Hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc hoa dừa cạn

5/5 - (1 bình chọn)

Cây hoa dừa cạn là cây có hoa quanh năm, mang nhiều màu sắc và rất đẹp và cực kỳ dễ trồng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý vài điểm để cây phát triển tốt hơn và ra hoa đều đặn.

hoa dừa cạn

Đặc điểm hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn được trồng rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Philipine, Indonesia… Tại Việt Nam, cây dừa cạn có phân bố tự nhiên chủ yếu tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang và dọc theo các  vùng ven biển.

hoa dừa cạn
  • Tên cây: Hoa Dừa Cạn
  • Tên thường gọi: Cây rau dừa, cây bông dừa hay cây hải đằng
  • Tên khoa học: Catharanthus roseus
  • Họ thực vật: Apocynaceae (Trúc đào)
  • Chiều cao: 30 – 50 cm

Hoa Dừa Cạn là loại cây thân thảo thường mọc thành bụi nhỏ màu xanh điểm xuyết thêm các bông hoa, phân ra nhiều cành. Lá có hình dạng ô van hay thuôn dài với kích thước từ 2,5 – 9cm chiều dài và 1,5 – 3 cm chiều rộng, mặt lá xanh bóng, không lông với gân giữa có màu nhạt hơn và cuốn lá ngắn.

Hoa Dừa Cạn có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, trắng, đỏ, mọc riêng lẻ ở kẻ lá gần với ngọn. Quả là một cặp quả to, dài 2 – 4 cm, rộng 2 – 3 mm chứa 12 – 20 hạt nhỏ có màu nâu nhạt, dạng trứng.

Hoa được tạo thành bởi 5 cánh đơn,  mỏng và mịn màng. Dừa cạn thích nghi khá tốt với tất cả các điều kiện khí hậu ở nước ta, cây thường ra hoa quanh năm và rất lâu tàn. Nếu bạn là người chơi hoa thì đây là loài cây hoa cảnh đáng để nằm trong bộ sưu tập của mình.

Vào độ hoa nở, Hoa Dừa Cạn sẽ cho những bông hoa tươi tắn với nhiều màu sắc. Điều này sẽ đem đến cho không gian nhà bạn cũng như văn phòng làm việc trở nên rực rỡ, tươi mát hơn bao giờ hết.

Tác dụng của cây Hoa Dừa Cạn

hoa dừa cạn

Hoa Dừa Cạn loài hoa rất đẹp và mang nhiều màu sắc. Loại cây phù hợp khi trang trí ở bàn làm việc, bàn phòng khách hay bàn ngoài trời, cây có một sức sống mạnh mẽ, cho ra nhiều hoa và đặc biệt là lâu tàn.

Cây chịu được hạn hán và không cần bổ sung dinh dưỡng thường xuyên nên việc thích nghi với môi trường của cây khá cao, phù hợp với mọi không gian và tất cả vùng miền ở nước ta. Việc đưa Hoa Dừa Cạn vào trồng trong chậu để bàn sẽ giúp tạo bầu không khí dễ chiu, không gian xanh cho ngôi nhà một cách tốt hơn. Chỉ cần trồng trong chậu nhỏ là ta vừa dễ dàng mang đi lại nhỏ bé, xinh xắn.

Ý nghĩa của cây Dừa cạn phong thủy

hoa dừa cạn

Cây Dừa Cạn không phải bỗng nhiên người ta lại chọn để đặt bàn làm việc, làm cây trang trí phong cảnh khuôn viên nhà ở, dừa cạn còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Dừa cạn là loài cây tràn trề nhựa sống, có thể chịu mọi môi trường khắc nghiệt. Vì thế, đây là biểu tượng cho sự vươn lên mạnh mẽ, kiên cường.

Trong phong thủy, Dừa cạn mang đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Đặt một chậu Dừa cạn trên bàn làm việc sẽ mang đến nguồn năng lượng tốt. Từ đó, giúp chủ nhân có thêm nhiều luồng vượng khí mạnh, giúp công việc hiệu quả, làm gì cũng thành.

Bạn có thể chọn cây Dừa cạn phong thủy để làm quà tặng trong các dịp mừng thọ, sinh nhật hay dịp lễ tết. Nếu đang trong giai đoạn thi cử, đây là loài hoa sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt. Người đang làm công việc kinh doanh sẽ đạt nhiều thành tựu viên mãn.

Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, Dừa cạn cũng được xem là loài cây có khả năng trừ tà. Khi trồng Dừa cạn sẽ giúp phù trợ cho chủ nhà gia tăng vượng khí, hạn chế những khí xấu.

Hướng dẫn cách trồng hoa dừa cạn

hoa dừa cạn

Chuẩn bị đất

Dể có thể giúp cho hạt cây hoa dừa cạn phát triển nhanh và tốt, bạn nên dùng giá thể, bỏ đất vào trong khay gieo hạt và gieo hạt vào đó, ở phần đáy cốc có lỗ thoát nước, để giúp cho đất có thể thoát nước sau quá trình tưới nước.

Ngâm giống và gieo hạt

Khi lựa chọn được túi hạt giống chất lượng, bạn nên ngâm qua nước để giúp hạt nhanh nảy mầm hơn, ngân trong nước ấm từ 3-4h và sau đó vớt ra để ráo, và chờ gieo hạt.

Sau khi ngâm hạt và chuẩn bị khay gieo hạt, lúc này ta cho từng hạt xuống khay gieo và từng cốc, ta cho hạt xuống cốc và dùng một lớp đất mỏng phủ lên và phun xương nhằm giúp giữ ẩm cho đất, giúp cho cây nhanh phát triển tốt hơn.

Tưới nước

Trong thời gian chờ hạt nảy mầm ta nên tiến hành phun xương cho ẩm đất, thời gian từ khi gieo hạt tới lúc hạt nảy mầm là khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng thi cây sẽ phát triển rất nhanh, bạn có thể mang cây ra nơi trồng khi cay đạt từ 5-6 lá thật.

Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 – 3 cây con, điều này còn tùy loại chậu to hay nhỏ bạn có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ. Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Hướng dẫn chăm sóc hoa dừa cạn đứng đúng cách

Cây hoa dừa cạn được đánh giá là cây hoa rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Hơn nữa, cây lại có hoa quanh năm và ra hoa liên tục nên được rất nhiều người trồng làm cây hoa trang trí. Dừa cạn có 3 loại chính là dừa cạn đứng, dừa cạn rủ và dừa cạn lùn. Dừa cạn đứng là loại dừa cạn có thân đứng, mọc cao thường được trồng trong bồn cây hoặc chậu cây trang trí. Để chăm sóc hoa dừa cạn đứng rất đơn giản, các bạn chỉ cần lưu ý một số điểm sau đây:

hoa dừa cạn
  • Đất trồng cây: cây hoa dừa cạn là cây mọc hoang nên cây này không kén đất có thể phát triển được ở cả những vùng đất cằn cỗi. Tuy nhiên, dừa cạn lai không chịu được ngập úng và có thể chết nếu bị úng rễ. Do đó, đất trồng cây cần đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển và thoát nước tốt là được. 
  • Nước tưới: dừa cạn là cây ưa ẩm nên các bạn cần tưới cho cây khoảng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối là tốt nhất. Nếu trời có mưa hoặc trời nồm ẩm bạn có thể không tưới hoặc cân nhắc tưới 1 lần/ngày. Không nên tưới nhiều cây có thể bị úng rễ. Một lưu ý nhỏ khi tưới nước đó là khi cây không có hoa thì bạn có thể xịt nước cả lên lá để tưới nhưng cây có hoa thì chỉ nên tưới gốc. Nếu cây có hoa mà bạn xịt nước tưới dễ làm cánh hoa bị hỏng và hoa sẽ nhanh tàn hơn.
  • Phân bón: dừa cạn không cần quá trú trọng vấn đề phân bón nhưng nếu có thể bạn hãy bón phân hữu cơ cho cây mỗi tháng 1 lần là được. Ngoài ra, bạn có thể tới các tiệm cây cảnh mua phân bón dưỡng hoa để cây ra hoa nhiều và hoa lâu tàn hơn. Cách bón phân dưỡng hoa bạn hãy hỏi người bán hoặc xem kỹ trên bao bì của sản phẩm.
  • Vị trí trồng cây: cây dừa cạn là cây có thể chịu được nắng nhưng cũng không nên đặt cây ở nơi có nắng gắt sẽ khiến cây bị héo. Nếu có thể bạn nên chọn vị trí trồng cây ở nơi có bóng bán phần hoặc nơi có bóng nắng vào buổi trưa chiều là tốt nhất. Lưu ý là tránh trồng cây ở những nơi có nguồn nhiệt cao sẽ khiến cây dễ bị chết do mất nước.

Với cách chăm sóc cây như trên, nếu các bạn lười chăm cây thì chỉ cần nhớ tưới cây vừa phải để cây không bị úng thì cây sẽ vẫn xanh tốt và ra hoa đều đặn. Nếu bạn có thời gian chăm cây thì hãy bón phân và thay đất định kỳ sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

Làm sao để cây ra nhiều hoa

Để cây dừa cạn ra nhiều hoa các bạn không cần phải trú trọng quá nhiều về cách chăm sóc vì loại cây này bản thân đã ra khá nhiều hoa rồi. Do đó, các bạn chỉ cần đảm bảo đất tơi xốp, thoát nước tốt, tưới nước đều đặn và bón phân hàng tháng thì cây đảm bảo sẽ ra hoa đều đều. 

hoa dừa cạn

Một chú ý như đã nói ở trên đó là bạn có thể mua phân bón dưỡng hoa ở các tiệm cây cảnh để bón cho cây sẽ giúp cây ra hoa với màu sắc rực rỡ hơn, hoa lâu tàn hơn. Bón phân dưỡng hoa các bạn bón khi cây bắt đầu có nụ và thường cách khoảng 10 ngày mới cần bón phân lại một lần. 

Như vậy, có thể thấy rằng chăm sóc hoa dừa cạn đứng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần tưới nước cho cây ngày 1 – 2 lần, bón phân 1 tháng một lần và đảm bảo đất thoát nước tốt là được. Nếu bạn muốn hoa cho màu đẹp và lâu tàn thì có thể bón phân dưỡng hoa cho cây. Còn nếu bạn muốn cây ra nhiều hoa thì cây ra rất nhiều hoa khi thời tiết ấm áp vào tháng 3 đến tháng 9, các tháng khác cây vẫn ra hoa đều đặn nhưng ít hoa hơn mà thôi.

Cách phòng bệnh cho cây hoa dừa cạn

Để cho cây hoa dừa cạn phát triển khỏe mạnh ta nên thường xuyên kiểm tra cây, cây thường bị nấm, bệnh nấm phát triển rất nhanh nếu không kịp thời loại bỏ, cả cây có thể bị nấm và bị chết.

Khi thấy cây có hiện tượng bị héo rũ từ gốc lên thì bạn nên tiến hành loại bỏ cây ra khỏi khu vườn và tạo cho khu vườn trở nên thoáng hơn và sạch hơn để loại bỏ nấm ra khỏi khu vườn, đồng thời giảm lượng nước tới và cắt tỉa, giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Cắt vát cành hoa trước khi cắm hoa vào lọ, bạn nên cắt vát cành. Cách làm này giúp tăng diện tích tiếp xúc của vết cắt với nước, khiến cành hoa hút nước tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn cắt lại cành mỗi lần thay nước hàng ngày.

Không để lá ngập nước, đây là một trong nguyên tắc quan trọng nhất. Phần lá ngập nước sẽ tạo ra vi khuẩn, khiến hoa nhanh úa và lọ hoa có mùi khó chịu. Bởi vậy, trước khi cắm, hãy tỉa hết phần lá phía dưới. Giữ ở nơi mát mẻ, khí hậu nóng bức và ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến lọ hoa nhanh héo, có khi chỉ sau vài giờ. Luôn nhớ đặt lọ hoa ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Trong ngày thời tiết quá nóng bức, nếu có thể, bạn nên đặt lọ hoa vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 giờ.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách trồng hoa dừa cạn mà bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *