Có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà không? Và nên trồng ở đâu?

5/5 - (3 bình chọn)

Hoa cẩm tú cầu là một trong số các loài hoa sống lâu năm. Cây có khả năng nở hoa trong suốt thời gian dài của mùa xuân và mùa hè. Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc và tạo sự hấp dẫn đặc biệt cho khu vườn của bạn. Vậy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà không?

có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà
Có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà không?

Đôi nét về cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu hay còn được gọi là oa bát tiên dương tú cầu, hoa tử dương. Đây là loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản thuộc loại tiểu mộc nhỏ cao từ 1-3m. Loài hoa này có nhiều hoa nhỏ, cánh mỏng xếp lên nhau tạo thành từng chùm hoa to nhỏ. Cẩm tú thường nở rộ từ mùa hè đến mùa thu.

Điều thú vị nhất chính là hoa của cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào độ pH của đất. Và cẩm tú cầu ra hoa quanh năm suốt tháng nhưng mùa hoa sai nhất, đẹp nhất là mùa xuân hè thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 5.

Nhắc đến cẩm tú cầu là mọi người chắc chắn sẽ nghĩ đến Đà Lạt. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, Đà Lạt chính là vùng đất lý tưởng cho các loại cẩm tú cầu phát triển. Đến đây chắc bạn đang ngất ngây nhớ đến những cánh đồng hoa cẩm tú cầu rực rỡ dưới ánh mặt trời với những sắc màu lung linh, nhẹ nhàng mà không kém phần thu hút phải không! Vâng chính nét đẹp ấy đã làm xao xuyến không biết bao nhiêu trái tim.

Ngoài ra, nếu có dịp đến thăm đỉnh Bà Nà, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều hoa cẩm tú cầu ở đây.

Tác dụng của hoa cẩm tú cầu khi trồng trong nhà

Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu chứa phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa) cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và magiê… nên được sử dụng để làm thuốc.

Với màu sắc nổi bật của mình có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thích nghi của mình, cẩm tú cầu được sử dụng nhiều trong cảnh quan đô thị như: Công viên, vỉa hè, lan can,…

Ngoài ra, hoa còn được trồng trong khuôn viên nhà, ban công, sân thượng của ngôi nhà, vừa làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà vừa giúp điều hòa không khí cho căn nhà.

Bên cạnh đó cẩm tú cầu được xem như món quà ý nghĩa dành tặng người thân, hoặc được dùng trong các bữa tiệc lớn trọng đại như tiệc cưới, hội nghị,… làm hoa cầm cho cô dâu.

Ý nghĩa trồng cẩm tú cầu trong nhà

Hoa cẩm tú xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, và mỗi một quốc gia, mỗi nền văn hóa, loài hoa này lại mang một ý nghĩa đặc trưng riêng.

Tại Nhật Bản, cẩm tú cầu thường được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn hoặc gửi đi lời xin lỗi. Ý nghĩa này bắt nguồn từ một truyền thuyết kể rằng, một vị hoàng đế Nhật Bản đã trao gửi cho người con gái mà ông yêu thương những bông hoa cẩm tú thay cho lời xin lỗi vì đã bỏ rơi cô. Do đó, cẩm tú cầu trở thành biểu tượng của những cảm xúc yêu thương chân thật, của lòng biết ơn và sự hối lỗi.

Ở nước Anh, thì hoa cẩm tú có mang một vài ý nghĩa không mấy tích cực. Cẩm tú cầu được người Anh quan niệm rằng chúng đại diện cho sự vô cảm, lạnh lùng với sự quan tâm và tình cảm của người khác. Họ còn cho rằng những cô gái yêu thích hay trồng loài hoa này đều sẽ khó có thể tìm cho mình được một người chống.

Ngoài ra còn có chuyện kể rằng, những bông cẩm tú cầu vào thời nữ hoàng Victoria thường mang ý nghĩa như lời nhắc nhở tới những ai đang hài lòng, thỏa mãn với thành quả đã đạt được.

Tuy nhiên, trong một vài dịp đặc biệt như các lễ cưới, hoa cẩm tú vẫn được sử dụng mang ý nghĩa tôn lên sắc đẹp và sự duyên dáng của cô dâu.

Vậy có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà? Và nên trồng ở đâu?

Cẩm tú là loài hoa có vẻ đẹp đặc biêt nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây lại là một loại hoa có độc. Tất cả bộ phận của cây hoa cẩm tú đều chứa độc tố và có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.

có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà

Lá và củ của cây cẩm tú có chứa chất hydragin-cyanogenic glycoside, nếu ăn phải sẽ gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.

Những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra khi tiếp xúc với da khiến còn cho bạn bị dị ứng.

Trong lịch sử thời nữ hoàng  Cleopatra đã ép nhiều người hầu ăn lá và củ hoa cẩm tú cầu để tự tử.

Do vậy nếu muốn trồng loại hoa này bạn nên cẩn trọng tìm hiểu kỹ và nhất là nhà có trẻ nhỏ thì không nên trồng loại hoa này.

Cẩm tú cầu có rất nhiều loại giống khác nhau và không hẳn loài nào cũng có độc. Bởi vậy người yêu hoa vẫn có thể trồng hoa cẩm tú cầu trong vườn nhà mình, chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ hơn khi chọn hoa mà thôi.

Khi xác định nơi để trồng hoa cẩm tú cầu, hãy đi bộ qua sân của bạn và quan sát các cây trong vườn hiện có, các khoảng trống có sẵn, các khu vực cần có màu sắc và có nhiều ánh nắng mặt trời. Hoa cần nhiều ánh sáng mặt trời, với những nơi có ánh sáng mặt trời tốt, cây sẽ cho nhiều hoa hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên trồng hoa cẩm tú cầu ở một vị trí mặt trời có thể chiếu buổi sáng và ít bị bóng râm vào buổi chiều. Nơi có ánh sáng mặt trời có thể chiếu 2-3 giờ buổi sáng là thích hợp nhất.

Mách bạn cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu trong nhà

Những bông hoa cẩm tú cầu đỏng đảnh rất thích nước và đất ẩm. Thế nên, bạn nhó tưới nước thường xuyên cho cây nhé. Đặc biệt nếu thời tiết đang vào mùa khô, thì bạn càng phải lưu ý chế độ nước cho cây hơn nữa đấy.

Tỉa cành cũng chính là một bước chăm sóc cẩm tú cầu không thể bỏ qua. Theo bạn thời điểm nào cần tỉa cành?

Đó là vào mùa đông, hay trễ nhất thì là đầu mùa xuân nhé. Còn nếu chẳng may không biết thời điểm nào nên tỉa cảnh. Thì bạn có thể đợi qua mùa đông rồi cắt bỏ hết các bông trên thân cây đi nhé.

Nhưng…

Bạn nhớ để lại những cành mùa vừa rồi chưa ra hoa nhé. Bật mí với bạn là những cành đó sẽ cho hoa vào mùa tiếp theo đấy.

Chăm cây thì không thể thiếu phân bón. Hoa cẩm tú cầu cần được bón phân từ 1 đến 2 lần trong năm.

Thời điểm bón phân thích hợp là vào đầu xuân hoặc cuối đông nhé. Nhưng không nên quá lạm dụng phân bón, vì sẽ gây hại vô cùng cho cây và môi trường.

Hoa cẩm tú không những đẹp, có nhiều ý nghĩa đặc biệt mà còn có công dụng tuyệt vời. Hơn nữa cách trồng và chăm sóc cũng không quá phức tạp nên rất được ưa chuộng. Dù có độc nhưng chỉ nguy hiểm khi ăn phải vì thế “có nên trồng cây cẩm tú cầu trong nhà” hay không còn tùy theo sự lựa chọn của bạn vì nếu nhà có trẻ nhỏ thì nên cân nhắc,

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *