Hướng dẫn trồng hoa nhài trong chậu chi tiết và cách chăm sóc cây

4.5/5 - (2 bình chọn)

Nhiều người trồng hoa nhài trong vườn thường không tốn nhiều công chăm sóc mà hoa nhài vẫn phát triển tốt. Nhưng nếu trồng hoa nhài trong chậu mặc dù tốn nhiều công chăm sóc nhưng cây lại còi cọc thậm chí bị vàng lá chết dần.

trồng hoa nhài trong chậu

Kinh nghiệm chọn hoa nhài

Muốn hoa nhài ra hoa đẹp, phát triển tốt thì khâu chọn giống rất quan trọng. Hoa nhài có hơn 200 loại với những đặc tính riêng.

Có loại cây xanh tốt nhưng lại có loại rụng lá, cũng có một số thích “leo trèo” và cũng có loại mọc thành bụi, một số lại có sức sống đặc biệt muốn vươn mình trong sương giá, và cũng có loại chỉ muốn “ngoan ngoãn” trong nhà.

Dưới đây là một số giống hoa nhài phổ biến:

– Giống hoa Jasminum officinale (hoa nhài mùa hè): Giống này hoa thường có hình sao, màu trắng, đây là loài giống hoa nhài leo phổ biến ở nhiều vùng.

– Giống hoa Jasminum nudiflorum (hoa nhài mùa đông): Hoa của giống này có màu vàng, đặc biệt loài này ít cần chăm sóc và độ che phủ đất tốt.

– Giống hoa nhài Jasminum parkeri: Hoa giống này có màu vàng và mọc thành bụi.

– Giống hoa nhài Jasminum fruticans: Hoa của giống này có màu vàng hình ống, mọc thành bụi và xanh.

– Giống hoa nhài Jasminum sambac: Loài này có hương thơm có thể làm trà rất ngon, và đòi hỏi môi trường có thể kiểm soát được ở hầu hết các vùng khí hậu, đây cũng là loại hoa nhài phổ biến ở nước ta.

Cách trồng hoa nhài trong chậu

Để trồng hoa nhài không khó, các bạn chỉ cần chuẩn bị đất, chậu cây, vài cành hoa nhài, một ít phân bón và thuốc kích thích tạo rễ là có thể trồng được ngay. 

Bước 1: Chuẩn bị chậu và đất trồng

Chuẩn bị một chậu cây, khi mới trồng chậu cây không cần quá to nhưng nếu bạn trồng nhiều cành thì nên chuẩn bị chậu to một chút. Chậu cây nên có lỗ thoát nước ở dưới đáy, nếu không có bạn nên tạo một lỗ thoát nước để tránh cây bị úng.

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa nhài. Thích hợp nhất để trồng hoa lài là loại đất cát ít chua, có nhiều chất mùn, tơi xốp, dễ thoát nước. Trồng trong bồn có thể dùng đất mùn, đất thịt hoặc đất hỗn hợp có chứa ít chất hữu cơ.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Hoa nhài có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ tháng 2-4, các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. Đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng nhài không bị úng ngập.

Bước 2: Cắt cành hoa nhài

Chọn cành mẹ để giâm cành: Chọn cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại làm cây mẹ, trên cây chọn cành bánh tẻ, không quá già cũng không quá non thì cành giâm mới nhanh lên mầm.

Dùng kéo hoặc kìm bấm để cắt vài cành hoa nhài, mỗi cành dài tối thiểu 25 – 30cm. Khi cắt cành hoa nhài các bạn chú ý cắt dứt khoát để vết cắt phẳng tránh làm tổn thương phần thân như vậy cành sẽ mọc rễ tốt hơn. Sau khi cắt cành hoa nhài, các bạn ngâm cành hoa nhài trong thuốc kích thích tạo rễ hoặc làm theo hướng dẫn của loại thuốc kích thích tạo rễ mà bạn dùng.

Bước 3: Trồng cành hoa nhài vào chậu

Lấy cành nhài đã cắt trồng vào trong chậu. Các bạn trồng thẳng đứng sâu khoảng 10 – 15cm, cành phía trên dài ít nhất 10 – 15cm và nên có 1 – 2 mắt lá để cây có thể đâm mầm tốt hơn. Sau khi trồng xong các bạn nhớ vun đất cho chặt gốc.

Bước 4: Tưới nước giữ ẩm và đợi cây mọc rễ mới

Hoa nhài là cây ưa ấm, không chịu được giá lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng lý tưởng nhất là 20 – 25 độ C, mở rộng ra là 22 – 35 độ C. Cây không ưa ánh nắng, phát triển tốt nhất trong môi trường nửa râm.

Các bạn tưới nước giữ ẩm cho đất thường xuyên, mùa Đông nên hạn chế tưới nước, đặt chậu cây ở vị trí mát mẻ không bị nắng. Sau khoảng 20 ngày cây sẽ mọc rễ mới và bắt đầu mọc mầm. Sau khi cây đã có dấu hiệu đâm mầm mới các bạn mang cây ra vị trí có nhiều nắng hơn để trồng.

Sau khi giâm cành khoảng 20 ngày thì cành bắt đầu ra rễ, lúc này bạn nên hòa thêm dung dịch Cytokinin – 6BA giúp điều hòa tăng trưởng thực vật phổ rộng, nó có thể đẩy nhanh sự phát triển của tế bào giúp cây phát triển bật mầm nhanh hơn.

– Liều lượng pha: + DD đậm đặc: 10g 6BA + 1g NAA hòa trong 5 lít nước sạch.

+ DD phun: hút 100ml dung dịch đậm đặc trên hòa vào 10 lit nước sạch.

+ Phun đều lên thân cây hoa nhài hoặc dùng dung dịch đậm đặc (chưa pha loãng) để  bôi trực tiếp lên mắt ngủ (lưu ý cạo lớp vỏ bên ngoài mắt ngủ trước khi bôi thuốc), hoặc bôi/bơm thuốc vào vị trí khoan lỗ, cắt trên thân cây gần vị trí mắt ngủ.

Cách chăm sóc hoa nhài trong chậu

Để chăm sóc hoa nhài trong chậu cho hoa xanh tốt không khó. Các bạn chỉ cần đảm bảo các yếu tố về môi trường sống cho cây như sau:

  • Đất: Đất trồng không bị úng nước, nên chọn loại đất tơi xốp thoát nước tốt. Mỗi tháng bón phân cho đất một lần để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Nếu thấy đất bị bạc màu, tưới nước không thấm, đất quá cứng thì bạn nên thay đất mới chứ không nên dùng đất đó nữa.
  • Nước: Cây nhài chịu hạn rất tốt, dù không tưới vài ngày, đất khô cằn cây vẫn tươi tốt chỉ sau một đêm. Nhưng nếu cây bị úng nước thì có thể bị chết. Đa phần các bạn trồng hoa nhài để cây bị chết đều do tưới nước cho cây quá nhiều. Khi tưới nước các bạn chú ý tưới đẫm gốc cho cây nhài, khi thấy đất ở gốc nhài khô hẳn bạn mới tưới tiếp chứ không nên tưới nhiều.
  • Ánh sáng: Cây nhài là cây ưa sáng nên khi trồng trong chậu bạn nên đặt cây ở vị trí nhiều ánh sáng chiếu vào là được. Nếu bạn trồng cây trong nhà thì nên mang cây ra ngoài phơi nắng 2 – 3 lần mỗi tuần để cây hồi phục khả năng quang hợp. Nếu không cho cây ra nắng, ban đầu cây vẫn phát triển bình thường nhưng sau cây thiếu nắng sẽ chết dần.
  • Thay chậu: Hoa nhài trồng trong chậu sau 2 năm nên đổi chậu một lần vào lúc đầu Xuân.
  • Bón phân: Hoa nhài cần được bón nhiều phân, nhưng nên bón phân đạm một lượng vừa phải. Nên bón phân chuồng hoai mục, lân, kali và mùa Thu nhằm tăng sức đề kháng cho cây. Mùa Xuân nên bón nhiều lân để kích thích cây ra hoa. Sau khoảng 1 năm trồng, hoa nhài bắt đầu nở hoa.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa nhài:

+ Trên cây hoa nhài ít gặp sâu bệnh hại nhiều, nhưng khi cây không được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến các loài sâu bệnh trên cây có cơ hội tấn công như:

+ Bệnh thối rễ: Khi trồng cây vào chậu, cây dễ bị ngập úng do nước hoặc do nấm gây nên dẫn đến cây bị thối rễ, có thể phun dung dịch vôi lưu huỳnh 0,2 – 0,4°C hoặc có thể dùng dung dịch Thiophanate 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 1.000 lên chỗ thân và cành bị bệnh.

+ Sâu đục lá: Nhặt bỏ những chiếc lá rụng trên cành khô và trên mặt đất, bắt và diệt các loại ấu trùng, trứng, nhộng trên lá. Có thể phun dung dịch 50%WP pha loãng với tỷ lệ 1 : 6.000.

+ Nhện đỏ: Có thể phun dung dịch 40% EC pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500 – 2.000, phun trực tiếp lên cây.

Cách trồng Hoa Nhài ra hoa nhiều và những yếu tố

Thú thật, có rất ít loài cây có thể sánh được với cây hoa nhài về hương thơm (hoa nhài thuộc chi jasminum). Bước vào mùa xuân là thời điểm mà những cánh hoa mỏng manh và thơm nồng xuất hiện. Và thật là thất vọng khi những bông hoa nhài không xuất hiện. Có một số nguyên nhân khiến cây hoa nhài của bạn không nở và dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi: Cách trồng hoa nhài ra hoa nhiều. Và những vấn đề khiến hoa nhài không ra nhiều hoa. 

Các vấn đề về nhiệt độ

Hoa nhài là cây thân cứng, hoa nhài cũng có rất nhiều loại khác nhau. Hầu hết các loài phát triển đều cần hơi ấm – nhiệt độ phải cao hơn 20 độ C để cây có thể ra hoa. Mặc dù, một số loài hoa nhài có thể chịu được thời tiết lạnh giá.  

Bất kể cách trồng hoa nhài ra hoa nhiều nào đi nữa thì nhiệt độ đều liên quan chặt chẽ đến quá trình ra hoa. Hoa nhài hồng (Jasminum polyanthum), hoa nhài thông thường (Jasminum officinale) và hoa nhài mùa đông (Jasminum nudiflorum) đều cần nhiệt độ mùa đông mát mẻ để ra hoa. Những ngày có nhiệt độ từ 20 – 25 độ C là lý tưởng cho sự phát triển hoa của chúng, mặc dù chúng cũng ra hoa khi nhiệt độ ban đêm là 13 – 15 độ C.

Khi hoa nhài của bạn không ra hoa, hãy theo dõi nhiệt độ xung quanh cây. Nếu đó là hoa nhài trồng trong nhà, hãy chuyển nó vào một căn phòng sáng sủa, có nhiệt độ dưới 25 độ C trong những tháng mùa đông, điều này sẽ giúp cây hoa nhài nở hoa. Tốt nhất nên trồng cây hoa nhài ở những nơi mát mẻ trong khu vườn của bạn. 

Tỉa quá nhiều hoặc quá ít

Bạn có nghĩ cách trồng hoa nhài ra hoa nhiều có liên quan tới việc cắt tỉa không? Việc cắt tỉa không đúng thời điểm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ra hoa của hoa nhài vì nó tạo ra những bông hoa khi cây mới mọc. Nếu bạn cắt tỉa trong khoảng thời gian từ mùa thu cho tới đầu mùa xuân sẽ phá hủy các ngọn hoa, dẫn tới việc ra hoa chậm và thậm chí không ra hoa. Mách bạn cách tỉa hoa nhài đảm bảo hoa nở đúng thời điểm:

– Cắt tỉa vào cuối mùa xuân sau khi hoa nhài ra hoa để kích thích sự phát triển mạnh mẽ và chuẩn bị cho cây nho ra hoa vào năm sau.

– Không cắt tỉa cây hoa nhài khi mùa hè kết thúc.

Chú ý: Khử trùng kéo cắt tỉa của bạn trong một chất khử trùng gia dụng trước khi sử dụng chúng. Ngâm các lưỡi dao, kéo trong chất khử trùng trong năm phút , rửa sạch bằng nước nóng và để khô trong không khí. Lặp lại quy trình khi bạn cắt tỉa xong.

Dinh dưỡng kém

Nói tới những cách trồng hoa nhài ra hoa nhiều là phải nới tới dinh dưỡng. Cụ thể, dinh dưỡng kém sẽ tàn phá các loài hoa như hoa nhài. Quá nhiều chất dinh dưỡng và không đủ chất dinh dưỡng đều có tác hại, nhưng các dấu hiệu của chúng hơi khác nhau. Nitơ dư thừa khuyến khích việc tạo ra các tán lá thay vì hoa và rễ trong khi hoa nhài thiếu dinh dưỡng sẽ phát triển chậm và phát triển các tán lá màu vàng.

– Lá màu xanh đậm và mọc nhiều cho thấy quá nhiều nitơ. Ngừng bón phân cho hoa nhài trong một tháng. Sau đó tưới loại phân bón hòa tan trong nước, sẽ thúc đẩy sự ra hoa. Hòa tan 1/4 muỗng cà phê phân bón trong 4 lít  nước và bón phân hàng tuần trong những tháng mùa hè thay vì tưới nước thường xuyên.

– Sự phát triển chậm chạp và lá vàng có thể có nghĩa là quá ít chất dinh dưỡng. Tưới cho hoa nhài 1/4 thìa cà phê phân bón hòa tan trong nước pha loãng trong 4 lít nước. Bón phân hàng tuần từ mùa xuân cho đến cuối mùa hè thay vì tưới nước thường xuyên. Ngừng bón, tưới vào mùa đông.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc với ánh sáng yếu ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của hoa nhài, cho dù nó được trồng trong nhà hay ngoài trời. Hoa nhài trồng trong vườn cần được phơi nắng đầy đủ với một số bóng râm nhẹ vào buổi trưa. Cây hoa nhài trong nhà nên đặt gần cửa sổ đón ánh sáng. Nếu cách trồng hoa nhài ra hoa nhiều chưa hiệu quả, hãy thử:

– Tỉa lại những bụi cây nhô cao hơn cây hoa nhài để tăng khả năng tiếp xúc ánh sáng cho hoa nhài. Khử trùng dụng cụ cắt tỉa trước và sau khi sử dụng, đồng thời loại bỏ phần mọc nhô ra theo từng giai đoạn trong vòng một tuần để hoa nhài của bạn thích nghi với ánh sáng mạnh hơn.

– Di chuyển một chậu hoa nhài đến gần cửa sổ và phơi nắng từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày . Xoay chậu 90 độ mỗi tuần để đảm bảo cây tiếp xúc với ánh sáng đều.

Thông qua phần chia sẻ trồng hoa nhài trong chậu của chaucayxuatkhau, hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn về hoa nhài cũng như các loại hoa đẹp khác nữa.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *