Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Rate this post

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng dụng làm đồ nội thất. Bên cạnh đó, cây còn có công dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về nó. Cùng vườn cây cảnh Ngọc tìm hiểu những đặc điểm, nguồn gốc và công dụng của cây kim giao trong bài viết sau nhé!

cay kim giao

Cây Kim Giao là cây gì? Đặc điểm của cây Kim Giao

Cây Kim Giao hay còn gọi là cây kim giao núi đá, là một loại gỗ được lưu trong sách đỏ Việt Nam, gỗ kim giao được chế tạo nên các đồ nội thất hay làm đũa cũng như những đồ thủ công mỹ nghệ. Hơn nữa, cây kim giao còn được biết đến với khá nhiều ứng dụng như làm thuốc chữa bệnh, làm cây cảnh.

  • Tên thường gọi: Kim Giao núi đá, cây Kim Giao,
  • Tên khoa học: Nageia fleuryi
  • Họ thực vật: thuộc họ thông tre (Podocarpaceae).
  • Chiều cao trung bình: 15 – 25m

Đặc điểm cây kim giao

Cây kim giao là loại cây thuộc dòng cây gỗ lớn với thân cao và to, nhiều cành, đây là dòng cây ưa sáng, mọc lẫn trong các loài cây khác. Cây giống hình tháp với thân cây thẳng, phình ra ở dưới và nhỏ dần khi lên cao. Các cành nhánh của cây thường không to cứng mà mọc ngang và rủ xuống. Vỏ cây mang màu nâu xám, thường bong thành mảng.

đặc điểm của cây kim giao

Lá kim giao có bề mặt lá trơn bóng như da, tạo hình đối xứng độc đáo, thon và dài khoảng 15 – 18cm. Lá có hình bầu dục hoặc mũi mác. Cuống lá khá hẹp và ngắn. 

Hoa kim giao mọc ở nách lá, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái thường mọc đơn lẻ trên một cuống dài 2cm. Quả kim giao có hình trụ đường kính từ 1,5 – 2,5cm, đế mập, cuống dài khoảng 2 cm và dễ hoá gỗ, quả chín có màu đen.

Điều kiện sinh sinh trưởng

  • Nhiệt độ: Kim giao thường mọc nhiều ở những vùng rừng rậm nhiệt đới ẩm, trên sườn núi đá vôi hay các vùng núi đất, ở độ cao vào khoảng 50 – 1000m.
  • Lượng mưa: Để cây kim giao phát triển tốt lượng mưa thường rơi vào khoảng 1500 – 2500mm/ năm, cây ra hoa vào tháng 5 hàng năm.
  • Phân bố: Kim giao phát triển tốt trên những sườn núi đá vôi có độ dày tầng đất lớn, thoát nước tốt. Loại cây này thường ít khi tập trung thành từng đám mà hay mọc nhỏ lẻ, riêng rẽ giữa những cây khác.

Có thể tìm thấy kim giao nhiều ở một số quốc gia như Trung Quốc và Myanmar. Ở Việt Nam, hình ảnh cây kim giao xuất hiện ở một số tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung như:  Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An,… Ngoài ra nếu bạn đã có dịp tham quan quốc gia Cúc Phương, Cát Bà sẽ bắt gặp cây kim giao cũng mọc thành quần thể sinh thái tự nhiên trên nền đất đá vôi.

Ý nghĩa cây kim giao trong phong thủy

Cây kim giao phong thủy là cái tên tên được nhiều người thường gọi, bởi cây không chỉ có nhiều công dụng vượt trội còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

ý nghĩa phong thủy của cây kim giao

Kim Giao trong phong thủy Việt Nam lại mang một ý nghĩa đặc biệt, cây tượng trưng cho sự tôn nghiêm, chuẩn mực. Đấy chính là lý do các nơi thờ cúng, chùa chiền thường chọn trồng cây kim giao làm cây kim giao.

Không những vậy, trồng Kim Giao trong nhà giúp xua đuổi tà ma, tránh những điềm gở cho gia đình. Ngày nay, cây được nhân giống làm cây cảnh mini để bàn rất đẹp mắt. Vì thế, nhiều người lựa chọn mua cây kim giao để bàn với mong muốn giúp cho công việc và mọi thứ được bình yên và suôn sẻ.

Cách trồng và chăm sóc Kim Giao

Tại nước ta, Kim Giao là loại gỗ quý, được liệt kê trong sách đỏ, có giá trị kinh tế cao vì thế những người có điều kiện diện tích đất trồng lớn lựa chọn trồng để khai thác. 

  • Gỗ kim giao rất bền, có màu trắng sáng rất đẹp nên rất được ưa chuộng để làm đồ nội thất.
  • Ngoài ra, gỗ cây có thớ mịn, nhiều vân đẹp nên được dùng nhiều trong sản xuất đồ mỹ nghệ nên giá bán của gỗ Kim Giao rất đắt đỏ. 
  • Không chỉ thế, gỗ cây kim giao còn nhẹ, thớ mịn nên có thể dùng làm áo quan, đũa ăn. Trước đây người Á Đông còn dùng đũa kim giao để phát hiện độc trong thức ăn.

Bên cạnh đó, một số người chỉ trồng với mục đích tạo bóng mát và cảnh quan cho sân vườn, nhờ vào tán lá và cây đẹp nên kim giao được dùng nhiều trong các kiến trúc cảnh quan như ven đường, chùa, nhà thờ, …

Trong y học, người ta còn dùng lá cây kim giao để chữa bệnh như ho ra máu, sưng cuống phổi và giải độc.

Trong công nghiệp, người ta dùng hạt kim giao có chứa 30% dầu để ép lấy dầu.

Như thế cây kim giao vừa có tác dụng phong thuỷ tốt lại vừa có nhiều lợi ích trong đời sống thường ngày và kinh tế vậy có nên trồng cây kim giao không? Bạn hoàn toàn có thể trồng cây nhé, vì cách trồng và chăm sóc không quá khó, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật. Tuy nhiên nếu trồng để khai thác gỗ thì cần diện tích đất trồng khá lớn.

Cách trồng cây Kim Giao

Đất trồng

Để trồng cây Kim Giao thì yếu tố đất trồng cực kỳ quan trọng. Trước khi trồng bạn cần phải cải tạo đất trồng với các công đoạn sau:

  • Đầu tiên, đào một hố đất sâu có kích thước 40x40x40cm. 
  • Sau đó, dùng lớp đất vừa đào ra trộn vào đất 100g phân Super Lân và 1kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ. 
  • Cuối cùng hoàn thiện phần đất  bằng việc lấp một ít đất vào hố sao cho đáy hố còn khoảng 25cm.

Cây trồng

Sau khi đã chuẩn bị phần đất, bạn chuyển qua phần cây trồng:

  • Trước hết, bạn tách cây giống ra khỏi bầu, đặt bầu đất vào hố rồi lấp đất lại.
  • Không nên nén chặt đất. 
  • Sau cùng tưới một ít nước quanh gốc cây vừa trồng.
  • Đừng quên dùng những cành cây lớn, cắm xung quanh để tạo bóng mát cho cây trồng.

Thời điểm trồng

Trồng cây vào mùa xuân từ tháng 2 – 4 hoặc mùa thu từ tháng 7 – 10 là thời điểm thích hợp nhất để cây phát triển.

*Lưu ý: Nếu bạn trồng nhiều cây cùng một thời điểm thì cự ly giữa các cây là từ 2.5 – 3m, mỗi hàng cách nhau 5 – 6m và nên trồng từng hàng sole với nhau để tiện theo dõi.

Cách chăm sóc cây

cách trồng và chăm sóc cây kim giao

Cây kim giao là loại cây khá dễ chăm sóc. Sau khi cây đã trồng được 2 tuần, cây bắt đầu cần hấp thụ ánh sáng nên hãy lấy hết nhánh cây phủ quanh trước đó.

  • Nước: Nếu trồng cây tại nhà thì tưới nước hàng ngày vào sáng sớm. Nếu trồng ở đất rừng mỗi ngày nên tưới 3 – 4 lần và mỗi lần tưới đẫm nước ở gốc. 
  • Cắt tỉa: Khi cây đã có chiều cao trên 1m, cắt bớt các nhánh cây ở dưới gốc. Đồng thời cắt những chiếc lá sâu bệnh cho cây.
  • Phân bón: Bạn nên bón phân đều đặn cho cây mỗi năm 3 – 4 lần để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển. 

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cây kim giao. Ngày nay, Kim Giao đã được nhân giống đặc biệt và trồng vào những chậu cảnh rất đẹp. Nếu bạn đang tìm một loại cây cảnh để chưng trong nhà thì không nên bỏ qua cây Kim Giao nhé.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *