Hoa tiểu quỳnh – Nữ hoàng của các loài hoa nở ban đêm 

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa tiểu quỳnh là loài hoa chỉ nở vào ban đêm, nhưng vẫn cuốn hút những người yêu thích hoa cảnh. Bởi đây là loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người trồng. Hãy cùng Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu chi tiết hơn về hoa tiểu quỳnh qua bài viết sau đây nhé!

hoa tiểu quỳnh

Đặc điểm của hoa tiểu quỳnh

Hoa tiểu quỳnh còn được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêmbởi loài hoa này đặc biệt chỉ nở vào ban đêm. Khi màn đêm buông xuống vào những ngày lạnh giá cũng chính là lúc những bông hoa tiểu quỳnh đua nhau khoe sắc, mang lại cảm giác ấm áp và ngọt ngào với những màu sắc sặc sỡ như tím, đỏ, trắng, cam hoặc hồng.

hoa tiểu quỳnh

Hoa không chỉ chinh phục người thưởng thức bằng vẻ đẹp kiều diễm mà còn nhờ hương thơm đặc trưng. Khi nở hoa tiểu quỳnh tỏa ra một hương thơm dịu dàng, cuốn hút giúp cho không gian xung quanh nó trở nên thơm ngát và dễ chịu. Mùi hương này có thể làm dịu đi những tâm hồn đang phiền não và gợi lên cảm xúc tốt lành. 

  • Tên thường gọi: Tiểu quỳnh, 
  • Tên gọi khác: Nhật quỳnh, càng cua, lan càng cua
  • Tên tiếng anh: Christmas Cactus
  • Tên khoa học: Schlumbergera
  • Họ thực vật: họ xương rồng
  • Chiều cao trung bình: 50 – 70cm.
  • Nguồn gốc: từ vùng núi ven biển phía đông nam của Brazil.

Càng cua( hoa tiểu quỳnh) phát triển thành từng bụi, thường dài khoảng từ 25 – 40cm, cây lâu năm với điều kiện sinh trưởng tốt có thể cao đến 50 – 70cm. Hoa có thân màu xanh thẫm, mọng nước và nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 3 – 4cm dạng bản dẹt giống như một chiếc lá, 2 bên mép có khứa răng cưa hướng lên. Hoa khá to so với thân, giống chiếc càng của con cua. 

Vậy hoa tiểu quỳnh nở bao lâu thì tàn? Hoa quỳnh sẽ nở từ 2-3 tiếng sau đó sẽ tàn. Đặc biệt, chỉ nở vào ban đêm. Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm. Cây hiếm khi cho ra quả, quả và hạt có hình dáng giống của thanh long mini.

quả hoa tiểu quỳnh
Quả hoa tiểu quỳnh

Tiểu quỳnh ưa chuộng những chỗ có bóng râm, mát mẻ nên được trồng nhiều ở ban công, treo ở cửa sổ. Hơn nữa, loài hoa này có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt tốt vì thế có thể sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ ngay cả khi không được chăm sóc thường xuyên. Tiểu Quỳnh thường mọc trên cây, các vách đá hoặc nơi râm mát với độ ẩm cao.

Công dụng của hoa tiểu quỳnh

Hoa tiểu quỳnh có vẻ đẹp độc đáo và bắt mắt vì vậy được dùng làm cây cảnh để trang trí nhiều trong các sân vườn. Chúng cũng được đặt ở bên ngoài ban công, bên cửa sổ, trên bàn ăn, ngoài phòng khách, trước sân nhà,…đem lại sự tươi mới, vui tươi cho cả không gian.

chậu tiểu quỳnh bên cửa sổ
Trang trí chậu tiểu quỳnh bên cửa sổ với nhiều màu sắc sặc sỡ

Không những thế nhờ vào phân thân dày, cây hoa lan càng cua còn có khả năng hấp thụ được một số các khí độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe như: ete, hidro sunfua,… giúp bầu không khí trong ngôi nhà của bạn trở thành trong lành hơn

Đặc biệt không thể không nhắc đến khả năng hút các khí CO2 và đồng thời nhả ra khí O2 vào ban đêm của hoa tiểu quỳnh. Với khả năng đặc biệt này, cây giúp bạn có một bầu không khí cực kỳ tốt để dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ. Vậy nên, đặt tiểu quỳnh ở phòng ngủ sẽ là một liều thuốc an thần đến từ thiên nhiên giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ý nghĩa của hoa tiểu quỳnh trong phong thủy

Theo quan niệm của người xưa, trồng cây hoa tiểu quỳnh sẽ đem đến những điều tốt lành và sự may mắn trong cuộc sống. Ý nghĩa hoa tiểu quỳnh này chính là lý do được nhiều người yêu thích và dùng nó như là một món quà tặng cho người thân, bạn bè.

chậu hoa tiểu quỳnh đẹp

Bên cạnh đó, hoa tiểu quỳnh còn giúp trừ tà, mang lại sự bình yên cho gia chủ.

Vẻ đẹp rực rỡ và rạng ngời của hoa lan càng cua còn tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt, nồng cháy. Ngoài ra, màu đỏ của hoa tiểu quỳnh thể hiện cho tình bạn sâu sắc, tinh tế và bền chặt. Màu vàng tượng trưng cho lời động viên lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn nhất..

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa tiểu quỳnh

Cách nhân giống

trồng hoa tiểu quỳnh

Hoa tiểu quỳnh là một loại cây không những có vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút mà nó còn rất dễ trồng và chăm sóc. Chỉ cần bỏ một ít thời gian chăm sóc chúng thôi, bạn đã có những chậu hoa tiểu quỳnh cực đẹp. Hiện nay, người ta thường nhân giống hoa tiểu quỳnh bằng 2 phương pháp sau:

  • Cách 1: Nhân giống bằng cách ghép thân trên cây xương rồng hoặc cây thanh long. Đầu tiện, dùng dao rọc một đoạn trên thân gốc ghép và cặm vào. Sau đó, lấy một mẩu tăm nhỏ ghim cố định, chờ cho mủ cây khô rồi dùng keo liền da để gắn.
  • Cách 2: Nhân giống bằng việc giâm cành. Với phương pháp này bạn chỉ cần cắt một cành của hoa tiểu quỳnh và dâm xuống đất ẩm là nó sẽ tự động mọc lên một mới. Đây là cách nhân giống không cần đòi hỏi kỹ năng vẫn có thể làm được, tuy nhiên phương pháp này sẽ cho ít hoa hơn cách ghép thân cây.

Những lưu ý khi chăm sóc cây tiểu quỳnh

Lan càng cua rất dễ sống nhưng muốn cây phát triển tốt nhất và ra hoa đẹp thì bạn chỉ cần lưu ý một số hướng dẫn về cách chăm sóc hoa tiểu quỳnh sau:

chăm sóc hoa tiểu quỳnh
  • Độ ẩm: Hoa tiểu quỳnh( Lan càng cua) thích hợp với độ ẩm cao trên 60%. Vì vậy, nếu khí hậu nắng nóng khô hanh, thì bạn cần sử dụng máy tạo ẩm để cây không bị khô héo.
  • Nơi trồng: Tiểu quỳnh ưa chỗ mát mẻ, ít ánh sáng vì vậy cần để cây ở những nơi mát mẻ, có mái che và có không khí thoáng mát. Bên cạnh đó, tránh đặt cây ở những nơi dễ bị ô nhiễm như ở ban công, cửa sổ, hiên nhà…Lưu ý vào mùa hè chỉ nên đặt cây trong nhà và phơi nắng vào buổi sáng trong thời gian ngắn. không để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt sẽ làm cho cây bị cháy.
  • Đất và giá thể: Sử dụng loại đất có dren tố, đất trồng phải tơi xốp, sạch, không chứa mầm bệnh, hơi chưa. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất pha loãng với cát để đảm bảo thoát nước tốt. Chậu trồng rộng rãi, thoát nước dễ, kích thước phù hợp với cây.
  • Tưới nước: Tưới cây đều đặn và đảm bảo đất luôn ẩm nhẹ, nhưng không ngập nước. Hãy kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới để tránh tình trạng quá tưới hoặc quá khô. Đảm bảo chậu cây có lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Mỗi ngày nên tưới nước cho cây 2 lần vào buổi sáng và tối. Vào mùa lạnh lúc cây gần ra hoa không nên tưới nước quá nhiều
  • Phân bón: Bón phân tổng hợp cho cây khi bắt đầu trồng, trung bình mỗi tháng nên bón 1 lần để cây phát triển tốt nhất, ưu tiên dùng phân bón có nguồn gốc vi sinh.
  • Kiểm tra sâu bệnh: Theo dõi cây để phát hiện sớm các vấn đề về sâu bệnh hoặc vi khuẩn. Nếu phát hiện có sâu bệnh hoặc lá bị nhiễm bệnh, hãy xử lý chúng sớm để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cây.

Hoa tiểu quỳnh không chỉ đẹp mà còn mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt tốt đẹp. Hy vọng với những chia sẻ của Chậu cây xuất khẩu về hoa tiểu quỳnh đã có thể giúp bạn hiểu rõ về loài cây này. Không gian của bạn sẽ trở nên thật nổi bật và ngát hương khi có sự xuất hiện của hoa tiểu quỳnh đấy.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...