Cây dương xỉ trồng trong nhà có tốt không? Cách chăm sóc thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Cây dương xỉ là một trong những loại cây xanh phổ biến trong văn phòng, chung cư, trong nhà. Vậy cây dương xỉ trồng trong nhà có tốt không? Có ý nghĩa, tác dụng gì? Và cách chăm sóc như thế nào?

Cây dương xỉ trồng trong nhà có tốt không

Cây dương xỉ

Cây dương xỉ là loại cây thân nhỏ, không có hoa, nhiều lá mọc dọc theo thân cây và được trồng trong chậu làm cảnh, dương xỉ có tác dụng tốt trong việc thanh lọc không khí và khử độc asen trong đất. Cách trồng và chăm sóc khá đơn giản.

cây dương xỉ

Cây dương xỉ mọc ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới với số lượng lên tới 600 – 700 loài. Ở Việt Nam, cây dương xỉ mọc ở ven bờ, ven suối, bìa rừng, chân tường rào nơi có độ ẩm thấp, ưa sáng.

Chiều cao cây từ dưới 1m và lên tới 10 mét tùy vào loài thuộc họ cây dương xỉ khác nhau. Chẳng hạn như một số cây dương xỉ trong họ Osmundaceae , có thể đạt được thân ngắn cao dưới một mét, và đặc biệt là dương xỉ trong chi Cibotium có thể cao mười mét.

Cây dương xỉ trồng trong nhà có tốt không?

Để biết được cây dương xỉ trồng trong nhà có tốt không hãy tìm hiểu chi tiết tác dụng và ý nghĩa của cây dương xỉ.

Cây dương xỉ trồng trong nhà có tốt không

1. Tác dụng của cây dương xỉ

  • Cây dương xỉ trồng trong nhà có tác dụng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như toluene, xylen, Aldehyde formic giúp thanh lọc và làm sạch không khí trong lành hơn, giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.
  • Màu xanh mát của cây mang lại không gian cây xanh tươi mát giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Ngoài ra dương xỉ hấp thụ các bức xạ điện tử từ các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, tivi,…
  • Dương xỉ trồng dưới đất giúp hấp thụ độc tố asen có trong đất, làm sạch nguồn nước khỏi các chất ô nhiễm.
  • Trong đông y, dương xỉ được chế biến làm thảo dược trị bệnh như chữa lang ben, bạch biến; chữa mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư; các chứng bệnh về tiêu chảy và giúp cầm máu; chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn, trị bong gân;…
  • Lá dương xỉ dùng để trang trí, cắm hoa rất đẹp.

2. Ý nghĩa cây dương xỉ

Cây dương xỉ có màu xanh mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống luôn tươi mới phát triển. Cây mọc um tùm, xum xuê lại dễ trồng và chăm sóc có ý nghĩa tượng trưng cho gia đình đông con nhiều cháu, gia đình sum họp thuận hòa.

Ý nghĩa cây dương xỉ

Tặng cây dương xỉ cho người thân như một lời gửi gắm tri ân nhắn nhủ luôn mạnh khỏe, vươn lên trong cuộc sống bởi loài cây này thanh lọc không khí rất tốt cho đường hô hấp.

Dương xỉ toàn thân màu xanh mà màu của mệnh Mộc. Mệnh mộc theo phong thủy ngũ hành thì hợp với người mang mệnh Mộc sẽ là tương hợp Mộc – Mộc, công việc, làm ăn sẽ thuận lợi, ít gặp trắc trở.

Tương sinh với người mệnh Hỏa tức là Mộc sinh Hỏa, con đường công danh, kinh doanh, buôn bán thuận lợi, luôn có sự trợ giúp để hoàn thành công việc dễ dàng.

Như thế cây dương xỉ tô điểm cho không gian xanh tươi, đầy sức sống, giảm stress, thanh lọc không khí. Ngoài ra, cây còn mang đến ý nghĩa phong thủy tốt. Vậy cây dương xỉ trồng trong nhà là một sự lựa chọn tuyệt vời.

*Lưu ý: Đa số các loại dương xỉ mọc dại ngoài tự nhiên hay các loại dương xỉ làm cảnh ít nhiều đều có chứa độc tố. nếu ăn phải cây dương xỉ thì con người hay động vật đều có khả năng bị ngộ độc thậm chí là có nguy cơ bị ung thư.

Cây dương xỉ trồng trong nhà ở đâu hợp phong thủy?

Dương Xỉ là loại cây khá ưa ẩm ướt, bóng râm, đồng thời nó cũng ưa ánh sáng xung quanh. Vì thế khi cây dương xỉ trồng trong nhà bạn nên đặt cây Dương Xỉ ở những nơi có ánh sáng vừa phải. Bạn có thể trồng Dương Xỉ ở trong trong chậu hoặc bình thủy sinh để trang trí bàn học, phòng tiếp khách, phòng bếp, trên bệ cầu thang, hoặc trong phòng họp, trên bàn làm việc,..

Với những cây Dương Xỉ cao, bạn có thể dùng kệ đỡ, tạo dáng và đặt cây ở góc hoặc lối đi văn phòng, góc nhà…. Khi đó căn nhà của bạn trông sẽ rất sang trọng và xanh mát. Trong những không gian chật hẹp, bạn có thể trồng cây trong các chậu treo và đặt chúng ở hiên nhà, ban công, cửa sổ…

Ngoài ra cây còn được dùng để tạo thành tiểu cảnh ở bồn cây hay khe nước của một hòn non bộ. Có nhiều loại cây khác nhau, nên bạn có thể sử dụng Dương Xỉ để trồng viền lối đi trong nhà, hoặc trồng quanh nhà để tạo ra một không gian sinh thái mát mẻ.

Vị trí tốt nhất, hợp phong thủy để đặt cây Dương Xỉ ở trong văn phòng là: Các góc tay trái hay bên phải từ cửa ra vào phía trên của căn phòng. Nếu bạn là người thuận tay phải thì nên đặt cây ở bên phải trên bàn của mình. Ngược lại nếu bạn bạn nếu bạn thuận tay trái thì nên đặt cây ở bên trái của mình.

5. Cách trồng cây dương xỉ

– Trồng dương xỉ trong chậu: Dương xỉ được trồng và nhân giống bằng phương pháp tách gốc khi thay chậu. Ban đầu, lấy bớt phần đất trong chậu ra, cầm sát gốc gây rồi nhẹ nhàng nhấc cây khỏi chậu. Tách bỏ hết phần đất dính ở gốc và rễ cây, tách bỏ phần gốc đã hỏng thối, bị nấm sâu bệnh, các lá úa, lá già cắt bỏ hết.

Trồng dương xỉ trong chậu

Chuẩn bị chậu cây, đổ đất ẩm, tơi xốp và giàu mùn rồi cho cây vào trồng, trồng xong dùng bình tưới nước phun sương phun ướt cây rồi để chỗ mát, tránh nắng to.

Tách cây nhân giống cây dương xỉ

– Trồng dương xỉ thủy sinh: Cắt chọn loại dương xỉ khỏe mạnh rồi buộc cố định vào giá thể sau đó đặt vào bể thủy sinh, khoảng 1 đến 2 tháng thì cây đẻ nhánh, mọc rễ thành cây mới lúc này tháo dây cố định ra.

Trồng và nhân giống dương xỉ thủy sinh.

Trồng dương xỉ thủy sinh

6. Chăm sóc cây dương xỉ

  • Đất trồng: Chọn loại đất giàu mùn và tơi xốp để giữ ẩm và thoát nước tốt là được, không cần bón phân cầu kỳ.
  • Bón phân: Khoảng 3 đến 4 tháng nên bón phân 1 lần, khi bón thì pha loãng phân với nước rồi bón vào gốc, không tưới lên lá sẽ gây xót lá, chết cây.
  • Nước tưới: Khi tưới nước, người trồng cần dùng bình phun, không đổ nước trực tiếp lên cây dễ bị thối gốc, chết cây. Nước tưới thì chỉ cần tưới 30% lượng nước vào gốc còn 70% tưới lên thân. 1 đến 2 ngày tưới một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Độ ẩm: Cây dương xỉ ưa ẩm, không nên để nơi khô nóng, tưới nước thường xuyên tăng cường độ ẩm cho cây sẽ giúp cây phát triển tốt.
  • Cắt tỉa: Thỉnh thoảng cắt tỉa lá già úa, để cho cây phát triển đều. Dương xỉ ít sâu bệnh nên dễ dàng chăm sóc.

Đối với dương xỉ thủy sinh: Khi trồng trong bể nên để vị trí cố định, tránh di chuyển cây nhiều. Nước nên dùng nước sạch, thay nước thường xuyên khoảng 1 tuần hoặc 2 tuần 1 lần. Ánh sáng nhẹ phù hợp với cây, không chiếu ánh sáng quá gắt.

Cây dương xỉ trồng trong nhà giúp không gian đẹp, có lợi cho sức khỏe lại giúp gia chủ hút tài lọc nên bạn có thể chọn cây để đặt trong nhà. Đặc biệt, cây cũng không tốn quá nhiều công chăm sóc.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *