Trồng cây sung trước nhà có tốt không? Cách trồng và chăm sóc cây thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Sung được biết đến là loài cây tượng trưng cho may mắn, sức khỏe và tài lộc. Đặc tính của loài cây này rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Chỉ cần cung cấp đủ nước và dưỡng chất cần thiết, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy trồng cây sung trước nhà có tốt không?

Cây sung

Sung là loài cây thân thuộc với tất cả mọi người, được trồng nhiều ở trong vườn của các gia đình Việt. Đây là loại cây thân gỗ trồng trong nhà, có thể sống quanh năm trong nhiều môi trường. Cây có chiều cao khoảng 8m, lá xum xuê, hoa có màu xanh khi chín chuyển thành đỏ thẫm.

Tương tự như cây họ Moraceae, ngoài thân cây là vỏ có chứa mũ màu trắng đục, mềm dẻo. Hoa sung thường bị nhầm lẫn là quả, bên trong có chứa những cánh mọc li ti được khép kín lại. Đây là loại cây được dùng để trồng trước nhà, vừa trồng cây bóng mát trước nhà, làm cảnh. Hơn thế, trong phong thủy sung được đánh giá là loại cây mang lại sung túc, viên mãn và hạnh phúc cho gia chủ.

Vào mùa xuân, là thời điểm sung đơm hoa, những cành nhỏ nâng niu những khóm hoa to nặng trĩu. Vì thân cây khỏe mạnh nên cành lúc nào cũng được nâng đỡ chắc chắn. Sung có thể trồng trong chậu cảnh hay đất vườn tùy vào địa hình và hướng phong thủy của nhà bạn. Nên chọn loại cây có độ to vừa phải để phù hợp với không gian.

Trồng cây sung trước nhà có tốt không?

Cây sung được biết là loài cây cảnh được nhiều người lựa chọn. Cây không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc mà khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt nếu người trồng cung cấp đủ nước và các dinh dưỡng cần thiết.

trồng cây sung trước nhà có tốt không
Trồng cây sung trước nhà có tốt không?

Xét về mặt phong thủy tâm linh thì cây sung được xếp vào bộ cây tứ linh “Đa – Sung – Sanh – Si” và bộ ba tam đa “Sung – Lộc Vừng – Thiên Tuế”. Thông thường trong ngày tết, mọi người sự chọn quả sung trưng bày trong mâm ngũ quả. Bởi sung luôn đại diện cho may mắn, sức khỏe và tài lộc.

Mặc khác nhiều người chọn cây sung trồng trước cửa nhà để mong gia đạo bình an, cuộc sống quanh năm sung túc, đong đầy. Nói về giá trị thẩm mỹ thì cây sung được nhiều người chơi cây cảnh lựa chọn đến.

Bởi cách trồng và cách chăm sóc cây sung rất dễ, bản thân cây sung xanh tươi tốt quanh năm. Người chơi cây cảnh có thể cắt tỉa, tạo dáng tùy theo ý thích. Song đó nếu biết xử lý ra hoa kết trái thì cây sung trông rất đẹp, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Tuy nhiên người trồng nên cắt tỉa thường xuyên, tránh để cây sung có kích thước quá lớn gây cản trở cảnh quan xung quanh nhà. Tránh để quá nhiều lá sung trên cành, hãy cắt bỏ bớt tránh che hết ánh sáng chiếu vào trong nhà.

Điều đặc biệt bạn không nên trồng ở chính giữa lối ra vào nhà. Tốt nhất bạn nên trồng trước cửa nhà bên trái hoặc bên phải. Tránh gây mất thẩm mỹ về khung cảnh ngôi nhà.

Cách trồng và chăm sóc cây sung

Cách trồng và chăm sóc cây sung khá đơn giản, chỉ cần bạn cung cấp đủ nước và dưỡng chất cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Nếu cây sung trồng lan ngoài đất và bạn muốn bứng vào chậu thì cần chú ý những việc sau đây.

– Trước khi bứng cây sung vào chậu, bạn hãy quan sát phần lá sung. Nếu lá sung còn non, nhiều lộc thì tuyệt đối không nên bứng hay đựng đến gốc cây. Bởi lúc này cây sung rất yếu và cần rất nhiều dưỡng chất để cây sinh trưởng. Chẳng may bứng cây vào giai đoạn này dễ khiến cây bị chết hoặc mất đi sức sống mãnh liệt vốn có.

– Trước khi bứng gốc cây sung, bạn nên nén chặt phần đất xung quanh cây sung. Để an toàn nhất bạn nên đào bầu xung quanh gốc sung trước vài ngày. Sau đó mới tiến hành bứng gốc sung vào chậu.

– Bên cạnh đó, bạn cần cắt bỏ bớt 1 phần trên nhánh cây sung. Việc làm này giúp cây sung tránh tình trạng mất nước do lá. Tuy nhiên bạn không nên cắt bỏ hết phần thân nhánh cây sung. Chỉ nên bỏ một đoạn khoảng 20cm từ ngọn nhánh xuống thân cây sung.

– Trước khi bứng cây sung vào chậu, bạn nên tưới ướt phần đất xung quanh cây sung. Sau đó dùng dao hoặc kéo cắt đứt phần rễ dưới gốc rồi mới bứng và di chuyển cây sung vào chậu.

Cách tỉa tạo dáng cây sung

Tùy theo cách chăm sóc mà mức độ sinh trưởng của cây sung khác nhau. Thường cây sung phát triển bình thường tầm 1 năm bạn có thể cắt tỉa và tạo dáng bonsai mang tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là cách cắt tỉa tạo dáng cây sung, mời bạn xem qua.

– Hãy cắt bỏ những cành nhánh xấu, không xanh tốt.

– Loại bỏ bớt lá và những nhánh kề sát lên nhau.

– Khi tạo dáng bonsai cho cây sung, bạn nên ưu tiên uốn phần thân cây trước.

– Cây sung ra dáng bonsai bạn mới cắt tỉa uốn cành theo đúng tổng thể của cây.

– Khi uốn cành cây sung, bạn nên uống cành quanh thân trước. Uốn từ gốc lên ngọn, từ cành lớn đến cành nhỏ.

– Để thao tác uốn tạo dáng cây sung dễ dàng, bạn nên sử dụng kẽm mềm để tạo hình bonsai đúng chuẩn. Một cây sung dáng bonsai đúng chuẩn mang tính phẩm mỹ rất cao, đồng thời giá trị kinh tế cũng cao.

Bí quyết giúp cây sung ra quả sai

Trong phong thủy, cây sung tượng trưng cho sự may mắn, sức khỏe, tài lộc. Bởi thế vào dịp tết, mọi người hay lựa chọn chậu sung tươi tốt trưng bày trước nhà hoặc chọn quả sung bày biện trên mâm ngũ quả. Dưới đây là cách để cây sung sai quả đúng dịp tết.

– Theo theo tiết mà bạn điều chỉnh độ sinh trưởng của cây. Tầm tháng 6, 7 hoặc tháng 8 bạn nên ngừng tưới nước cho cây (ngưng nước tầm 20 ngày). Đồng thời cắt bỏ hết phần lá trên cây.

– Sau khi cây đâm chồi và ra lá mới, bạn nên chăm sóc cẩn thận và tránh để sâu bọ xâm hại.

– Để kích thích cây sung ra sai quả, bạn nên rạch một đường nhỏ trên thân cây. Lưu ý vết rạch theo hình tròn xung quanh thân đến khi nào nhựa sung bên trong chảy ra là được.

Sung là cây quen thuộc trong vườn của các gia đình Việt. Có lợi ích cung cấp trái thơm ngon, làm thuốc chữa bệnh và trang trí cho không gian. Tuy nhiên theo các nhà phong thủy, Sung chính là loại cây phú quý mang lại nhiều may mắn và tài vận cho gia chủ. Vì thế bạn không cần lo lắng “trồng cây sung trước nhà có tốt không”, nếu thích hãy chọn một cây và chăm sóc thật tốt.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *