Những loại cây cảnh trong nhà có độc bạn cần tránh

5/5 - (1 bình chọn)

Không thể phủ nhận lợi ích mà cây cảnh trong nhà mang lại cho chúng ta trong cuộc sống ngày nay, từ thanh lọc không khí đến trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, chaucayxuatkhau nhắc bạn cần lưu ý thật kỹ lưỡng trước những loại cây có độc dưới đây. Khuyến cáo không nên trồng những loại cây này trong nhà.

cây cảnh trong nhà có độc
Những loại cây cảnh trong nhà có độc cần cân nhắc khi trồng

1. Cây thủy tiên

Nhiều người thường thích chọn cây hoa thủy tiên để trang trí không gian ngôi nhà trông đẹp hơn. Nhưng bạn có biết rằng khi hoa thủy tiên nở có thể giải phóng những loại độc tố rất hại, đặc biệt là khi chúng ta hoặc vật nuôi vô tình ăn phải. Do đó, không lạ gì khi loại cây hoa này lại nằm trong danh sách những cây cảnh trong nhà có độc.

Phần rễ của cây thủy tiên hay còn được gọi là củ thường bị nhầm với hẹ hoặc hành tây. Nếu ăn phải có thể gây ra các vấn đề như đau dạ dày dữ dội, huyết áp cao, nhịp tim không đều và thậm chí tử vong. Do đó, nếu bạn đã lỡ mua loại cây này về nhà, tốt nhất là bạn nên đặt chúng ngoài vườn hoặc trồng chúng trong hồ cạn.

2. Cây vạn thiên thanh

Đừng nhầm lầm cây “vạn thiên thanh” và “vạn niên thanh” các bạn nhé! Đây là hai loại cây tuy có hình dáng hơi giống nhau một xíu nhưng đặc tính và lợi ích của hai loại cây này thì lại khác nhau một trời một  vực đấy.

vạn niên thành

Mọi người thường vô tình chọn vạn thiên thanh làm cây trồng trong nhà vì tán lá lớn và màu sắc hấp dẫn. Lá có màu xanh lá cây với màu vàng nhạt hoặc màu kem được sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau. Thế nhưng trong phong thủy những cây có tán lá quá lớn đặt trong nhà được xem là một điều không tốt cho gia đình, sẽ làm suy yếu năng lượng dương.

Thêm một lí do khiến vạn niên thanh trở thành cây cảnh trong nhà có độc là nhựa của cây nếu ăn phải có thể khiến cho lưỡi bị bỏng và sưng lên, đủ để chặn không khí đến cổ họng. Nó có thể gây tử vong cho cả người và vật nuôi nếu ăn phải với số lượng lớn.

3. Cây dạ lan hương

Thêm một loại cây trong danh sách cây cảnh trong nhà có độc chính là cây hoa xinh đẹp vối màu tím violet đặc trưng – dạ lan hương. Và cũng giống như hoa thủy tiên, dạ lan hương có chứa canxi oxalate và lycorine. Độc tố tập trung nhiều nhất trong củ của cây và nếu ăn phải củ sẽ có các triệu chứng giống như ăn củ thủy tiên.

Trong phong thủy, cây dạ lan hương còn được xem là cây không tốt cho hạnh phúc gia đình. Đặt loại cây này trong nhà có thể khiến vợ chồng hay cãi vả, không hòa thuận và con cái không nghe lời cha mẹ.

4. Cây môn kiểng

Cây môn kiểng thường được không ít người ưa chuộng và chọn để trang trí căn nhà do màu sắc của chúng rất bắt mắt và đẹp. Tuy nhiên, đây là loại cây thích hợp để đặt ở ngoài trời hoặc trong vườn hơn là trong nhà.

Lý do đầu tiên khiến môn kiểng nằm trong danh sách cây cảnh trong nhà có độc là loại cây này dễ bị héo nếu không được chăm sóc tốt. Và theo phong thủy, cây đã héo úa có thể mang đến những điều không may và vận khí xấu cho gia đình. Thêm một điều cần lưu ý là loại cây này có chứa raphide gây ra các triệu chứng tương tự như ngộ độc và có thể khiến trẻ và vât nuôi gặp nguy hiểm.

5. Cây dâu tằm

Khi muốn tăng năng lượng dương và tích cực trong ngôi nhà, nhiều người thường chọn trồng cây ăn quả  trong nhà và đặt ở hướng cửa sổ hoặc trước nhà. Thế nhưng có một loại cây ăn quả không nên trồng cả trong nhà và trước nhà, đó chính là dâu tằm.

Dâu tằm là cây đại diện cho sự mất mát và đau thương vì trong tiếng Hán, dâu tằm mang ý nghĩa là tang. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tránh loại cây này nếu bạn không muốn rước bệnh vào gia đình hoặc gặp những điều không may.

Ngoài ra, dâu tằm cũng là một trong các loại cây không nên trồng trước nhà bởi vì trước nhà là nơi năng lượng sẽ đi vào nhà, bạn chỉ nên trồng những loại cây mang năng lượng tích cực giúp đưa năng lượng tốt vào nhà tốt hơn.

6. Cây hoa huệ lily

Cái tên hoa huệ lily nghe có vẻ rất thanh lịch và trang nhã đúng không nào, nhưng ai biết được rằng loại hoa xinh đẹp này lại chứa tinh thể calcium oxalate và có thể tạo ra các triệu chứng khó chịu nếu trẻ vô tình ăn vào hoặc nếu chất lỏng từ hoa tiếp xúc với da.

7. Cây trúc đào

Cây có đặc tính chịu khô hạn, dễ chăm mà vẫn phát triển tốt. Hoa có màu sắc đẹp, tỏa hương thơm nên được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong công viên, dọc trên đường phố.

Tuy nhiên, toàn bộ cây này đều có chất độc cao và tập trung nhiều nhất ở nhựa cây, gây ảnh hưởng đến đường ruột và tim mạch khi ăn phải.

Thậm chí có thể gây tử vong nếu ăn phải 10- 20 lá ở người lớn hay chỉ 1 lá ở trẻ em. Các triệu chứng khi ăn phải bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy (có thể lẫn máu), đau bụng, tay chân run rẩy, hôn mê… Nhựa cây trúc đào gây rát, bỏng da, viêm dị ứng, nếu dính vào mắt gây rát nghiêm trọng.

8. Cẩm tú cầu dù đẹp nhưng là cây cảnh trong nhà có độc

Với màu sắc đa dạng, nhẹ nhàng, hình dáng đơn giản nhưng vẫn kiêu xa, hoa cẩm tú cầu thường được trồng rộng rãi trong các vườn hoa. Đặc biệt, loài hoa này thường được dùng làm hoa cưới. Cẩm tú cầu là loài cây thân mộc, hoa vô tính. Hoa thường có màu trắng, lam hay hồng nhạt biến đổi tùy theo độ pH trong đất. Cây ưa bóng râm nên phát triển tốt trong bóng mát.

Tuy nhiên trong toàn bộ cây đều có chứa độc tố. Nhất là, nếu bạn ăn phải hoa hay lá cẩm tú cầu sẽ gây nôn mửa, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, đau bụng dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng khi ăn phải loại hoa này sẽ dẫn tới hôn mê, co giật.

9. Cây môn kiểng

Cây môn kiểng là cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm vì thế có thể làm cây trang trí nội thất hay trồng chậu cây để bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ,… Lá cây có thể giữ được vài ngày phục vụ cho cắm hoa.

Giống cây này cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, dễ gây ngộ độc cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, bỏng rát khi cho da tiếp xúc trực tiếp.

10. Cây trạng nguyên

Trong phong thủy, cây trạng nguyên là biểu tượng cho sự thành đạt trong học hành, thi cư đỗ đạt,… Vì cây nở hoa trong dịp Tết nên mang đến may mắn và thành công cho gia đình cả năm.

cây hoa trạng nguyên

Tuy nhiên, những người nhạy cảm với nhựa mủ (latex) có thể bị dị ứng, khi tiếp xúc với da sẽ gây phát ban, tiếp xúc với mắt gây kích ứng, ăn vào sẽ bị tiêu chảy.

11. Hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên xếp thành tán từ 2 đến 6 đóa ở cành ngọn, màu sắc sặc sỡ. Đỗ quyên khi sử dụng đúng bài thuốc giúp giảm đau, tác dụng đối với hệ tim mạch, làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp.

Ý nghĩa hoa Đỗ Quyên là gì? Hoa Đỗ Quyên nở vào mùa nào? 

Tuy nhiên, trong cây có chứa chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100- 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

13. Cây dạ lan hương (hoa tiên ông)

Hoa tiên ông, còn gọi là Dạ lan hương thường nở vào đêm và có hương thơm quyến rũ, nhìn lạ mắt, thích hợp để trang trí trên bàn phòng khách, phòng làm việc. Hoa có nhiều màu sắc phong phú như trắng, đỏ, hồng, vàng, tím, xanh,…

Hoa Dạ Lan Hương

Kiểu dáng độc đáo, màu sắc bắt mắt nhưng loại cây cảnh trong nhà có độc, chứa nhiều độc tố như Calcium Oxalate và Lycorine, tập trung nhiều nhất ở phần củ. Nếu ăn phải loại cây này sẽ dẫn đến các triệu chứng giống hoa thủy tiên.

14. Cây hoa huệ

Cây Huệ có nhiều loài và cho nhiều màu hoa khác nhau như màu đỏ nhung (màu huyết), màu hồng phấn, màu trắng, màu cam, màu vàng… Hoa của cây Huệ đỏ gây nhiều ấn tượng cho người dân trong mỗi dịp xuân về.

Huệ lily được rất nhiều người yêu thích vì sức sống bền bỉ và màu hoa đẹp quyến rũ nhưng củ của loại cây này có chất độc Lycorine gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ em như tiêu chảy, buồn nôn nếu ăn phải hoặc bỏng rát, ngứa da khi tiếp xúc với nhựa của hoa.

15. Cây xương rồng

Trong phong thủy, cây xương rồng có tác dụng trừ tà, tránh hung, hóa giải sát khí cho ngôi nhà. Với đặc tính mọc gai nhọn xung quanh thân, cây phát triển hướng lên nên đây là loại cây không nên trồng trong nhà.

cây hoa xương rồng bát tiên

Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây độc và nguy hiểm. “Mủ và gai cây xương rồng chứa nhiều chất độc gây suy giảm hệ thống miễn dịch của con người nếu nuốt phải, mủ xương rồng bắn vào mắt sẽ gây mù lòa hoặc giảm thị lực”, theo giáo sư Ngô Quang Đê, nguyên Chủ tịch Hội sinh vật cảnh của Đại hoc Lâm nghiệp Hà Nội.

16. Hoa Đỗ Quyên

Đỗ quyên là một loài cây có hoa rất đẹp, làm say đắm lòng người, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng trong đó có Việt Nam. Cộng thêm với ý nghĩa của hoa là nhớ và muốn quay về nhà, tượng trưng cho tình cảm đôi lứa, vợ chồng và sự thủy chung. Chính vì vậy, đây là lựa chọn của không ít gia đình khi trồng cây cảnh trong nhà.

Hoa đỗ quyên

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cây Đỗ Quyên có khả năng hấp thụ các chất như: oxit nitric, lưu huỳnh, dioxit, nito dioxit và một số chất phóng xạ độc hại có trong không khí mang lại không gian sạch, trong lành cho ngôi nhà.  Chính vì khả năng có thể hút rất nhiều chất độc hại nên các loại hoa Đỗ Quyên có chứa rất nhiều độc tố. Nếu ăn phải Đỗ Quyên dù là một lượng rất ít cũng có thể trúng độc với các triệu chứng như: chóng mặt, khó thở, uể oải, buồn nôn,…

Vì thế, Hoa Đỗ Quyên thường được trồng để làm cảnh, nhưng chồng cách xa khu vực nhà, đặc biệt là đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ nên hạn chế trồng loại cây này.

17. Hoa loa kèn Rum

Hoa rum là 1 loại hoa đẹp và ưa nhìn nên được nhiều người trồng trong chậu làm cảnh hoặc cắm lọ trưng bày phòng khách, phòng làm việc… rất trang nhã.

Hoa rum trắng với màu sắc tinh khiết và ý nghĩa đẹp nên hoa rum đặc biệt được ưa chuộng trong trang trí đám cưới và làm hoa cưới cầm tay cho cô dâu.

Tuy nhiên, lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây có những chiếc lá cao dễ nhìn, chúng có thể giúp điều chỉnh độ ẩm trong nhà của bạn và giúp làm sạch không khí. Có khoảng 70 giống với hình dạng, hoa văn và màu sắc hơi khác nhau. Thế nhưng tất cả các bộ phận của cây lưỡi hổ đều độc, nhờ sự hiện diện của chất saponin. Điều này có thể gây khó chịu đường tiêu hóa cũng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy ở người và vật nuôi, mặc dù các triệu chứng này thường nhẹ hơn nhiều đối với người.

Cây lưỡi hổ Moonshine

Hi vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích cũng như phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn về những loại cây cảnh hay loài hoa trong nhà có độc không nên trồng trong nhà.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *