Trồng sả trong nhà: tác dụng và cách trồng

4/5 - (2 bình chọn)

Trong ẩm thực, sả luôn là một loại gia vị được yêu thích khi kết hợp với nhiều món ngon. Nhưng ít ai biết được rằng, sả còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như: khử mùi, xua đuổi côn trùng, làm gia vị, … Vậy cách trồng sả trong nhà như thế nào?

trồng sả trong nhà
Tìm hiểu những công dụng tuyệt vời khi trồng sả trong nhà & cách trồng

Tác dụng khi trồng sả trong nhà

Tiến sĩ Võ Văn Chi cho biết sả có tên gọi khác là sả chanh, mao hương. Cây có tên khoa học là cymbopogon, citratus (DC.). Stapf, thuộc họ lúa Poaceae. Đây là loài cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Sả thường được trồng trên đồi, ruộng vườn, bờ sông, bờ ao ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Giúp xua đuổi côn trùng

Trong các loại thực vật tự nhiên thì cây sả là loại cây có hương thơm giúp đuổi muỗi hiệu quả nhất. Đối với con người mùi hương của sả rất dễ chịu và thư giãn nhưng với muỗi thì hoàn toàn ngược lại. Mùi vị của cây sả có thể làm tê liệt thần kinh của muỗi và khiến chúng bị mất phương hướng bay và không xác định được người ở đâu để bay đến đốt.

Ngoài ra, cây sả còn đuổi được côn trùng nhờ vào mùi hương và tinh chất có sẵn trong cành và lá. Trong thân cây sả cũng như trong tinh dầu sả có chứa tinh chất thuộc nhóm Citral và Geraniol khiến muỗi rất “sợ”, hai hợp chất này có chức năng khử mùi, kháng khuẩn và xua đuổi côn trùng vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, Citral và Geraniol cũng là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc trừ muỗi.

Với những tính chất kể trên, không sai khi nói cây sả là “kẻ thù số 1” của loài muỗi và chắc chắn bạn phải sử dụng chúng ngay cho “bí kíp” diệt muỗi của mình.

Khử mùi, thanh lọc không khí

Bên cạnh đó, tinh dầu chứa chất chủ yếu là geraniola và citronelola trong lá và thân sả, tạo nên mùi hương rất đặc trưng của sả. Giúp khử mùi ẩm mốc và mùi thức ăn vấn vương lâu ngày trong không khí, thanh lọc và để lại trong không khí một mùi hương nhẹ, dễ chịu.

Mang ý nghĩa phong thủy tốt

Về mặt phong thủy, nhà cửa được xông hương sả còn có ý nghĩa tốt đẹp. Làm thanh sạch không khí trong nhà, xua đuổi những tà khí không tốt về tài vận và sức khỏe. Một công dụng trong tâm linh khác nữa của tinh dầu sả là sử dụng trong lúc thiền định.

Hướng dẫn cách trồng sả trong nhà

Với những gia đình có điều kiện diện tích đất vườn làm lợi thế thì nên trồng sả trực tiếp xung quanh nhà. Việc làm này vừa có tác dụng tạo ra cách đuổi muỗi bằng sả lâu dài, duy trì được độ tươi của cây sả mà còn có nguồn nguyên liệu dồi dào để bạn sử dụng chúng là gia vị nấu ăn. Cây sả rất dễ trồng, chỉ với một vài nhánh được cắm xuống đất, 2-3 ngày tưới một lần là bạn có ngay một bụi sả đuổi muỗi vừa để làm xanh mướt cho không gian khu vườn cũng rất đẹp đấy.

trồng sả trong nhà

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng sả thủy sinh trong cốc nước với vài nhánh sả mà không cần dùng tới đất vẫn đảm bảo chúng sinh sôi và phát triển bình thường như trồng trong vườn nhà.

trồng sả trong nhà

Bạn có thể tách chiết lấy nhánh cây con bên ngoài bụi sả có đủ gốc và rễ, hoặc mua nhánh sả còn gốc tại các chợ. Chọn hom cứng, mập, tươi, không sâu bệnh, không bị dập nát. Cắt bỏ lá già, rễ già, cắt cách gốc bẹ cuối cùng khoảng 1cm, cắt ngọn sao cho chiều dài hom sả 20-30cm.

Hom sả có thể ngâm trong nước cho ra rễ (20-15 ngày) rồi mới trồng vào đất, hoặc có thể trồng trực tiếp ra đất luôn nhé! Lưu ý cách 2 ngày lại thay nước sạch trong lọ một lần.

Cách chăm sóc cây sả

Khoảng 1 tháng sau khi trồng bón thêm phân urê hay NPK 16.16.8 TE để giúp lá xanh thân cứng cáp, có thể pha loãng với nước tưới cho cây với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ phân pha 2 lít nước hay bón trực tiếp xung quanh gốc, bón định kỳ 1 lần/tháng.

Trong mùa mưa, cây sả có thể bị thiếu sắt cần bổ sung dung dịch sunphat sắt 0,25% khoảng 3-4 lần trong 10-15 ngày. Triệu chứng cây bị thiếu sắt: lá sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh; ban đầu xuất hiện ở các lá non, sau đó đến lá già.

Khi cây sả có nhiều nhánh mới (khoảng sau 3 tháng) thì cho thêm đất vào gốc và tăng liều lượng phân bón lên gấp đôi. Chúng ta có thể tỉa các nhánh sả to để ăn, chế biến hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông.

Trồng sả trong nhà có nhiều công dụng tuyệt vời, bạn có thể đặt sả trong nhà bếp, phòng ngủ hoặc phòng tắm không chỉ giúp đuổi muỗi mà hiệu quả khử mùi và giúp giảm stress cũng sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *