Cây dừa cảnh trồng trong nhà có tốt không? Nên trồng ở đâu? Cách chăm sóc thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Cây dừa cảnh phong thủy thường được lựa chọn để trồng trong các khuôn viên trước cửa nhà. Cây dừa cảnh trồng trong nhà không chỉ giúp ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên mà loại cây này còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp đối với gia chủ.

Đặc điểm của cây dừa cảnh

Đây là một loại thực vật thân gỗ, có hoa, thường mọc thành cụm. Cây dừa cảnh có nhiều nét đặc trưng lai giữa cây cau và cây dừa. Nếu thân và lá của loại cây giống cây dừa thì hoa và quả lại có nhiều đặc điểm của quả cau.

Đặc điểm của cây dừa cảnh

Nếu trồng trong chậu, cây dừa cảnh có thể cao tới 1 – 2 m. Nếu trồng trong đất, cây sẽ phát triển lên tới 6 – 7 m và đường kính thân lên tới 20 cm.

Hoa dừa có mùi thơm nhẹ nhàng và có màu trắng sữa. Vì vậy khi cây ra hoa sẽ tỏa ra một mùi thơm đặc biệt, gây chú ý với bất kỳ ai.

Tác dụng của cây dừa cảnh trồng trong nhà

Mang giá trị thẩm mỹ cao nên cây thường được mọi người mua về trồng trong các khuôn viên của khách sạn, nhà hàng, công ty và trong cả sân vườn nhà. Không gian sẽ trở nên bừng sức sống, tạo ra nét đẹp đặc biệt.

Tác dụng của cây dừa cảnh trồng trong nhà

Đặc biệt, cây có tác dụng tốt trong việc thanh lọc không khí, loại trừ bụi bẩn, giúp không gian hài hòa với thiên nhiên. Các chuyên gia đã từng nghiên cứu, đây là một trong số ít loại cây có thể lọc được khí độc như toluene và xylene. Vì vậy sau mỗi giờ làm việc căng thẳng chỉ cần trở về khuôn viên nhà với những cây dừa cảnh, bạn đã có thể giải tỏa được những áp lực mệt mỏi.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng lá của cây để trang trí các lẵng hoa, bình hoa hay làm hoa nghệ thuật.

Ý nghĩa của cây dừa cảnh trồng trong nhà theo phong thủy

Ngoài những tác dụng đặc biệt trên, loại cây này còn được ưa chuộng bởi nó mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây giúp cân bằng âm dương, mang lại vận khí tốt cho ngôi nhà. Từ đó sẽ gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Cây dừa cảnh còn giúp đem lại vận khí tốt cho ngôi nhà, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền tài, tài lộc đầy nhà.

Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý cần chăm sóc cây luôn tươi tốt, tránh để cây héo úa và chết dần. Điều này sẽ khiến vận khí trong nhà giảm đi, dễ gặp vận xui, tiền tài thất thoát.

Cây dừa cảnh trồng trong nhà ở vị trí nào hợp phong thủy

Khi còn nhỏ có thể trồng cây dừa cảnh trong nhà rất phù hợp. Đặt cây trong chậu và trồng tại góc nhà là một cách trang trí phổ biến và có tính thẩm mỹ cao. Người ta có thể đặt cây tại phòng khách hoặc ban công ở những nơi gần lối đi.

  • Theo phong thủy, trồng cây theo cặp gần cửa nhà sẽ đem lại may mắn và tài lộc nhiều hơn cho các thành viên trong gia đình.
  • Đối với những người kinh doanh buôn bán, họ thường chưng cây dừa cảnh trong nhà nhằm hút tiền tài, may mắn, làm ăn trôi chảy và thành công hơn. Giúp công việc làm ăn thuận cát và phát tài nhiều hơn. Họ thường đặt 2 chậu cân xứng ở cổng ra vào để hút tài lộc và vượng khí.
  • Trong nghệ thuật cắm hoa, lá cây dừa cảnh dường như không thể thiếu với ý nghĩa to lớn trong các buổi khánh thành hay mở móng mang lại sự may mắn, thành công và thuận lợi.

Tùy vào từng diện tích chỗ ở mà cây thường sẽ phát triển theo điều kiện thích hợp. Khi trồng cây đủ lớn có thể tách nhánh để sang thành chậu cây mới. Cây có thể phát triển tốt mà không cần chăm bón quá nhiều, cũng không cần sống dưới ánh nắng trực tiếp nên thường được làm cảnh trong nhà, sân vườn.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh

Cách chăm sóc cây dừa cảnh trồng trong nhà không khó chỉ cần đảm bảo tưới nước thường xuyên trong những ngày đầu mới trồng. Đặc biệt trong những ngày thời tiết quá nắng nóng, cần cung cấp đủ nước thì cây mới phát triển nhanh chóng, lá cây ít bị héo úa.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh

Dừa cảnh là một cây ưa sáng, trồng trong bóng râm cây sẽ phát triển chậm, lá vàng không được xanh bóng bởi thế việc trồng cây ở những nơi thoáng, nhiều ánh sáng có lẽ là phù hợp nhất.

Trồng cây dừa cảnh cũng cần để ý tới việc bón phân sẽ giúp lá cây luôn xanh tốt. Vì thế nên bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân bằng cách đào rãnh xung quanh gốc, rồi bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Cũng có thể đào lỗ xung quanh gốc rồi bón phân xuống lỗ lấp đất lại.

Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa. Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1-2 tuổi hàng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.

Kỹ thuật trồng cây dừa cảnh

Trồng cây dừa cảnh có thể theo phương pháp nhiều người áp dụng đó là trồng bầu cây mua sẵn hoặc tự nhân giống tại nhà bằng cách tách bụi.

Để có giống dừa cảnh tốt nhất trước hết phải chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bênh. Chú ý nên chọn loại đất pha cát kết hợp trộn đều với phân chuồng hoai mục cho vào túi. Khi trồng phải đặt thẳng đứng vào chậu hoặc xuống đất. Nếu trường hợp cây không thể tự đứng được phải buộc vào một chiếc que giúp cây vững vàng trong mưa gió.

Cây dừa cảnh trồng trong nhà mang lại nhiều lợi ích tích cực vì thế bạn hoàn toàn có thể trồng trong nhà, trước cửa nhà, trong sân vườn nếu thích.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *