Cây tắc: đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

3.7/5 - (3 bình chọn)

Cây tắc (quất) là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu quanh năm. quất  ở Đông Nam Bộ Việt Nam gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh.

Đặc điểm của cây tắc

Cây quất – cây tắc kiềng còn có tên gọi khác là Tắc (miền Nam), Hạnh (Tây Nam Bộ) và có tên khoa học là Fortunella japonica, thuộc họ Rutaceae.

cây tắc
  • Tên gọi khác: cây hạnh, quất, kim quất
  • Tên tiếng anh/Tên khoa học: Kumquat/Fortunella margarita Swingle
  • Tên khoa học: Citrus microcarpa(Hassk)Bunge
  • Danh pháp 2 phần: Citrus japonica
  • Thuộc họ cam: Rutaceae

Cây thân gỗ nhỏ, phân nhánh và cao từ 30cm-3m. Thân dẻo, mày xanh xám và dễ uốn nên có thể làm thành bonsai. Lá đơn, bản nhỏ, màu xanh đậm và mép nguyên. Hoa của cây quất có màu trắng muốt, thơm dễ chịu. Quả mọng, khi non có màu xanh giống lá, chuyển sang vàng cam lúc chín. Vỏ của quả quất chứa tinh dầu rất thơm, nhân (múi) có vị chua, ngọt tự nhiên.

Tác dụng của cây tắc

Cây tắc được trồng làm cảnh mỗi dịp Tết đến nhằm đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, nó còn có thể được trồng làm cây cảnh trong nhà, trang trí cho không gian sống xung quanh nơi bạn đang sinh hoạt.

cây tắc

Cây tắc cũng dễ tạo dáng bonsai. Tắc mang ý nghĩa đầy đủ ấm no, gia đình sum vầy, đầu năm may mắn.

Đặc biệt, trong Đông y thì cây Quất còn có thể được sử dụng như một vị thuốc dân gian, với khả năng chữa ho, long đờm, viêm họng, lạnh bụng, đau bụng, …

Người trồng thu lại lợi nhuận cao từ việc bán cây giống, cho đến thu hái quả cung cấp ngoài thị trường. Quả tắc chế biến làm nhiều món ngon.

>>> Xem thêm:

Ý nghĩa cây tắc trong phong thủy

Cây Quất rất nhiều cành lá sum suê, sai quả mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, ấm no, tài lộc dồi dào của gia chủ. Trồng cây tắc trong nhà vào dịp Tết sẽ giúp mang lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho một năm tiếp theo.

cây tắc

Lá Tắc xanh tốt quanh năm suốt tháng, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian.

Quả Tắc có hình tròn, căng đầy và màu vàng cam tượng trưng cho sự viên mãn, đầy đủ. Ngoài ra, cây Tắc còn tượng trưng cho ngũ hành theo phong thủy. Với thân cây tượng trưng cho Kim, lá cây tượng trưng cho Mộc, quả Tắc khi chín tượng trưng cho Hỏa, hoa nở tượng trưng cho Thủy, đất trồng cây Tắc trong chậu tượng trưng cho Thổ. Vậy nên việc trồng cây Tắc làm cây phong thủy trong nhà sẽ giúp cân bằng âm dương ngũ hành, đem đến sự bình an, hạnh phúc, tài lộc, may mắn cho cả gia đình bạn.

>>> Xem thêm:

Hướng dẫn trồng cây tắc

cây tắc

Nhiệt độ trồng cây tắc

Cây quất có thể trồng được trong môi trường có nền nhiệt độ trung bình từ 12 – 39°C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất vẫn là 23 – 29°C. Trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh cây có thể ngừng sinh trưởng hoặc phát triển rất chậm. 

Bên cạnh đó, loài cây này cũng không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng phù hợp là 10.000 – 15.000 lux. Vượt qua ngưỡng này trái quất sẽ bị nám, mất nhiều nước và giảm tuổi thọ của cây. 

Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng

Cây quất có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng tốt nếu đất trồng đảm bảo độ thông thoáng, độ ẩm và có độ PH từ 5 – 6. Do đó, bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất nhà mình với phân bò đã ủ hoai mục, vỏ trấu hay mùn hữu cơ… Đặc biệt, đất cần được bón lót với vôi bột, sau đó phơi ải khoảng 1 tuần trước khi trồng cây để loại bỏ các mầm bệnh.

Cách trồng cây tắc

Cây tắc hay còn được gọi là cây quất có thể gieo trồng từ hạt hoặc sử dụng phương pháp chiết cành. Tuy nhiên, việc trồng bằng hạt cây dễ bị biến dị và chậm phát triển nên người dân thường lựa chọn chiết cành. Những cành được chọn làm giống sẽ to bằng ngón tay út, không có sâu bệnh và lá phát triển đều.

  • Đầu tiên, bạn hãy tưới nước nhiều vào bầu cây để chúng ngấm nước, sau đó cho cây vào hố đã đào sẵn. 
  • Khi đất lấp kín bầu cây, chúng ta nên cắt bớt đọt non, lá xấu và vàng úa để giảm sự thoát nước. 
  • Tiếp theo, người trồng hãy cắm một cái cọ trụ bên cạnh cây và buộc lại rồi tưới nước để cây không bị đổ.  

Nhưng lưu ý khi trồng cây tắc

  • Tắc có thể trồng quanh năm nhưng muốn chiết cành hoặc trồng mới thì nên thực hiện vào thời điểm đầu mùa mưa. 
  • Thường xuyên thăm cây để loại bỏ bớt các lá vàng. Nếu cây quất mắc bệnh vàng lá thì không thể dùng làm cây kiểng được vì khó điều khiển hình dạng của hoa, trái. 
  • Nên tránh trồng cây nơi có hướng gió mạnh, dễ làm cây bị đổ và đứt rễ. 

Cách chăm sóc cây tắc

Thời gian đầu mới trồng cây tắc, bạn hãy tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Sau đó, khoảng 15 ngày chỉ cần tưới 1 lần/ngày và không cần cung cấp nước cho cây khi bước vào mùa mưa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt cây ở nơi có ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

cây tắc

Sau 20 ngày trồng cây, khi rễ đã bén và lá xanh tốt thì bạn hãy tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò… Trung bình cứ 1-2 tháng người trồng cần bón phân cho cây một lần.  Sau mùa xuân khi nhiệt độ lên cao, bạn phải tỉa thưa cành, chỉ để lại 3-5 nhánh chính chắc khỏe. Về sau, cành mới mọc 8 – 10 lá thì người trồng tiếp tục hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết quả.

Thu hoạch cây tắc

Nếu chăm sóc tốt, khoảng 1-2 năm cây tắc sẽ cho thu hoạch. Bạn có thể để cây trồng làm cảnh phục vụ dịp tết hoặc lấy quả muối ăn, làm mứt tết. Với những hộ dân trồng quất để bán tết, mỗi lần ra hoa và trái non họ sẽ vặt bỏ hết để lấy các chất dinh dưỡng nuôi thân, cành.

Đồng thời, khi trái bằng đầu ngón tay thì hạn chế sử dụng thuốc sâu, chỉ dùng phân bón lá để tạo trái to, bóng và đẹp. Như vậy, vào đúng dịp tết cây sẽ bán được với mức giá cao hơn. Việc bán cây quất có thể được thực hiện tại vườn hoặc chuyển sang chậu và đem bán trên các con phố những ngày cận Tết.

Trồng và chăm sóc cây tắc bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Nếu chỉ trồng làm cây cảnh trong nhà thì rất dễ dàng nhưng đối với cây bán tết người dân cần có kỹ năng chuyên nghiệp hơn. Mặc dù, tắc không mang vẻ đẹp mỹ miều như những cây cảnh khác, tuy nhiên nó lại tượng trưng cho tài lộc, may mắn với hương thơm vô cùng thanh khiết. Vì vậy, đối với người dân Việt Nam, loài cây này thực sự ý nghĩa. 

Trên đây là một số thông tin về cây tắc, chaucayxuatkhau hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý đọc giả để có thể hiểu hơn về cây tắc, cũng như tự trồng và chăm sóc cây luôn xanh tốt.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *