【Top】Các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá hot nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá có vai trò rất lớn: trang trí cho bể, cung cấp oxy cho, là nơi trú ẩn cho một số loài sinh vật, …. hoặc là bộ máy lọc nước sống. Vậy cây thủy sinh có đặc điểm gì, được phân loại như thế nào và có những cây thủy sinh bể cá nào?

các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá

Tìm hiểu về cây thủy sinh bể cá

Cây thủy sinh là một loại cây cảnh, thường được trồng trong các bể cá, hồ thủy sinh, tạo điểm nhấn ấn tượng, giúp tô điểm thêm sắc xanh cho bể cá cảnh của bạn. Hiện nay có rất nhiều chủng loại cây thủy sinh khác nhau, mỗi loại lại cần một kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Để biết cách trồng cây thủy sinh bể cá tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về từng loại. 

Phân loại cây thủy sinh bể cá theo kỹ thuật chăm sóc

các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá

Loại cây có thân và cây thân đốt

Đối với những loại cây có thân thường được dùng để trồng hậu cảnh. Nếu muốn đẹp mắt thì bạn bạn nên sắp xếp các giống cây có thân dài ở phía sau, đưa thân ngắn lên phía trước. Khi thân cây quá dài thì có thể cắt ngắn thành nhiều lần hoặc cắt lá ở phần gốc. Sau đó, dùng nhíp gắp cành cắm xuống nền dinh dưỡng trong bể để cây phát triển.

Loại cây thân bò

Với giống cây thủy sinh này, khi trồng bạn phải tách ra từng cành, thậm chí là cắt ngắn thành từng khúc, sau đó loại bỏ lá ở gốc và dùng nhíp gắp cây cắm xuống nền. Để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bạn nên trồng cây với khoảng cách đều nhau khoảng 1 – 3 cm để đảm bảo không gian cho cây phát triển.

Loại cây nổi

Cách trồng cây thủy sinh với giống cây nổi khá đơn giản. Bạn chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần thân cắt của cây và thả lên mặt nước. Và cứ để tự nhiên cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, không cần kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.

Loại cây có rễ củ hoặc rễ hình ống

Đối với loại cây này, các bạn chỉ cần trồng nguyên cây xuống nền bể kính. Có thể trồng trực tiếp bằng tay chứ không cần dùng nhíp gắp.

Phân loại cây thủy sinh bể cá theo cấp độ

Đối với những người nuôi cá, thường họ sẽ phân loại cây thủy sinh theo cấp độ dễ tới khó. Dưới đây sẽ là 3 cấp độ cây thủy sinh bể cá giúp bạn có cách nhìn tổng quan và dễ dàng lựa chọn cây cho hồ của mình.

các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá

Cây thủy sinh cấp độ 1 (Cây thủy sinh dễ trồng)

Đây là những loại cây thủy sinh phổ biến rất dễ thích ứng với nhiều môi trường bể các khác nhau.

  • Những cây thủy sinh này có thể phát triển mạnh và phát triển tốt trong hồ thủy sinh ánh sáng yếu.
  • Không cần cung cấp CO2 nhưng vẫn khuyến khích bởi việc cung cấp CO2 đảm bảo sự tăng trưởng của cây.
  • Thời gian chăm sóc ít vì cây phát triển chậm.
  • Cây thủy sinh cấp độ 1 có các loại như: Ráy lá nhỏ, Lệ Nhi, Cỏ Thìa, …

Cây thủy sinh cấp độ 2 (Cây thủy sinh khá dễ trồng)

Với những người đã có chút kinh nghiệm nuôi trồng cây thủy sinh thì đây sẽ là lựa chọn hợp lý.

  • Cây sẽ cần cung cấp đầy đủ CO2 để phát triển tốt
  • Những cây thủy sinh này cần ánh sáng tối thiểu 0.5 watt/lít nước để phát triển mạnh.
  • Thời gian chăm sóc từ 30 phút đến 1 giờ hàng tuần bắt buộc tùy thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của cây.
  • Đấ nền và phân nước là bắt buộc, khuyến khích sử dụng các loại phân bón đặc biệt.
  • Cây thủy sinh cấp độ II như: cỏ đỏ, rau má hương, cỏ bợ, …

Cây thủy sinh cấp độ 3 (Cây thủy sinh khó trồng)

Đây là những cây dành cho những người chơi am hiểu về cây thủy sinh. Đây là những cây khó trồng nhưng đổi lại thì chúng có vẻ ngoài cực kỳ bắt mắt.

  • Cung cấp CO2 liên tục 15 – 25 mg mỗi lít nước
  • Những cây thủy sinh này cần ánh sáng 1 watt/lít nước hoặc nhiều hơn để phát triển mạnh.
  • Thời gian chăm sóc từ 1 – 2 giờ hàng tuần. Sự tăng trưởng cây có thể gây ra khó khăn.
  • Đất nền, phân nước và phân đặc biệt là bắt buộc.
  • Cây thủy sinh cấp độ III như: cỏ giấy, trân châu Nhật, trân châu Cuba, …

Chiêm ngưỡng các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá

Bên cạnh việc nuôi cá cảnh, nhiều người muốn trang trí bể cá bằng cây thủy sinh. Vậy loại cây thủy sinh nào thích hợp với môi trường sống trong bể cá. Và bạn thích loại nào?

Thủy Phượng Vĩ (Water Fern)

Hay còn được gọi với tên dân gian là bèo hoa dâu. Loại cây này mọc nổi trên bề mặt nước và dễ dàng tìm thấy ở các ao hồ. Đặc điểm nổi bật của loại cây này là sức sống rất bền bỉ, là nơi cung cấp địa điểm cho cá đẻ trứng.  

Ở một số khu vực tại Châu Á, loài cây này còn được dùng trong công nghiệp lúa nước giúp điều phối, thu khí Nitơ và trở thành nguồn đạm tự nhiên khi ruộng cạn.

Rêu bèo (Riccia Fluitans)

Loại cây này dễ dàng được tìm thấy ở các sông suối, mương hồ. Cây mọc theo tán và không có rễ. Bên cạnh đó, loại cây này sinh trưởng rất tốt trong bể cá cung cấp khí oxi và chất dinh dưỡng cho bể cá. Đặc biệt, loại cây này còn là nơi trú ẩn của nhiều loại cá nhỏ tránh sự săn mồi của các loại cá lớn.

Bèo Nhật

Bèo Nhật là một loại cây thủy sinh thuộc họ béo, sống trong môi trường nước tĩnh, phát triển rất nhanh và dễ dàng. Ở môi trường nhiều ánh sáng, độ ẩm cao lá cây sẽ phát triển tốt, lá bèo sẽ nổi trên mặt nước, xanh và tươi mát. Đặc biệt, lá cây còn có tác dụng hút độc và những chất dư thừa trong nước, mang lại một môi trường nước trong lành.

Rau đắng biển (Bacopa monnieri)

Loại cây này có tên khoa học là Bacopa monnieri là loài thực vật có hoa thuộc họ mã đề. Loài cây này có đặc điểm như thân dài, lá nhỏ mọc xen kẽ và không có lông, hoa của nó có màu trắng nhị vàng đặc trưng. 

Tuy nhiên, để trồng loại cây này bạn cần kiên nhẫn do tốc độ sinh trưởng chậm. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị lớp đất mùn bên dưới bể cá vì loại cây này khá ưa chuộng đất mùn.

Cây ổ sao cánh (microsorum pteropus)

Loại cây này đặc biệt có thể sống dưới nước và trên cạn, đặc biệt ưu thích sinh trưởng trên đá và mọc ở cả những nơi ẩm thấp. Cây sống theo từng bụi nhỏ, cây có lá dài và cứng. Thân dễ gãy và rễ có khá nhiều lông nên thường được chọn cho bể cá gia đình bởi dễ trồng và dễ sống khi không có ánh sáng. 

Cỏ Thìa

Cỏ thìa là giống cây lá xếp, được rất nhiều người yêu thích, cực kỳ dễ trồng, dễ chăm sóc, cây thích nghi được cả môi trường đất và nước. Tuy nhiên, loại cây này phát triển mạnh hơn trong môi trường nước, bạn có thể trồng chúng trong các chậu tiểu cảnh nhỏ để đặt ở bàn làm việc. 

cây cỏ thìa

Đối với những nơi có ánh sáng yếu thì cây sẽ phát triển chiều cao, còn nơi có ánh sáng mạnh thì cây phát triển nhánh tốt hơn chiều cao. Khi mua bạn nên chọn cây lá dài và mượt không nên chọn những cây mới để tránh khi xuống nước cây dễ bị chết đột ngột. 

Rong đuôi chồn

Rong đuôi chồn là một trong những loại cây thủy sinh rất phổ biến, nhiều người biết đến và được nhiều nơi trồng nhất. Loại cây này tương đối dễ sống, không cần chăm chút quá nhiều, chế độ dinh dưỡng không đòi hỏi cao, sinh trưởng rất nhanh và có thể chiếm rất nhiều diện tích. Vì vậy, khi trồng bạn có thể thả cây tự do trong nước, không cần cắm xuống nền và chú ý cắt tỉa chúng sao cho phù hợp.

rong đuôi chồn

Rong La Hán xanh

Rong La Hán xanh là một loại cây được rất nhiều người biết và trồng chủ yếu trong các chậu to hoặc nhỏ và trong một số bình thủy tinh. Cây thủy sinh này rất dễ trồng và thích nghi tốt với môi trường nước, chúng phát triển rất mạnh khi được cung cấp đủ nước. Vì loài cây này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nên bạn cần phải quan tâm đến quá trình cắt tỉa để đem lại vẻ đẹp nhất.

Rong đuôi chó

Rong đuôi chó là loại cây thủy sinh có hình dạng giống cái đuôi của con chó. Hình dạng thân rong đuôi chó rất mềm mại, uốn lượn vô cùng đẹp, sống không cần đất nền.

Rong đuôi chó dễ sống, có sức sống và sự sinh trưởng mạnh. Cây không đòi hỏi dinh dưỡng cao, dễ trồng và dễ chăm sóc, do cây phát triển rất nhanh nên cần phải thường xuyên cắt tỉa.

Trân châu thường

Loại cây thủy sinh này có ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cây trân châu thường khá nhỏ và bạn cần trồng nhiều để tạo nên các mảng cây thủy sinh tạo không gian rất đẹp. Đặc biệt, nó cần môi trường nhiều CO2, ánh sáng, nước mát và cây sẽ tạo ra khí O2 trong môi trường. 

Súng thủy sinh

Cây súng thủy sinh là một trong những loại cây thủy sinh quá quen thuộc với người dân Việt. Cây súng thủy sinh cho hoa rất đẹp, có mùi thơm, rất dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ thích nghi. Trồng cây súng trong hồ thủy sinh nhà bạn sẽ tạo được khung cảnh thiên nhiên êm ả của vùng quê, về với tuổi thơ êm đềm.

Dương xỉ Java

Dương xỉ Java là một loại cây thủy sinh thuộc họ dương xỉ, có thân hơi cứng, thích nghi tốt với môi trường nước lơ lửng không chạm đất. Cây có hình dáng rất đẹp và được đánh giá thẩm mỹ cao. Loài cây này có đặc điểm là có thể dùng trong nhà, tốc độ phát triển chậm nên đặt trong phòng làm việc vì cây ưa bóng.

Dương xỉ Java

Cỏ dùi trống

Cỏ dùi trống là cây thủy sinh thời gian sống có thể khoảng vài năm. Môi trường để cây phát triển tốt là có cường độ ánh sáng mạnh, dinh dưỡng cao và phải cung cấp đủ lượng CO2. Chiều cao trung bình của cây chỉ từ 5 – 7cm và nó thường được dùng để tạo điểm nhấn trong các hồ thủy sinh. 

cây cỏ dùi trống

Cây thủy sinh cỏ Nhật

Cây thủy sinh cỏ Nhật là loại cây rất được ưa chuộng. Cây sinh sống trong môi trường ẩm ướt nên nếu muốn trồng loại cây này, bạn cần phải lưu ý để cung cấp đủ các điều kiện như: cường độ ánh sáng tốt, và khí CO2 ở mức trung bình, phân bón có chứa nitrate, phosphate, kali và các vi chất dinh dưỡng bổ sung. Đặc biệt là loại cây này không thể trồng cạn.

Cỏ ngưu mao chiên

Ngưu mao chiên là loại cây thủy sinh được ưa chuộng bởi vẻ đẹp hoang sơ của nó. Khi có ánh sáng cao và dinh dưỡng đầy đủ, cây thủy sinh ngưu mao chiên sẽ phát triển rất nhanh. Những cây con nối liền với nhau và tạo thành một thảm cỏ.

Trong các bể cá thủy sinh các bạn sẽ có dịp quan sát thấy rễ của ngưu mao chiên cắm thẳng dưới nền và bắn cây con từ dưới chui lên. Cây ngưu mao chiên có thể sống trên cạn với đất nền ẩm ướt và đạt chiều cao lên tới 20cm.

Cây xương cá

Cây thủy sinh Xương Cá là một loài cây đẹp với những tán lá xếp theo hình dạng xương cá, chúng cũng có xu hướng mọc thẳng giống như cây Rong La Hán tuy nhiên về mặt hình thức thì cây Xương Cá có phần đẹp hơn. Và đây cũng là một loài cây thủy sinh không cần đất nền và khí co2, chúng rất dễ sống, chỉ cần điều kiện ánh sáng tốt và nhiệt độ mát một chút là có thể phát triển được.

Thủy cúc

Thủy Cúc là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm Co2 cây sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, Thủy Cúc còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

Cây Thủy Cúc được hầu hết người chơi thủy sinh mới chơi lựa chọn vì sự dễ dàng trong chăm sóc, cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của nó, một màu xanh tốt vô cùng mát mắt nên được chọn làm cây trồng trong hồ cá. Những người chơi hay sử dụng nền trộn cũng thường sử dụng cây Thủy Cúc để hút bớt dưỡng chất trong giai đoạn đầu set bể. Cây Thủy Cúc thực sự phù hợp với người mới chơi thủy sinh hoặc cây trồng trong bể cá mới được setup.

Ngô công thảo

Ngô Công Thảo có tên khoa học Egeria najas  (Tên gọi khác: Rong Cúc) là loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể nhưng cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, thích hợp dùng cây trồng trong hồ cá.

Khi bạn mới lắp đặt những bể cá thủy sinh mới trong nhà bạn thì điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ tới là nên trồng gì trong hồ thủy sinh, không ngoài cây khác chính là cây ngô công thảo vì cây phát triển rất nhanh, góp phần ngăn chặn rêu hại trong bể vì cây sẽ hút rất nhiều chất dinh dưỡng có trong nước và làm cho bể cá của bạn trở nên sạch hơn.

Cây lưỡi mác

Đây là loại cây phổ biến rất dễ bắt gặp ở các bể cá thủy sinh, hồ thủy sinh hiện nay. Là loại cây thường được sử dụng làm trung cảnh rất tốt với lá cây to khiến chúng là điểm nhấn của bể.

Ngoài ra chúng cũng rất dễ trồng, không đòi hỏi lượng Co2 quá cao và phát triển hoàn toàn bình thường ở các khu vực có hàm lượng ánh sáng thấp. Đây cũng là loại cây thủy sinh trong bể cá có tác dụng lọc nước cho bể hàng đầu hiện nay.

Cây tiêu thảo

Cây tiêu thảo hay còn gọi là thủy diệp lan (tên tiếng Anh là Cryptocoryne) thuộc họ cây sống trong nước với đa dạng loại lá tùy thuộc vào kích thước và hình dáng. Đây là loài cây có xuất xứ từ Singapore, Malaysia thường được tìm thấy nhiều trong các lòng suối trong tự nhiên. Sở dĩ gọi là cây Thủy Diệp Lan vì lá của chúng có bản dẹp dài với cuống cứng như lá của một số loài Lan. 

Ở Việt Nam, loài cây này cũng có thể tìm thấy ở các khu vực sông suối nhỏ có mực nước cao chừng 10cm, các khu vực ruộng nước, độ ẩm cao như thành giếng…

Cây có thể phát triển trong môi trường nước không bón phân và ánh sáng thấp Nếu cây tiêu thảo được trồng ở nền đầy đủ chất dinh dưỡng và ánh sáng cao, tốc độ tăng trưởng của cây sẽ tăng đáng kể, mặc dù kích thước tổng thể của cây sẽ giảm. 

Cây Vẩy Ốc

Trong những cây thủy sinh dễ tìm thì cây Vẩy Ốc là một trong số đó. Vẩy Ốc thường sống ở những nơi có điều kiện ánh sáng ít nhất 6 giờ một ngày.

Đây là loại cây thích hợp cho những người mới bắt đầu chơi thủy sinh bởi sự dễ thích nghi, sinh sống. Bởi Vẩy Ốc có khả năng chịu được nắng nóng của mùa hè cũng như lũ lụt của mùa mưa kéo dài.

Chaucayxuatkhau hy vọng các loại cây thủy sinh trồng trong bể cá trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây thủy sinh bể cá và có sự lựa chọn thích hợp cho hồ của mình.

Bài viết liên quan

Có nên tặng hoa giả không? Tặng hoa giả có ý nghĩa gì?

Hoa là một món quà tinh thần được sử dụng trong nhiều dịp lễ như...

Top 4 cách làm hoa sen giả ĐẸP và ĐƠN GIẢN nhất định bạn phải thử

Hoa sen chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Học...

Làm cây hoa anh đào giả chỉ trong vài bước đơn giản

Không chỉ đẹp mà hoa anh đào giả còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp....

Cách làm hoa giả bằng giấy lụa ĐẸP và ĐƠN GIẢN

Hoa giấy lụa ngày càng được lựa chọn làm quà tặng nhiều bởi độ bền...

99+ mẫu làm chậu cây bằng chai nhựa ĐƠN GIẢN cực hay!

Làm chậu cây bằng chai nhựa là một ý tưởng hết sức sáng tạo và...

Top 9+ mẫu trang trí mai giả ngày Tết ĐỘC ĐÁO nhất hiện nay

Bạn đang phân vân không biết nên trang trí mai giả ngày Tết sao cho...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *