Cách phân biệt hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế

3.2/5 - (12 bình chọn)

Hiện nay, khá nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt 2 loại hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế vì chúng có những điểm khá tương đồng như đều là thân gỗ, dùng trong chữa bệnh và đều thường được dùng làm cảnh trong vườn. 

Vậy cách phân biệt chính xác 2 loài hoa này như thế nào? Cùng Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu ngay trong bài viết này!

phân biệt hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế
Phân biệt hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế qua lá, hoa, thân và đặc tính sinh trưởng của cây nhé

Phân biệt hình thái cây hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế

Khi mới nhìn vào hình thái của hai loại cây, chúng ta sẽ rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn chúng với nhau, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ (ở trạng thái cây con) vì lúc này chúng khá giống nhau. Chúng đều là cây thân gỗ, thân cây khi non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nhẵn bóng, không có lông.

Dưới đây, sẽ là bảng so sánh các đặc điểm về hình Thái như lá, thân, hoa của 2 loài cây Nguyệt quế và Ngâu:

So sánhNguyệt QuếHoa Ngâu
Lá phình rộng to, cuốn lá không thon như cây ngâu.Những cụm lá của cây dài chứng 12cm, mọc đối xứng nhau.Lá ốm, dài và thon.Cây ngâu cho lá có hình dạng kép lông chim lẻ dài 5 – 12.5 cm
Ảnh minh họa
Thân
Khi thân cây Nguyệt Quế già hóa thành gỗ có màu nâu hoặc màu xám, vỏ cây nứt ra và sần sùi.
Thân cây Ngâu có đặc điểm là cây thân bụi phân nhánh nhiều từ gốc.
Ảnh minh họa
HoaHoa nguyệt quế màu trắng, mọc thành từng cụm gồm 8 bông tại đỉnh nhánh hoặc mọc ra từ nách lá.Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng, đường kính hoa khoảng 12 – 18mm uốn cong về phía sau.Khi nở tỏa ra hương thơm ngào ngạt.Hoa ngâu nhỏ, màu vàng và mọc thành từng cụm ở các nách lá. Mỗi cụm hoa có dạng chùy ở nách lá dài 5 – 10cm chứa nhiều hoa vàng tròn nhỏ.Hoa có mùi thơm nồng.
Ảnh minh họa

Phân biệt một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa ngâu và hoa nguyệt quế

Cây hoa nguyệt quế có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây rất thích hợp với điều kiện đầy nắngđất có khả năng thoát nước tốt. Cây cần được cung cấp nhiều nước, sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13 đến 39 độ C. Loại đất trồng phù hợp nhất để cây phát triển chính là loại đất pha thịt, thông thoáng và màu mỡ và có độ pH = 5 – 7.

Cây Ngâu cũng có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây yêu cầu độ ẩm trung bình, đất khá màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt. Ngâu ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần vì thế khi trồng cây nên chọn ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước vừa đủ, bón phân định kỳ thì cây sẽ phát triển tốt và cho hoa đều đặn.

Một số thông tin khác về hai loại cây ngâu và nguyệt quế

Cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế
  • Cây Nguyệt Quế hiện nay có 3 loại: lá lớn, lá nhỏ, lá nhỏ thân xoắn.
  • Ý nghĩa: Cây nguyệt quế được trồng trong nhà được không? Cây sẽ giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn giúp mang đến sự khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi cho gia đình.
  • Tác dụng: Nguyệt Quế có tác dụng dược liệu rất tốt. Lá nguyệt quế khô đem đốt giúp người ngửi an thần, giảm căng thẳng và dễ tiến vào giấc ngủ. Các bài thuốc với thành phần chính là cây nguyệt quế có tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể và kích thích mọc tóc.

Cây Ngâu

Cây Ngâu
  • Ý nghĩa: Trong phong thủy thì ngâu có một ý nghĩa rất đặc biệt, cây được xem như bức bình phong trước sân để trấn thủy, xua đuổi tà ma và mang bình an đến cho gia chủ.
  • Tác dụng: Cây ngâu được trồng thành từng bụi hay trồng chậu để trang trí trong sân vườn, đường phố, công viên, vỉa hè, …hay cạnh cửa sổ hay cửa ra vào. 

+Nó giúp không gian sống của gia chủ thêm phần xinh đẹp, xanh mượt mà, đồng thời ngâu còn hấp thụ khí độc nhả khí oxi tạo giúp môi trường xung quanh trong lành, mát mẻ hơn. 

+Hoa ngâu có hương thơm thoang thoảng nên thường được sử dụng để ướp trà, hay cho vào quần áo.

+Trong đông y cây ngâu cũng như một vị thuốc dùng để chữa nhiều loại bệnh.

Trên đây là cách phân biệt hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế màu chaucayxuatkhau.com hợp được. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu thêm về hai loại cây đa công dụng này. Cả hai loại đều rất thích hợp được trồng trong sân vườn, giúp mang đến cho gia chủ sự thoải mái, dễ chịu.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...