Hướng dẫn cách chăm sóc cây nha đam xanh tốt, mập mạp

5/5 - (2 bình chọn)

Cây nha đam hay còn được gọi là lô hôi, là một loại cây cảnh thân cỏ, mọng nước, thường xanh, sống lâu năm. Cây có nhiều ứng dụng trong đời sống như dùng làm nguyên liệu nấu ăn, chất làm đẹp, làm thuốc và cả làm cảnh trong văn phòng, gia đình, quán cà phê, … Vậy cách chăm sóc cây nha đam và cách nhân giống như thế nào để giúp cây luôn xanh tốt?

cách chăm sóc cây nha đam
Cách chăm sóc cây nha đam

Đặc điểm sinh trưởng của cây nha đam

Cây lô hội có khả năng hút các loại khí có hại cho cơ thể như Andehyde formic, cacbonic, cacbondioxit (CO), lưu huỳnh oxits, làm sạch không khí, giải phóng khí oxy, ngoài ra còn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong không khí, hơn nữa còn hút đi bụi bẩn. Khi có quá nhiều khí độc, trên lá cây sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, cảnh báo với chúng ta.

Ngoài ra, cây còn dùng để làm đẹp, bảo vệ sức khỏe, làm thuốc, có thể sát khuẩn, kháng viêm, làm đẹp, tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp giải độc, phòng ngừa lão hóa.

  • Tập tính: Cây nha đam có sức sống mãnh liệt, dễ trồng và chăm sóc. Trong quá trình sinh trưởng, cây có một số đặc điểm như ưa sáng, nhưng lại sợ ánh nắng gay gắt, ưa ẩm nhưng lại sợ ngập úng, chịu được nhiệt độ cao nhưng lại sợ lạnh.
  • Ánh sáng: Cũng giống như những loài thực vật khác, nha đam cũng cần có ánh sáng thì mới có thể sinh trưởng được. Đối với những cây lô hội mới trồng, thời điểm tốt nhất để phơi nắng là vào buổi sáng, cần tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào cây lúc buổi trưa.
  • Nhiệt độ: Cây nha đam sợ lạnh, thông thường khi nhiệt độ môi trường khoảng 5 độ C thì cây ngừng sinh trưởng, khi nhiệt độ hạ xuống 0 độ C thì cây bị chết cóng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là từ 15 ~ 35 độ C. Lượng nước tưới cây nha đam chỉ ở mức vừa đủ, cây rất dễ bị ngập úng nước. Độ ẩm thích hợp nhất đối với cây là 45% ~ 85%.
  • Đất trồng: Phương pháp phối trộn đất trồng hay được sử dụng là trộn đất mùn, đất vườn và cát sông với tỷ lệ là 2:2:1. Cũng có thể dùng mùn cưa hoặc xỉ than để thay cho cát, tỷ lệ vẫn giữ nguyên. Nha đam thích hợp với loại đất trung tính. Nếu bạn muốn trồng nha đam trong chậu cảnh, đất trồng lý tưởng nhất là loại đất có độ pH khoảng 6.8 ~ 7.0. Ngoài ra, để cho đất trồng sạch sẽ vệ sinh thì nên tiến hành khử độc, diệt khuẩn.

Cách chăm sóc cây nha đam

cách chăm sóc cây nha đam

Tưới nước: Nha đam cần nước nhưng cũng sợ nhất là úng nước. Vào mùa ẩm ướt mưa nhiều hoặc đất thoát nước kém, thì lá cây dễ bị héo úa, cành dễ bị thối, thậm chí cây có thể bị chết. Vào mùa hè, cây cổ thời gian ngủ nghỉ ngắn, cần hạn chế tưới nước, nên giữ cho đất trồng khô ráo. Đặc biệt đối với cây con vừa mới trồng vào chậu cảnh không chịu được nhiệt độ cao và ướt mưa, ngoài ra cũng cần phải che bóng chút ít. Vào cuối thu, chuyển cây vào trong nhà để chăm sóc, nên đặt ở nơi thoáng gió, ánh sáng đầy đủ, cần hạn chế tưới nước.

Bón phân: Phân bón là yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ thực vật nào. Cây lô hội không chỉ cần đạm, lân, kali, mà còn cần các nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, phân bánh dầu, phân gà lên men. Nhưng có lẽ phân giun quế sẽ thích hợp hơn đối với cây.

Cắt tỉa: Nên cắt tỉa cây vào mùa xuân khi thay chậu cho cây, cắt sát gốc cây để một vài ngày cho vết cắt khô lại, rồi trồng cây vào trong đất mới.

Phòng chống sâu bệnh: Cây nha đam trồng trong chậu ít khi bị sâu bệnh tấn công, nếu mưa kéo dài làm dư nước có thể gây úng lá thối nhũn, cần cắt bỏ kịp thời các lá bị hư bằng dao sạch rồi cách ly nguồn bệnh không để lây lan.

Cách nhân giống cây nha đam

Nếu muốn nhân giống cây nha đam, bạn có thể chọn 1 trong 3 phương pháp sau đây:

Cách 1: Nhân giống cây lô hội bằng cách tách chiết lấy cây con là nhanh nhất. Chọn cây con cao từ 15 — 20 cm, có thể bứng cả gốc đem ra trồng chậu.

Cách 2: Có thể tách con trực tiếp từ cây mẹ nếu bạn không cần vận chuyển đi xa. Nếu bạn muốn vận chuyển đi mà cây con vẫn xanh tốt, không bị héo thì có thể sử dụng viên nén ươm hạt để nhân giống. Bằng cách giâm những mầm cây con vừa nứt vào viên nén ươm hạt đã được ngâm nở no nước, sau đó đặt bên cạnh cây mẹ. Tưới nước hàng ngày, cây con sẽ phát triển bình thường. Khi cây cao khoảng 15 ~ 20cm thì tách cây con đem đi trồng.

Cách 3: Tách lấy 1 lá lô hội ra khỏi thân chính. Chuẩn bị chậu đất và đặt lá lô hội nằm ngang trên chậu. Chôn 1 phần lá xuống lớp đất và 1 phần gai của lá hướng lên trên mặt đất để đón nắng. Tưới nước giữ ẩm và để nơi thoáng mất. Sau 2 tuần lá sẽ nhú mầm và khi cây cao được 15 – 20cm thì đem cây ra nơi có nhiều ánh nắng để cây phát triển tốt hơn.

Hy vọng những chia sẻ về cách chăm sóc cây nha đam sẽ giúp độc giả có được những thông tin hữu ích và tự tay chăm sóc cho mình một vườn nha đam xanh tốt.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *