Có nên trồng nha đam trong nhà? Cách trồng thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Cây Nha Đam (Lô Hội) từ lâu đã được biết đến với chức năng làm đẹp, làm thực phẩm và dược phẩm nhưng làm sạch không khí thì rất ít người biết đến. Theo nghiên cứu, nó có tác dụng giúp điều hòa không khí và kiểm soát những tác nhân gây hại. Vậy có nên trồng nha đam trong nhà không? Và cách trồng và chăm sóc cây như thế nào?

Có nên trồng nha đam trong nhà? Cách trồng thế nào?

Những lợi ích bất ngờ khi trồng nha đam trong nhà

Chắc hẳn, trong đời sống thường ngày của người dân Việt Nam, không khó để nhận ra sự xuất hiện của cây nha đam: trồng làm cảnh, thanh lọc không khí, món ăn, hoặc còn được trưng dụng như một loại mỹ phẩm làm đẹp “thần thánh” của hội chị em. Vậy trồng nha đam trong nhà có những lợi ích nào?

  • Một trong những đặc tính giúp cho cây nha đam nhanh chóng trở thành một trong những loại cây “xuất hiện” nhiều nhất trong nhà chính là đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc của chúng. Một cây nha đam trong phòng ngủ, phòng khách không tốn quá nhiều diện tích, vừa có thể mang lại không gian tươi mát, lại vừa bảo vệ sức khỏe, mà không phải tốn quá nhiều thời gian chăm sóc như những loại cây khác.
  • Ngoài ra, trồng nha đam trong nhà còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thể như cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit… Trong thành phần của lá cây nha đam có chứa các tế bào chlorophyll – đây là những tế bào có khả năng chống lại tia tử điện từ máy tính, điện thoại ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Cây nha đam còn được so sánh với “kim bạc thử độc” trong thời phong kiến ngày xưa. Theo đó, khi trong không khí xuất hiện khí độc, lá của cây nha đam sẽ lập tức đổi màu, báo hiệu cho gia chủ. Vì vậy, ngày xưa, các phi tần trong cung cũng thường sử dụng loại cây “dân dã” này trong cung điện xa hoa.
  • Theo các chuyên gia phong thủy, trồng nha đam trong nhà với mong muốn mang đến sức khỏe, cải thiện tâm trạng, tinh thần của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, cây nha đam trong phong thủy còn có ý nghĩa đem lại sự may mắn và tài lộc.

Như đã nói, cách trồng và chăm sóc cây nha đam khá là đơn giản đấy các bạn. Vậy hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc và trồng cây nha đam trong nhà.

Cách trồng và chăm sóc cây nha đam trong nhà

Cách chăm sóc cây nha đam trong nhà

Một chậu Nha Đam nhỏ xinh có thể được trồng dưới dạng cây thủy sinh hay trồng đất và được đặt ở trên ban công, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ nơi đâu trong nhà của bạn đều được. Bởi Nha Đam là loại cây không cầu kỳ về ánh sáng, chỉ cần thi thoảng khoảng 3 – 5 ngày cho cây ra ngoài để cây hấp thụ ánh sáng tự nhiên, giúp cây có màu xanh đậm, khỏe khoắn hơn.

Khi chăm sóc cây Nha Đam, nhiều người sẽ có câu hỏi: tại sao cây Nha Đam bị vàng lá? Đó là vì đây là loại cây không ưa tích nước, nên nếu bạn trồng cây trong đất có khả năng thoát nước kém, cây sẽ dễ bị khô héo, lá sẽ vàng và dễ sẽ bị thối, cây dần sẽ chết.

Cách trồng cây nha đam trong nhà

Bạn cần chuẩn bị:

Có nên trồng nha đam trong nhà
  • Một nhánh lô hội còn tươi tốt: Hiện nay có hơn 250 loài lô hội trên thế giới. Bạn nên chọn giống Aloe Barbadensis lá dài, bẹ to nặng ký và nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau lá có lớp phấn trắng, đây là giống nha đam được mọi người ưa trồng vì có năng suất và dễ trồng.
  • Chậu cây: Bạn có thể chọn chậu nhựa hay sành có đường kính miệng chậu từ 25 – 30 cm, chiều cao chậu 30 – 40 cm để trồng cây nha đam phát triển lâu dài cho ra lá lớn. Vì cây nha đam không chịu được ngập úng bạn nên chọn loại chậu có lỗ thoát nước lớn.
  • Đất trồng: Đất trồng cây nha đam phải tươi xốp. Bạn nên trộn đất với cát theo tỉ lệ 3 đât với 1 cát để đất có thể thoát nước tốt nhé.
  • Bình tưới nước, Một mảnh gốm (sứ) vỡ nhỏ, dao và thìa

Cách trồng cây nha đam

Bước 1 Chuẩn bị chậu trồng: Do cây lô hội rất dễ bị úng và rụng lá nếu đất quá ẩm, nên cần chuẩn bị chậu có lỗ lớn để thoát nước. Lấy một mảnh gốm vỡ và đặt lên trên lỗ thát nước ở đáy chậu, mảnh gốm sẽ giữ cho đất khỏi trôi ra mà vẫn thoát nước tốt. Cuối cùng đổ đất pha cát vào đầy chậu (cách miệng khoảng 2cm).

Có nên trồng nha đam trong nhà
Có nên trồng nha đam trong nhà

Bước 2 trồng lô hội: Lấy lá lô hội và đặt ngang trên mặt đất trong chậu. Sau đó, lấy tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá lô hội. Bạn chú ý vẫn để lộ một chút lá ở ngoài, rồi tìm một góc nhiều ánh nắng mặt trời mà không có mưa hắt để đặt chậu lô hội.

Có nên trồng nha đam trong nhà

Bước 3: Chăm sóc sau khi trồng

  • Tưới nước cho cây nha đam: Khi mới trồng cây con cần tưới ngày một lần để rễ cây đủ ẩm cho ra rễ mới, khi thấy cây nha đam xanh tốt thì hai ngày tưới một lần, trường hợp nắng gắt nên tưới mỗi ngày vào sáng sớm. Nếu mưa kéo dài phải kiểm tra thường xuyên, kê đáy chậu không để ứ nước, có thể làm chết cây.
  • Chăm sóc chậu cây nha đam: Cây nha đam có thể trồng dưới bóng râm hay nắng gắt nên vị trí đặt chậu khá thuận lợi.
  • Bón phân cho chậu cây nha đam: Nếu trồng làm cây cảnh trang trí thì có thể bón phân hữu cơ và phân NPK( một tháng 2 đợt luân phiên) để giúp lá cây nha đam luôn xanh tốt. 

Cách trồng cây nha đam làm cảnh quá đơn giản phải không các bạn? Bạn có thể khéo léo lựa chọn những chậu cây, giá cây đẹp để nhấn nhá trang trí cho ngôi nhà của mình như ví dụ giá thanh tre hình dưới nhé. 

Trồng nha đam trong nhà không chỉ góp phần tô điểm cho ngôi nhà thêm xinh xắn, mà còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và phong thủy. Đặc biệt, cây nha đam dễ chăm sóc lại có thể làm đẹp nên rất tiện dụng.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *