Trồng cây si trước nhà có tốt không? Nên lưu ý gì để tránh phạm phong thủy?

5/5 - (1 bình chọn)

Cây si là loại cây hầu như xuất hiện ở khắp các làng quê Việt. Nhiều gia đình suy nghĩ đơn giản là trồng cây si trước cửa sẽ có được bóng râm. Tuy nhiên có một vài ý kiến lại cho rằng đây là loại cây không mang tới điều may mắn. Vậy trồng cây si trước nhà có tốt không?

trồng cây si trước nhà có tốt không
Trồng cây si trước nhà có tốt không? Cần lưu ý gì?

Đặc điểm của cây si

Cây si là loại cây thân gỗ, thuộc họ thực vật Dâu Tằm. Nguồn gốc của cây si là từ khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây được trồng khá nhiều trước cửa nhà hoặc làm cây tạo dáng bonsai.  Trên cành và thân cây lại có những rễ phụ mọc rủ xuống nhìn như những tua nhỏ đung đưa kết hợp với lá cây dày đặc xanh mướt tạo nên nét thẩm mỹ cao.

Không chỉ ở Việt Nam mà cây si còn được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia như một loại cây bonsai. Trong đó các nước châu Á nói chung và các quốc gia Đông Á nói riêng vốn nổi tiếng với nghệ thuật bonsai rất ưa thích cây si. Tại nước ta, bạn có thể bắt gặp loại cây này tại rất nhiều nơi. Cây si dễ trồng lại có sức sống và khả năng thích nghi tốt.

Cây si có chiều cao từ 20 đến 25m khi trưởng thành. Cành và nhánh của cây nhỏ, từ thân có rễ phụ mọc ra. Các rễ phụ này phát triển theo thời gian, đâm xuống đất và hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây. Sau khi phát triển, các rễ phụ này to ra xù xì trông giống những thân cây nhỏ. Đây cũng là lý do mà nhiều gia đình ở làng quê Việt hay trồng cây si trước nhà để có bóng râm.

Tác dụng của cây si trong đời sống

Cây có nhiều lá nên khả năng quang hợp và thoát hơi nước của si cũng có phần vượt trội so với các loại cây còn lại. Cây hấp thụ khá tốt bụi bẩn trong không khí giúp cho môi trường trong lành hơn.Quá trình quang hợp hấp thụ CO2 và nhả khí O2 giúp những người ngồi nghỉ dưới tán cây nhanh hồi phục và dễ hít thở hơn.

Tăng 15% sự tập trung trong công việc và 20% trí nhớ. Điều này đã được NASA nghiên cứu.

Lá si có chứa chất diệp lục nên hút tia điện từ từ các các thiết bị điện tử, bảo vệ tốt cho mắt và sức khỏe.

Ý nghĩa của cây si trong phong thủy

Có một số quan niệm cho rằng cây si là một trong những loại cây thuộc nhóm ngũ quỷ, gồm: Liễu, Hòe, Đa, Si, Gạo. Đây là những cây mang tính âm. Có thể là nơi trú ngụ của ma quỷ, không tốt cho vận khí của ngôi nhà.

Nhưng ở một số khía cạnh khác thì cây si lại là loại cây nằm trong bộ tứ linh. Cây tứ linh trong phong thủy còn được gọi là cây cát tường. Chúng thường đem đến phúc khí dày cho gia chủ. Nếu đặt đúng chỗ còn có thể tăng sinh khí, trấn yểm cho những mảnh đất xấu hay hướng nhà mang sát khí.

Trồng cây si trước nhà có tốt không?

trồng cây si trước nhà có tốt không

Theo tài liệu ghi chép của phong thủy cùng với nhận định những người nghiên cứu ngũ hành Bát quái thì câu trả lời cho thắc mắc “trồng cây si trước nhà có tốt không” là không. Do si có tán lá rộng, ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà, đây là điều tối kỵ trong phong thủy “âm khí thịnh – dương khí suy”.

Đối với những nhà kinh doanh, buôn bán thì việc trồng cây si trước nhà sẽ khiến gia chủ bị thất thoát tài lộc, sức khỏe các thành viên trong gia đình cũng bị giảm sút.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, cây si có thực sự ảnh hưởng tới đời sống của gia chủ hay không thì còn dựa vào nhiều yếu tố. Điển hình là: diện tích, hướng nhà, cảnh quan phía trước, tuổi gia chủ…

Khi nắm rõ các vấn đề này, gia chủ mới có thể đưa ra chính xác câu trả lời khi trồng cây si. Thậm chí, nhiều người thay vì lựa chọn cây si thường đã chọn cách trồng cây si cảnh.

Lưu ý khi trồng cây si cảnh

Khi bạn muốn trồng cây si trước nhà, bạn nên chọn những cây si dáng bonsai. Đây là loại cây có kích thước vừa phải, giúp trang trí và tô điểm cho ngôi nhà. Tuyệt đối, không nên trồng những cây cao quá 12 – 15 m trước nhà. Đây là loại cây thường được trồng trong các ngôi đình, chùa mà thôi.

Để hạn chế ảnh hưởng của tán cây rộng, ngăn chặn ánh sáng tự nhiên vào trong nhà, thì nhiều người thích chơi si có thể lựa chọn dáng si cảnh kiểu bosai. Thân và cành si khỏe mạnh và có độ dẻo dai cao nên rất thích hợp để tạo dáng thành cây bonsai.

Không trồng riêng rẽ một cây mà nên kết hợp với các loại cây cảnh khác để tăng dương và sinh khí cho ngôi nhà.

Trồng cây si nên theo các số lẻ 3, 5,7 cây hoặc theo cặp cân đối.

Khi trồng cây si không để ở vị trí chính giữa hoặc hướng Tây, Tây Nam. Vì cây thuộc hành Mộc, nếu đặt ở những vị trí này sẽ không tốt.

Cách chăm sóc cây si

Cây si rất dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc. Nó có sức sống mạnh mẽ, thân cành dẻo dai nên có thể trồng tại khu vực trống mà ít lo bão lũ làm gãy đổ

Ánh sáng

Cây si có kích thước to và lá mọc dày nên rất ưa sáng và có nhu cầu quang hợp cao. Nên trồng cây tại vị trí thoáng đãng, nhiều nắng để cây có không gian phát triển và quang hợp tốt.

Đất trồng si

Đất thịt là loại đất thích hợp trồng si. Để cây nhanh lớn, người trồng có thể bón bổ sung phân ủ mục và mùn cưa, vỏ trấu cho cây. Quá trình sinh trưởng của si sẽ khiến đất bạc màu dần nên cần bón phân định kỳ hàng năm để giữ độ màu mỡ cho đất.

Tưới nước cho si

Cây nhiều lá nên mức độ thoát nước của si cũng cao. Nên tưới nhiều nước cho cây hàng ngày để cây tươi tốt và khỏe mạnh, nhất là những ngày nắng gắt. Với những cây nhỏ có thể tưới lên cả thân và cành để rễ phụ của cây hút nước.

Cắt tỉa và phòng bệnh cho si

Muốn có một cây si bonsai đẹp, người trồng không thể quên cắt tỉa thường xuyên cho cây. Việc loại bỏ bớt những cành thừa và tỉa thưa giúp cho cây tận dụng được tối đa ánh nắng đồng thời giảm gánh nặng về dinh dưỡng.

Trong trường hợp cây bị bệnh, cắt tỉa các cành lá bị bệnh, thối hỏng cũng là một phương pháp hiệu quả nhanh để chữa cho cây. Những phần rễ phụ mọc nhiều gây vướng víu nên được cắt tỉa gọn gàng để đảm bảo mỹ quan.

Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp câu hỏi “trồng cây si trước nhà có tốt không?”. Hi vọng, qua bài viết các bạn đã tìm ra cho mình một phương pháp giải quyết tốt nhất trong trường hợp này.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *