp dinh dưỡng đủ cho bộ rễ phát triển. Ngoài ra, việc này còn giúp hạn chế được sự nén đất khi tưới nước cho cành giâm.

Bước 4: Giâm cành

Sử dụng cành giâm đã được chuẩn bị và tiến hành giâm vào trong chậu đựng giá thể.

Trong 1 chậu giá thể, bạn có thể giâm từ 4 – 5 cành, giữ khoảng cách giữa các cành giâm từ 1 – 2 cm, hoặc giâm tập trung ở phần chính giữa chậu.

giâm cành hoa chiều tím
Một chậu có thể giâm từ 4 -5 cành hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào kích thước

Ấn nhẹ giá thể vào các góc cành giâm nhằm đảm bảo có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cành giâm, giúp cho cành giâm có khả năng đứng thẳng đứng.

Bước 5: Chăm sóc cành giâm

Sau khi kết thúc quá trình giâm cành cần tưới phun sương để cành giâm luôn giữ được độ ẩm nhất định. Hoặc bạn cũng có thể tưới ướt đẫm giá thể trước khi tiến hành giâm cành vào.

Khi giữ được độ ẩm nhất định thì khả năng ra rễ của cành giâm sẽ đạt được tỷ lệ cao.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây chiều tím

Cây hoa chiều tím rất ưa ánh nắng mặt trời. Trời càng nắng cây sẽ càng cho ra nhiều hoa. Nếu trồng trong bóng râm cây sẽ ít hơn và thân cũng trở nên còi cọc, kém phát triển.

cách chăm sóc hoa chiều tím
Hoa chiều tím cần được đặt nơi nhiều ánh sáng để sinh trưởng và nở hoa tốt hơn

Tuy nhiên, ngoài ưa nắng cây chiều tím cũng khá ưa độ ẩm. Vì thế, cần phải cung cấp nước tưới đủ cho cây như thế mới đảm bảo được sự sinh trưởng và mật độ ra hoa tốt nhất của cây.

Thế là lời giải đáp về câu hỏi: “Hoa chiều tím có độc không?” đã được giải bày. Giờ đây chắc hẳn bạn đã có đủ tự tin để mang sắc tím mộc mạc từ loài hoa này vào góc nhỏ sân vườn nhà mình rồi phải không nè. Chúc bạn có thể điểm tô thêm chút lung linh cho không gian sống trở nên sạch và đẹp hơn.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *