【Khám phá】Hoa Mao Địa Hoàng – Loài hoa tượng trưng cho sự giả dối

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thế giới loài hoa muôn màu, muôn sắc, muôn vàng ý nghĩa, có những loài hoa đẹp mang ý nghĩa của tình yêu nồng cháy, lãng mạng, trung thành nhưng cũng có những loài hoa mang ý nghĩa của sự giả dối. Vậy, trong phần chia sẻ này hãy cùng chaucayxuatkhau khám phá loài hoa tượng trưng cho sự giả dối nhé.

hoa mao địa hoàng

Giới thiệu Hoa Mao Địa Hoàng

Cây hoa Mao Địa Hoàng – Loài hoa có xuất xứ từ miền tây Châu Âu. Hoa có màu hồng tím, hình chuông và mọc thành chùm rất đẹp theo hướng dần ngọn cây. Ngoài cho hoa đẹp và dùng trong trang trí sân vườn, tạo thảm hay viền lối đi…Cây còn là một loại dược liệu quý dùng trong điều trị bệnh tim và một số bệnh khác. Mặc dù hoa tươi tắn xinh xắn là vậy, nhưng nó lại mang ý nghĩa cho sự giả dối vì người ta cho rằng chúng mang đến chất độc gây ra sự đố kỵ.

  • Tên khoa học: Digitalis purpurea
  • Tên gọi khác: hoa chuông tím hay hoa chùm pháo, hoa bao tay chồn (Foxglove).
  • Họ: Mã Đề
  • Nguồn gốc: từ miền Tây Châu Âu.

Cây thường mọc thành những lùm, cây nhỏ cao khoảng 50cm, thân đơn trục thẳng, ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc, lá rộng hình lưỡi mác.

Hoa hình chuông màu sắc rất đa dạng, nhiều sắc độ hồng tím, rồi cam đen, hồng đỏ, kem và trắng, hạt màu trắng nở thành cụm dài. Bên trong tràng hoa hình chóp ngược có các đóm nhỏ làm tăng thêm vẻ đẹp của hoa.

Hoa mao địa hoàng vụ sớm bắt đầu thu hoạch vào đầu tháng 10, thu hoạch muộn thì vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 1.

Hoa Mao Địa Hoàng – Loài hoa tượng trưng cho sự giả dối

Tuy xinh đẹp nhưng lại mang biểu tượng của sự giả dối vì vào lúc ngôn ngữ của loài hoa được khai sinh, người ta cho rằng giữa các bông hoa xinh đẹp này có một chất độc gây ra sự đố kỵ.

Công dụng của cây hoa Mao Địa Hoàng – Hoa Chuông

Công dụng trang trí

Cây hoa chuông tím này thực sự có vẻ đẹp khiến cho người ta cứ muốn ngắm nhìn mãi không thể rời mắt. Những chùm hoa vào mua mọc lên san sát, lung linh và lộng lẫy rực rỡ làm ai cũng muốn được đứng giữa cánh đồng hoa nhảy múa.

Chính vì sự xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở các nước phương tây, tại các vị trí ven cửa ra vào, thảm hoa hay trang trí viền lối đi…

Công dụng trong y học chữa bệnh

Trong lịch sử dược học, cây hoa chuông tím còn được biết đến là cây thuốc quý, chuyên sản xuất ra những loại thuốc cứu sống người. Giống cây này dùng để làm thuốc điều trị nhiều chứng bệnh như thiếu máu, chóng mặt hay táo bón. Cây hoa chuông tím chứa nhiều chất Vitamin A, B, C và D cùng nhiều chất có lợi khác.

Hoa mao địa hoàng có tác dụng bổ trợ cho các bệnh về tim. Vì trong cây chứa cardiac glycosides – chất giúp tim ổn định, đập đều và bình thường hơn nhưng không cần nhiều oxy. 

Bên cạnh đó, cây cũng kích thích việc sản xuất nước tiểu, và làm hạ lượng máu, giảm sự lưu chuyển đến tim. Tuy nhiên, khi sử dụng phải đặc biệt lưu ý về liều lượng. Nếu dùng quá liều có thể dẫn đến tử vong. Khi sử dụng cây chuông tím trong chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra mao địa hoàng còn có tác dụng kháng viêm, làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Mao Địa Hoàng – Hoa Chùm Pháo

Cách trồng

Phương pháp nhân giống: Gieo hạt hoặc trồng bằng củ.

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng hạt giống với đất trồng thì gieo hạt trực tiếp lên đất rồi phủ một lớp đất mỏng, duy trì tưới nước đến khi hoa nảy mầm.

Thời điểm thích hợp để trồng mao địa hoàng là đầu tháng tư, nếu muộn nhất là sáng tháng 5 và tháng 6.

Cách chăm sóc cây

Cây có sức phát triển khỏe mạnh và sức sống tốt và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

  • Về ánh sáng: Cây ưa sáng và ánh sáng dịu. Cây còn nhỏ cần tránh ánh nắng gay gắt mùa hè và chú ý mái che cho cây.
  • Về nước tưới: Cây ưa nước nên đang đà phát triển cần tưới nước đủ cho cây. Tránh tưới quá nhiều vì cây không chịu được ngập úng. Nên tưới 1 lần / 2-3 ngày khi mặt đất se khô. Thời kỳ cây trưởng thành cần nhiều nước nhưng không nên tưới quá nhiều, trung bình 3 – 4 ngày/lần. Kết hợp với phân bón hòa cùng nước pha loãng, giúp cây nhanh hấp thụ hơn.
  • Về đất trồng:  Cây ưa đất trồng tơi xốp, sâu, nhiều màu, dinh dưỡng. Sử dụng đất hữu cơ ẩm hoặc đất phù sa, chú ý làm cho đất tơi, xốp, đủ độ ẩm, có khả năng thoát nước tốt và đã được loại bỏ cát, đá, sỏi, rác thải.
  • Nhiệt độ: Cây hoa thích hợp với khí hậu ôn đới, nếu quá nóng cây sẽ kém phát triển.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình-cao.
  • Phân bón: Sau khi cây bén rễ và xanh tốt, có thể bón vi phân hoặc phân trùn quế với tần suất 2 tuần/lần. Có thể dùng phân khô hoặc phân khô hòa loãng trong nướ Cây cần nhiều phân, đặc biệt là phải bón đủ phân lót. Trước khỉ cày đất, phân lót nên bón vãi đều trên mặt đất, sau đó cày lẫn vào đất, mỗi mẫu bón khoảng 5.000kg (phân chuồng và phân rác), bón theo hốc. Khi cây đã mọc cao >=33cm, nên bón phân pha loãng trong nước.
  • Sâu bệnh: Kiểm soát cỏ dại để đảm bảo hoa có điều kiện phát triển tốt nhất. Khi hạt đã mọc mầm, cây cứng cáp bạn có thể chuyển sang các chậu nhỏ hơn để tiện chăm sóc. Trong quá trình cây trưởng thành thì vun xới 1 – 2 lần. Do rễ của cây xiên vào đất góc 400nên khi làm cỏ, bạn nên xới đất sâu khoảng 3cm để không làm tổn thương rễ.
  • Cắt tỉa: Đến khi cây có chiều cao 10 – 13cm thì tiến hành tỉa cây và ngắt hoa. Tỉa đi những cây nhỏ, để lại những cây khỏe mạnh. Tuy nhiên một điều bạn nên chú ý khi tiến hành nhổ cây con là dùng kéo để cắt bỏ phần thân cây trên mặt đất, không dùng tay để nhổ vì như thế sẽ làm cây bên cạnh dễ long gốc và chết. Như vậy, cây sẽ phát triển tốt hơn và hoa sẽ to hơn vì dinh dưỡng tập trung cung cấp cho cây và củ chính.
  • Không nên để quá muộn mới tỉa, ảnh hưởng tới sinh trưởng của những cây khỏe và ảnh hưởng đến năng suất của củ rễ. Lưu ý, thời điểm này cây có nụ hoa, cần ngắt bỏ nụ đi để tập trung dinh dưỡng cung cấp cho cây và củ rễ.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài “Hoa Mao Địa Hoàng- Loài hoa tượng trưng cho sự giả dối” đã giúp bạn hiểu hơn về Hoa Mao Địa Hoàng.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *