Tìm hiểu về cây thủy sinh trên cạn và phương pháp cạn hóa

5/5 - (1 bình chọn)

Hầu hết các cây thủy sinh có thể sống ở môi trường bán cạn hoặc cạn hoàn toàn. Còn có phương pháp Dry Start Method – trồng cây thủy sinh bằng cách trồng cạn trước để cây phát triển và vào nước sau quá trình trồng cạn. Vậy nếu bạn đang tìm hiểu về cây thủy sinh trên cạn thì đừng bỏ qua phần chia sẻ này nhé.

cây thủy sinh trên cạn

Giới thiệu một số cây thủy sinh trên cạn

Cây cỏ thìa

Cây Cỏ Thìa là loài cây đẹp được trồng cây trung cảnh hoặc cây tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Cây Cỏ Thìa rất dễ trồng và phát triển rất nhanh, có thể trồng cạn.

cây cỏ thìa

Cây Cỏ Thìa là loài cây cắt là cây lá xếp, có chiều cao 5- 15 cm, dễ trồng và chăm sóc. Nó phát triển cao hơn trong vùng ánh sáng yếu, nơi ánh sáng mạnh, nó sẽ không vươn cao và đẻ nhánh mạnh. Không giống như một số cây tiền cảnh khác cần những điều kiện khắt khe, nó là một loại cây tiền cảnh lộng lẫy, dễ dàng cho người mới bắt đầu và làm cho một tấm thảm tốt hơn so với các đối tượng khác.

Cây thủy sinh đại hồng điệp

Có màu đỏ rượu vang đầy mê hoặc, là ứng cử viên tuyệt đẹp cho các hồ thủy sinh ở vị trí trung cảnh và hậu cảnh. Đặc biệt, đây là cây thủy sinh cắt cắm có dạng lá cạn và dạng lá nước.

Cây Đại Hồng Điệp là dạng cây có thể nói cây tương đối tương đối khó trồng, những thông số nước dù cứng hay mềm cây khó có thể chịu được. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao cần hồ dinh dưỡng cao và hố thủy sinh cần phải có độ lạnh. Nếu bổ sung thêm Co2 Cây Đại Hồng Điệp sẽ cho ra lá tươi và bung xòe rất đẹp và vươn cao rất nhanh sau hai tuần.

Cây huyết tâm lan

Cây Huyết Tâm lang là loài cây đẹp được trồng cây trung cảnh trong hồ thủy sinh. Cây Huyết Tâm lang rất dễ trồng và phát triển rất nhanh, có cả lá nước và lá cạn.

Huyết Tâm Lang có màu nâu đỏ cực kỳ ấn tượng tuy nhiên nếu trồng cạn có thể không được màu đẹp như trồng trong bể thủy sinh.

Cây thủy sinh liễu xanh

Cây Liễu Răng Cưa cực kỳ hiếm và rất đẹp trong giới thủy sinh, cây tạo ấn tượng với những cây thân đốt lá có màu xanh đậm, hoặc màu nâu đỏ. Cây dễ trồng, có thể trồng cạn và được bố trí ở vị trí trung cảnh trong bể cá.

Cây thủy sinh sunset

Cây sunset là dạng cây có thể nói rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Sunset ở trong những môi trường có thông số nước cứng hay mềm cây vẫn có thể chịu được. Sunset phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng trung bình. Do cây có thân hình nhỏ nhưng mọc rất nhanh nên cây sunset thích hợp trồng trong các hồ thủy sinh lớn và những hồ bán cạn.

cây thủy sinh sunset

Cây tân đế tài hồng

Tân đế tài hồng có tên gọi khác là Táo đỏ hoặc Diệp tài hồng lá đỏ, có vẻ như các tên gọi này đều dựa trên màu sắc của lá. Nó có tên khoa học là Ludwigia sp Red, thuộc họ Onagraceae. Táo đỏ là loại cây thủy sinh vừa sống được trên cạn vừa sống được dưới nước.

cây thủy sinh tân đế tài hồng

Với màu đỏ sẫm có khả năng tạo mảng tương phản mạnh, tân đế tài hồng thường được trồng thành từng bụi nhỏ ở vị trí trung/hậu cảnh hoặc buộc lên giá thể như cành lũa.

Tìm hiểu đôi nét về cây thủy sinh trên cạn

Trong thủy sinh bạn có thể đưa cây thủy sinh trên cạn xuống nước cũng như đưa cây thủy sinh lên cạn. Tuy nhiên, mỗi loại cây thủy sinh có điều kiện sinh trưởng và phát triển ở môi trường nước và môi trường cạn có thể giống hoặc khác nhau. Hơn nửa, quá trình cạn hóa hoặc trồng cây thủy sinh trên cạn rồi đưa xuống nước cần có kỹ thuật và thời gian. Vì thế bạn cần tìm hiểu rõ.

Quá trình trồng cây thủy sinh trên cạn rồi cho xuống nước

Để trồng cây thủy sinh trên cạn bạn cần một cái chậu nông và có nắp đậy. Cây gieo trồng là các loại moss và cỏ.

trồng cây thủy sinh trên cạn

Sau đó bạn cho đất trồng vào chậu, lớp đất dày 1inch, sau đó cho nước vào ngập đất, vừa thấm. Rồi trồng cây vào, đập nắp thật kín để tránh thất thoát nước. Môi trường ẩm đủ để cây phát triển, không bị khô. Và đặt ở bên cửa sổ nhiều nắng hoặc dưới đèn.

Mỗi tuần bạn chỉ cần xịt nước cho cây để bổ sung nước, mở nắp để cung cấp CO2 cho cây và không cần thêm bất kỳ phân bón gì nửa.

Và khi cỏ đã mọc lên thì đơn giản là lấy cỏ ra, rửa sạch rồi cho vào hồ thủy sinh.

Quý trình cạn hóa cây thủy sinh

Cây lá cạn khi đã ra lá nước có thể khác nhau hoàn toàn về màu sắc, hình dạng và đẹp hơn hẳn. Một số cây thủy sinh có thể cạn hóa như Tân Đế Tài Hồng, Vảy Ốc Xanh, Ngỗ Tím, Trầu Ozeot, Vẩy Ốc Colorata, …

trồng cây thủy sinh trên cạn

Quá trình cạn hóa cây thủy sinh có thể dài ngắn tùy thuộc vào từng loại cây nhưng bạn phải thực hiện thay đổi môi trường sống cho cây từ từ, không thể mang cây từ nước ra cạn ngay lập tức. Bạn nên cho cây vào bể kín có môi trường nước bình thường, sau đó rút nước dần. Lưu ý bạn cần giữ ẩm tốt cho cây vì thế khi rút hết nước, bạn cần mỗi tuần phun nước hỗ trợ để giữ đất ẩm, đồng thời đậy nắp bể kín để tránh nước bốt hơi nước.

Khi cây đã thích nghi với môi trường cạn, bạn không cần đậy nắp nửa mà chỉ cần tưới nước mỗi ngày cho cây. Lưu ý khi trồng cây thủy sinh trên cạn, bạn chỉ cần dùng 1 – 2 bóng đèn.

Trên đây là một số thông tin về cây thủy sinh trên cạn, chaucayxuatkhau hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn và có thể tự trồng cho hồ cá của mình.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *