Trồng và chăm sóc cây đa búp đỏ

5/5 - (1 bình chọn)

Đặc điểm

Cây đa búp đỏ (Ficus elastica) còn gọi là cây cao su Ấn Độ, thuộc họ Dâu tằm, nguồn gốc ở các khu rừng ẩm nhiệt đời châu Á, phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, hiện được trồng ở nhiều nơi.

Đa búp đỏ là cây gỗ thường xanh sống nhiều năm, cây cao to, có thể cao 30m, cây trồng chậu chỉ 2-3m. Thân to, ít cành, có rễ khí, Lá to, hình bầu dục, lá mọc lệch, dày, màu xanh sáng, gân lá song song, lá non dài, màu đỏ; cuống lá to, hoa đơn mọc nách lá. Kỳ ra hoa vào tháng 5-6. Quả nhỏ, cứng.

cây đa búp đỏ kết hợp với chậu cây của Home Garden

Chậu trồng cây đa búp đỏ có thân cao lá dày xanh quanh năm, lá rộng dày, bóng, dáng vây hùng vĩ, phong cách độc đáo chứa đầy sức sống. Xưa nay vẫn được để trong nhà khách, hội trường, phòng triển lãm, đình chùa để làm đẹp thêm cảnh quan.

Kỹ thuật nuôi trồng và bảo vệ cây đa búp đỏ trong chậu trồng cây

Cây đa búp đỏ ưa ấm, ẩm, sáng, yêu cầu đất tơi xốp nhiều mùn trung tính hoặc hơi chua, Khi trồng vào chậu nên chọn đất lá mục, tro rơm rạ và thêm ½ cát một ít phân làm đất nuôi cây, cách 15-20 ngày tưới 1 lần phân loãng. Trong mùa hè, nên tưới nước nhiều hơn, nhưng khing6 được đọng nước. Vào mùa thu giảm lượng nước và phân. Mùa xuân và mùa thu nên đem cây ra ngaoi2 nuôi trong ánh sáng mặt trời, nếu không lá sẽ vàng. Tháng 4-5 nên đem vào phòng nuôi dưỡng bỏa vệ.

Khi có cây con đưa vào chậu, cần cắt bớt lá, rễ, bón thêm phân. Vào mùa xuân hàng năm thay chậy 1 lần, cây mọc nhanh đến tháng 9 lại thay chậu.

Giống cây đa búp đỏ khá phổ biến nên rất dễ tìm kiếm

Để có cây đẹp, khi cây mọc được 60 – 80cm phải ngắt ngọn để xúc tiến cây ra nhánh, Sau khi nhánh bên mọc chỉ chịn 3 – 5 nhánh, và hàng năm cắt canh 1 lần, sau 3 năm ta có cây dáng tròng cao 1,5 – 2m là vừa.

Nhân giống cây đa búp đỏ

Cây đa búp đỏ có thể nhân giống bằng giâm cành và chiết cành.

Phương pháp giâm cành

Thao tác giâm cành rất đơn giản, cây dễ sống. Thời gian giâm cành vào đầu hay cuối xuân, có thể cùng kết hợp với tỉa cành.

Cành giâm cần chọn cành 1 năm hóa gỗ một nửa. Khi cắt cành để đề phòng nhựa mủ chảy nhiều nên chấm đầu cắt vào bùn hoặc tro bếp. Đo dài cành giâm nên chứa 3 chồi, cắt vớt lá dưới, ghép 2 lá trên lại dùng sợi chỉ buộc lại, để giảm sự bốc hơi nước, sau đó cắm vào cát. Cát phải ẩm và giữ nhiệt độ 18 – 25oC, thường xuyên tưới nước, nhưng không được đọng nước, đồng thời che bóng và thông thoáng gió, sau 2 – 3 tuần là ra rễ, Sau khi trồng vào chậu ra ngoài sáng.

Phương pháp chiết cành

Phương pháp chiết cành rất thuận tiện cho người trồng cây cảnh gia đình, tỷ lệ sống khá cao. Cách làm như sau: Chọn cành sống 2 năm, độ lớn vừa phải, phát triển tốt, bóc vỏ 1cm phần dự định cắm vào đất, xử lý NAA 3×10-5 , 5×10-5 , sau đó dùng đất ẩm, rêu  trộn với nhau bọc lại, bên noài bọc tấm polyethulen, phần dưới buộc chặt, phía trên để lỗ để thông hơi và tưới nước. Tháng 6 giâm cành, tháng 7 – 8 ra rễ, sau khi ra rễ là có thể trồng vào chậu.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *