Hoa cúc: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa cúc – loài hoa được người ta yêu mến bởi vẻ mộc mạc, giản đơn và biết bao gần gũi. Không chỉ là nét ngây thơ trong sáng của những đóa cúc nhỏ nhắn, trắng xinh; mà còn là niềm vui tươi, rạng rỡ của những đóa cúc đa sắc màu…

hoa cúc

Đặc điểm của hoa cúc

Hoa cúc có tên khoa học là Asteraceae hay Compositae, là một loài thực vật có hai lá mầm. Tên gọi Asteraceae của nó được bắt nguồn từ Hy Lạp với ý nghĩa chỉ những ngôi sao.

Cho đến hiện nay người ta đã tìm thấy đến 24.000 loại cúc, nhưng phổ biến nhất là 15.000 loài trên thế giới. Ở Việt Nam, có 7 loài cúc được trồng nhiều là: cúc bất tử, cúc vàng, cúc họa mi, cúc mâm xôi, cúc thược dược, cúc thạch thảo và cúc vạn thọ. Mỗi loại cúc lại mang một vẻ đẹp riêng và có nhiều tác dụng khác nhau trong cuộc sống con người.

hoa cúc

Tùy vào từng loài cúc khác nhau mà sở hữu những đặc điểm thân khác nhau. Với những loài cúc có phần thân thấp, thì chiều cao trung bình chỉ từ 20 đến 30cm, phân cành nhiều. Còn những loài cúc có thân cao, thì chiều cao trung bình có thể lên đến hơn 3m, phân cành ít. Cũng vì đặc điểm thân này mà những loài cúc thân thấp rất thích hợp để trồng trong những chậu cây hoặc những thảm đất nền thấp. Còn những loài cúc thân cao thì thích hợp trồng ở những nền đất cao hoặc là những giàn lớn.

Lá hoa cúc là loại lá mọc cách (lá mọc cách là loại lá mọc so le nhau trên cành cây). Bề mặt lá thường phẳng, có kích thước lớn dần từ gốc lên đến ngọn. Không giống như các loại cây thông thường, kích thước của lá hoa cúc có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và kỹ thuật trồng. Trong điều kiện chăm sóc tốt, kỹ thuật trồng đảm bảo thì lá cây sẽ to, xanh bóng và có phần phiến dày. Và ngược lại, trong điều kiện chăm sóc không đảm bảo thì là cây nhỏ, mỏng, trông thiếu sức sống và có màu ngả vàng.

Hoa cúc được tạo thành bởi một cụm hoa hình đầu hay được gọi với thuật ngữ khoa học là cụm hoa đầu trạng. Một bông hoa cúc được tạo thành từ rất nhiều cánh hoa không có cuống, xếp gọn lại thành hình dạng đẹp mắt. Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính cùng có thể có những màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào từng giống loài. Đường kính hoa dao động từ 1.5 đến 12 (cm). Chúng thường phát sinh ở nách lá và mọc nhiều hoa trên một cành.

Ý nghĩa hoa cúc

Theo Nho học Việt Nam, hoa cúc đại diện cho sự chín chắn, trưởng thành, ngay thẳng. Là biểu tượng cho sự trường thọ, cho tấm lòng hiếu thảo của cha mẹ. Trong khi đó, ở Trung Quốc người ta lại cho rằng hoa cúc là biểu tượng của sự vĩnh cửu, trường tồn. Còn ở Nhật Bản thì hoa cúc lại là biểu tượng cho quyền lực, sự giàu có, sung túc.

hoa cúc

Dù theo ý nghĩa nào thì hoa cúc vẫn là đại diện cho nhiều đức tính quý của con người, đem đến những cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà loài hoa này được in ở trên đồng tiền xu ở Trung Quốc. Và có mặt trên quốc huy, huy chương của đất nước mặt trời mọc.

Nguồn gốc

Theo sự tích Trung Quốc thì hoa cúc lần đầu tiên được tìm thấy lần đầu tiên ở nước này vào khoảng thế kỷ 15 TCN. Còn theo một giả thuyết khác, thì hoa cúc lại có nguồn gốc từ Nhật Bản. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể làm rõ là hoa cúc xuất phát từ Nhật Bản hay Trung Quốc. Vì thế nên có thể nói, nguồn gốc của hoa cúc là ở cả hai nước này.

Theo các tài liệu sử học Trung Quốc, hoa cúc được biết đến với vai trò là một loại thảo dược, do một vị vua già tìm thấy trên một vùng đất hoang vu. Các nhà khảo cổ tại đây cũng đã tìm thấy được rất nhiều tài liệu chứng minh rằng vào thời đại của Khổng Tử người ta đã sử dụng hoa cúc như một loài hoa quý để chúc mừng chiến thắng và các buổi lễ quan trọng của hoàng cung.

Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ XV. Nó không chỉ được ưa chuộng bởi màu sắc bắt mắt, sự đa dạng trong chủng loại. Mà còn là biểu tượng của sự thanh cao, thoát tục. Được xếp vào 4 loài cây quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai.

Khu vực phân bố của hoa cúc rất rộng lớn, có thể nói là trên toàn thế giới. Vì bản chất chúng có rất nhiều loài. Tuy nhiên, chúng có mặt nhiều nhất ở trên Nam Mỹ, Bắc Phi, Tây Nam Hoa Kỳ, Bắc Phi, Trung Quốc và Việt Nam.

Cách trồng hoa cúc

Nhìn chung, cúc là loại hoa rất dễ trồng và việc chăm sóc cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng hoa nở nhiều nhất và cây khỏe mạnh nhất, bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau.

hoa cúc

Chọn chậu: Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp. Chậu có kích thước 30x 15x 20cm có thể trồng 5 cây/chậu.

Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).

Cách chăm sóc hoa cúc

hoa cúc

Ánh sáng

Khi chọn một vị trí để trồng hoa cúc, bạn phải đảm bảo vị trí đó luôn có đủ ánh nắng mặt trời. Cúc là loại cây ưa sáng, việc nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời sẽ cung cấp cho cây của bạn năng lượng cần thiết để tạo ra số lượng hoa nở nhiều. 

Tưới nước

Có một số loài cúc chịu hạn rất tốt, nhưng theo nguyên tắc chung, bạn nên tưới nước cho cây hoa cúc ít nhất một lần trong ngày. Thời điểm lý tưởng để tưới là vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nếu khu vực của bạn là vùng nắng hạn bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây cúc để cây có thể ra hoa nhiều nhất. Tưới thường xuyên hơn trong giai đoạn cây ra nụ cho đến lúc cây ra hoa.

Đất trồng

Cây hoa cúc ưa những loại đất thoát nước, vì chúng dễ bị thối rễ dẫn đến chết cây nếu đất bị ngập nước. Độ pH của đất từ 5 đến 5,5 là lý tưởng để cây hoa cúc sinh trưởng.

Cũng giống như các loại cây khác, hoa cúc sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn khi được trồng trong đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nếu đất của bạn không có nhiều chất dinh dưỡng, hãy bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ, phân trộn, phân chuồng hoại mục…

Cắt tỉa

Các loại cúc bông lớn sau khi trồng 15-20 ngày đã có thể bấm ngọn để lại 3-5 cành

Các loại cúc bông nhỏ việc bấm ngọn cũng được thực hiện 15-20 ngày sau khi trồng và thực hiện 2-3 lần bấm ngọn để tạo thành nhiều nhánh nhỏ

Khi cây đã cho nụ vẫn tiến hành bấm ngọn thường xuyên nhằm tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính

Bón phân

Khi cây cúc ra bắt đầu ra hoa bạn cần bón phân cho chúng để có thể thúc đẩy cây ra nhiều hoa hơn và hoa nở lâu hơn. 

Bạn có thể sử dụng phân bón NPK hoặc phân Đầu Trâu,  hòa tan trong nước để bón. Nhưng các loại phân bón hữu cơ vẫn là ưu tiên hàng đầu để bón cây cúc.

Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa cúc

Mặc dù cúc là loại cây tương đối cứng cáp khỏe mạnh, nhưng vẫn có một số bệnh và sâu bệnh cần đề phòng. Việc phòng ngừa và phát hiện sớm sâu bệnh là rất quan trọng để giúp những cây hoa cúc của bạn ở tình trạng khỏe mạnh nhất. Sau đây là một số sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa cúc.

Rầy mềm

Đây là một trong những loài gây hại phổ biến nhất mà bạn sẽ phải đối phó khi trồng hoa cúc, loại rệp này sẽ bám vào lá cây và hút chất dinh dưỡng, để lại những vết đốm xám đen và đôi khi là những lỗ hổng, gây hại cho cây.

Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề rệp là trộn xà phòng rửa bát và nước với nhau trong một bình xịt và xịt các khu vực bị nhiễm rệp một lần mỗi ngày trong hai đến ba tuần. 

Ruồi trắng

Chúng gây hại bằng cách hút chất dinh dưỡng từ tán lá, làm chết lá theo thời gian. 

Để trị ruồi trắng, bạn có thể dùng các loại bẫy dính để bẫy và tiêu diệt con trưởng thành một cách hiệu quả. Để loại bỏ ấu trùng, có thể sử dụng một loại thuốc trừ sâu nhẹ khi cần thiết. Nếu phát hiện sớm bạn có thể đưa bọ gậy vào khu vườn của bạn, chúng sẽ giúp loại bỏ ấu trùng.

Bệnh thối rễ

Thối rễ là một vấn đề phổ biến khi trồng hoa cúc nếu bạn không có loại đất thoát nước tốt. 

Hoa cúc rất dễ bị thối rễ, lượng nước quá nhiều sẽ làm ngập bộ rễ và theo thời gian có thể làm cho rễ bị mềm và thối rữa.

Để phòng ngừa vấn đề này, tốt nhất bạn nên chuẩn bị loại đất thoát nước tốt trước khi trồng và thiết kế hệ thống thoát nước để đảm bảo cây cúc không bị ngập nước trong thời gian quá lâu.

Trên đây là một số thông tin của chaucayxuatkhau về hoa cúc, hy vọng bạn đã hiểu hơn về loài hoa này và có thể tự trồng cho mình một vườn hoa với những loài hoa xinh đẹp.

Bài viết liên quan

20+ tên tiếng Pháp của các loài hoa xinh đẹp, phổ biến

Nước Pháp là một đất nước nổi tiếng với sự thơ mộng, luôn đẹp và...

20+ Các loại hoa kiểng phổ biến, đẹp và dễ chăm sóc

Hiện nay, nhờ sự đa dạng chủng loại về màu sắc hoa và màu sắc...

17 Các loại hoa trồng ở trường học đẹp, dễ chăm sóc

Trong trường học không thể thiếu đi những loại hoa và cây cảnh, vì vậy...

10+ những loại hoa không cần ánh sáng mặt trời trồng trong nhà

Ánh sáng mặt trời là vô cùng cần thiết trong đời sống, không chỉ với...

Bí quyết về cách trồng và chăm sóc hoa Thanh Anh

Hoa Thanh Anh là loài hoa mang vẻ đẹp e ấp và dịu dàng như...

Hoa sao nhái: Ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc đơn giản

Hoa sao nhái là loại cây khá dễ trồng, màu rực rỡ nên được nhiều...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *