Tác dụng của cây trầu bà trong đời sống và phong thủy

5/5 - (1 bình chọn)

Cây trầu bà có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe… nhưng lá và thân cây có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng. Vậy tác dụng của cây trầu bà trong đời sống, ý nghĩa phong thủy như thế nào? Và cách trồng cây an toàn, luôn xanh tốt như thế nào?

tác dụng của cây trầu bà
Tìm hiểu tác dụng của cây trầu bà

Đôi nét về cây trầu bà

Cây trầu bà có tên khoa học là: Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae, còn có các tên gọi khác là cây sắn dây Hoàng kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử. Đây là loài cây thân cỏ, xanh quanh năm, có tuổi thọ cao. Cây trầu bà hiện nay đã được lai tạo thành nhiều giống khác nhau, nhiều màu sắc và kiểu dáng.

Người ta gọi trầu bà bởi lẽ nó có hình dáng giống cây trầu, thân leo với lá hình trái tim. Trầu bà có 2 loại, loại có lá xanh và loại lá đốm vàng. Trầu bà có hoa hình mo và cuống ngắn, với hình dáng và cách phát triển dạng thân leo nên trầu bà thích hợp với trồng trong giỏ treo để cành buông thõng trông mềm mại mà uyển chuyển. Trung bình người ta thường tiến hình tách bụi khi cây trầu bà đạt kích thước trung bình 30 cm.

Cây trầu bà đã trở thành cây cảnh và xuất hiện ở nhiều nơi, thường được trồng trong nhà nơi có ánh sáng vừa phải để làm đẹp, tươi mát hơn không gian căn hộ, nội thất sân vườn. Người chơi cây thường để trầu bà trong các chậu treo đặt ở trên bàn hoặc treo trên giàn để cây thả xuống rất đẹp.

Những tác dụng của cây trầu bà – Cây trầu bà ‘vô địch’ hút khí độc

Ngoài là một cây cảnh trang trí nội thất hiệu quả, trầu bà còn có 2 tác dụng rất có lợi cho sức khỏe đó là thanh lọc không khí và trị bệnh thận trong Đông Y (Theo từ điển cây thuốc Việt Nam).

tác dụng của cây trầu bà

Cùng với cây kim tiền, trầu bà là một loại cây thanh lọc không khí ô nhiễm, nhiều khí độc rất tốt. Cây được các nhà khoa học NASA chọn là loại cây nên để trong phòng để loại bỏ độc hại trong không khí. Khuyến nghị phòng 10m2 thì nên có 1 đến 2 cây Trầu Bà.

Về công dụng của trầu bà, đây là loại cây có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… và chúng được phong danh hiệu “nhà vô địch” trong các cây nội thất hấp thụ khí độc. 

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trầu bà là một thành phần có thể điều chế ra loại thuốc có tác dụng ổ thận, tráng dương. Thuốc còn được đánh giá là rất an toàn và hiệu quả.

Tác dụng của cây Trầu Bà trong phong thủy

Cây có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên từng vị trí và đối với từng ngành nghề công việc thì nó lại có các ý nghĩa riêng biệt.

tác dụng của cây trầu bà
  • Đối với người quản lý doanh nghiệp ( giám đốc, trưởng phòng): chúng thể hiện sự uy quyền, sang trọng của địa thể của mình. Thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt để khẳng định bản thân, để phát triển và điều hoành doanh nghiệp thật tốt. Vẻ đẹp sang trọng của cây mang đến cho ngôi nhà một nét đẹp độc đáo. Cây thích hợp cho những người quản lý, lãnh đạo, trồng cây xanh cho khu nghỉ dưỡng góp phẩn thể hiện ý chí không ngừng vươn lên đỉnh cao.
  • Đối với gia đình: Trầu Bà thể hiện sự mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đem lại tiền tài, bình yên và giúp gia chủ tránh được các thị phi trong cuộc sống.

Trang trí nhà ở, văn phòng: cây tài lộc – may mắn thường được lựa chọn để trang trí nhà ở hay văn phòng bởi những lợi ích không nhỏ mà chúng đem lại.

Cây trầu bà có thể gây nguy hiểm nếu trồng tại nhà

Hiện nay có rất nhiều người hỏi là cây Trầu Bà có độc không ? Mặc dù cây có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc không khí nhưng không nên tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc ăn chúng. Trong cây có chất Calcium oxalate chất này ngây ra bỏng rát, buồn nôn và tiêu chay. Do đố nếu trong gia đình có trẻ nhỏ tuyệt đối không để tiếp xúc trực tiếp với cây, ăn lá cây để tránh xảy ra tổn thương cho bé.

Cách chăm sóc cây Trầu Bà

Để có được một cây hoặc một dàn cây đẹp thu hút người nhìn, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc chúng sao cho tốt. Để làm được điều đó chúng ta cần chú ý các điều sau:

cây trầu bà thủy sinh
  • Chọn bình trồng phải phù hợp với rễ và thân cây, không nên để thân và rễ cây qua chen trúc nhau dẫn đến hiện tượng thối và chết cây.
  • Đặt cây nơi có nhiều ánh sáng nhưng râm mát, tức là cường độ ánh sáng vừa phải không nên để ánh sáng mặt trời chiều trực tiếp vào cây. Khi bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào sẽ làm cho Trầu Bà bị vàng và héo úa dẫn đến chết. Nếu muốn trồng cây ngoài trời thì nên có mái che cho cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây là 15 đến 30 độ. Cây không sống được dưới 8 độ.
  • Đất trông cây thì cần là loại đất thoáng khí, xốp và giữ nước tốt. Các bạn có thể trộng thêm than củ, tro, trấu, xơ dừa. Nếu trồng trầu bà thủy sinh thì chỉ cần thay nước cho cây 1 lần/tuần, bỏ đi các lá héo khô, nước vừa ngập trễ cây là được.
  • Cây chỉ cần tưới nước một ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với các bình cây trong nhà thì trước khi tưới chúng ta cần kiểm tra độ ẩm của nước bằng tay. Nếu khô thì có thể tưới, thông thường cây trong nhà chỉ cần một tuần tưới khoảng 1 đến 2 lần. Đối với loại thủy sinh sống ở trong nước thì chỉ cần khi nào nước cạn thì đổ thêm vào.
  • Trầu Bà không cần bón phân, chất dinh dưỡng quá nhiều. Bón nhiều còn dễ gây đến phản ứng ngược lại .

Trong trường hợp bị bệnh như sâu, thối rễ, ve, rệp chúng ta có thể sửa dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu để diệt sâu. Cần chăm tỉa cây cho đẹp, nhặt và vệ sinh lá vàng trên cây và lá rụng.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *