Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Rate this post

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để đặt trang trí trong nhà ở hay văn phòng bởi nó mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, dễ sống và tuổi thọ dài. Vậy cây ngọc ngân có hình dáng và đặc điểm như thế nào nhỉ? Hôm nay hãy cùng Vườn cây cảnh Ngọc tìm hiểu nhé!

cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân là cây gì?

Cây ngọc ngân là cây cảnh được nhiều người ưa thích nhờ vào màu sắc bắt mắt, sự tương phản giữa 2 màu xanh thẫm và trắng màu trắng của lá giúp cây vô cùng nổi bật và tạo được sự tươi vui. Không chỉ thế cây còn mang ý nghĩa tài lộc và có khả năng làm sạch không khí vì thế được trồng nhiều ở nội thất, trang trí quán cà phê, văn phòng…

Đây là loại cây cảnh thuộc thân thảo, được nhân giống từ cây phú quý bởi một nhà thực vật học năm 1982. Loại cây này được tìm thấy ở Châu Mỹ nhiệt đới, Trung Mỹ, Brazil,… và dần được trồng ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á như: Trung Quốc, Việt Nam,… 

  • Tên thường gọi: Cây ngọc ngân
  • Tên gọi khác: Cây valentine
  • Tên khoa học: Aglaonema Oblongifolium
  • Họ thực vật: họ ráy
  • Chiều cao trung bình: 20 – 60cm.

Những chiếc lá hình bầu dục thon dài và nhọn dần về phía đỉnh, loang màu xanh trắng cùng viền xanh là đặc điểm dễ nhận biết của cây ngọc ngân.

Cây thuộc dạng rễ chùm nên sinh trưởng rất nhanh và thường mọc thành bụi. Hoa của cây có màu trắng hoặc xanh, hình trụ, màu hoa tương tự màu lá tỉ lệ màu trắng hơn xanh. Ngoài màu xanh phổ biến thì còn có cây ngọc ngân màu đỏ đan xen màu xanh.

Ý nghĩa cây ngọc ngân trong phong thủy

Sở dĩ cây ngọc ngân được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh đến vậy là bởi nó mang ý nghĩa về tài lộc. Chính màu sắc đã tạo nên tên gọi của cây màu trắng chỉ ngân, màu xanh chỉ ngọc, ghép lại thành cái tên “ngọc ngân” là vừa sang vừa quý.

ý nghĩa cây ngọc ngân trong phong thủy

Bên cạnh đó, màu sắc đan xen giữa trắng và xanh của cây còn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Giống như “trong anh có em” hoặc “trong em có anh”. Đúng như tên gọi cây valentine của nó vậy. Chính vì ý nghĩa đó mà các cặp đôi thường tặng nhau một chậu cây ngọc ngân với những lời chúc, lời chúc về một tình yêu chung thủy, son sắt và mong một cái kết hạnh phúc cho tình yêu của mình.

Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, cây ngọc ngân còn có ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ, những điều không may mắn, bất an. Vẻ đẹp thanh tao và quý phái của cây như một bức bình phong tuy có vẻ mỏng manh nhưng có thể bảo vệ bạn khỏi những âm khí xung quanh.

Vậy cây ngọc ngân hợp mệnh gì? Cây ngọc ngân rất hợp hành Kim bởi màu trắng của loài cây này. Bên cạnh đó, trong thuyết ngũ hành của người xưa thì “ thổ sinh kim, kim sinh thủy” vậy nên mệnh Thủy và Thổ cũng khá hợp khi trồng cây này. Khi 2 mệnh này trồng cây ngọc ngân trong nhà sẽ giúp khắc chế tính xấu và mang may mắn, danh vọng cho chủ mệnh.

Tác dụng của cây ngọc ngân

Không chỉ mang nhiều phong thủy tốt đẹp cây ngọc ngân còn có nhiều công dụng tuyệt vời.

Cây cảnh trang trí

tác dụng của cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân là cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao, thường được dùng để trang trí nhà cửa, sân vườn, các công trình kiến ​​trúc tạo không gian thoáng mát. Không gian của gia đình bạn sẽ trở nên có điểm nhấn khi được trang trí bởi một cây ngọc ngân đấy.

Thanh lọc không khí

Cây ngọc ngân được biết đến là cây cảnh có thể làm sạch không khí một cách nhanh chóng. Lá cây có khả năng hút các chất độc hại phát ra từ thiết bị điện tử, khói thuốc lá, giúp thanh lọc không khí, giữ ẩm cho không gian phòng của bạn, nhất là với những không gian sử dụng máy điều hòa liên tục.

Món quà ý nghĩa 

Hiện nay xu hướng dùng cây cảnh làm quà tặng cũng được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt với những cây cảnh phong thủy như cây ngọc ngân thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo. 

Với hình dáng bắt mắt cùng ý nghĩa tốt đẹp, cây ngọc ngân như một món quà ý nghĩa trong nhiều dịp lễ như: tân gia, khai trương, sinh nhật,… Món quà như một lời chúc nhiều may mắn, tài lộc, thành công đến người được nhận.

Lưu ý về cây ngọc ngân

Rất nhiều người thắc mắc rằng cây ngọc ngân có độc không? Tuy rằng cây ngọc ngân có nhiều ý nghĩa và nhiều công cho đời sống nhưng thật không may nó lại mang chất độc Calcium Oxalate. Đây là một chất độc mà những cây thuộc họ Ráy đều có. 

Điều đáng lo ngại là chất này sẽ ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt thành phần này chứa nhiều trong nhựa cây. Vậy nên bạn nếu bạn trồng cây này trong nhà nên tránh cho trẻ em hay thú nuôi. Bởi nếu không may vô tình bứt lá cho vào miệng, loại độc trên sẽ khiến người tiếp xúc trực tiếp bị các triệu chứng tê môi, sưng lưỡi, ngứa họng. 

Cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân rất dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể trồng trên cạn và thủy sinh đều được.

Cách trồng cây ngọc ngân

Trồng cây trên đất 

cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân
cach trong va cham soc cay ngoc ngan

Đầu tiên, bạn lựa chọn loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Dùng chậu cây không quá lớn rồi cho đất đã chuẩn bị vào, tạo một hố nhỏ vừa đủ cho rễ cây và lấp đất lại là xong. Lưu ý đặt cây vào hố đất nhẹ nhàng và nhớ tưới nước sau khi trồng.

Cây ngọc ngân thủy sinh

Nếu trồng thủy sinh, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu cây vừa ý, cho cây vào chính giữa dùng sỏi hay dây kẽm để cố định gốc, cho nước vào là hoàn thành.

Chăm sóc cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân cực kỳ dễ chăm sóc, tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo các điều kiện sau để cây có thể phát triển cách tốt nhất

  • Ánh sáng: Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo ưa bóng mát nên tránh đặt cây ở nơi có ánh sáng gay gắt. 
  • Tưới nước: Cây rất ưa ẩm và có khả năng trữ nước nên tưới cây 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm và tránh tưới quá nhiều dễ gây thối rễ cây.
  • Cắt tỉa: Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa các lá bị hư, thối hay bị vàng để cây có dinh dưỡng nuôi lá mới, nếu cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu
  • Phân bón: Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây khi vừa mới trồng hoặc 2 -3 tháng bón 1 lần, tránh bón gần gốc vì dễ gây cháy gốc.

Mua cây ngọc ngân ở đâu và giá cả như thế nào?

Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây ngọc ngân ở bất cứ cửa hàng cây cảnh, vườn ươm nào. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki,… với mức giá dao động 86.000 đồng đến 250.000 đồng/cây và còn tùy mức phí vận chuyển.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã có thể giúp bạn hiểu hơn về cây ngọc ngân. Nếu bạn là một người yêu thích cây cảnh phong thủy thì không thể bỏ qua cây ngọc ngân đấy.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *