Những vị trí đặt cây phong thủy trong nhà mang phước lộc vào nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Đặt cây xanh trong nhà là xu thế hiện nay, không chỉ giúp trang trí không gian thêm sinh động, thanh lọc không khí mà còn mang ý nghĩa phong thủy tích cực. Tuy nhiên, vị trí đặt cây phong thủy trong nhà sao cho may mắn, rước tài lộc vào nhà là một trong những yếu tố quan trọng mà gia chủ cần xem xét. Vậy hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé.

vị trí đặt cây phong thủy trong nhà
Những vị trí đặt cây phong thủy trong nhà

1. Đặt cây cảnh ở vị trí cửa chính

Cửa chính của ngôi nhà là bộ mặt thể hiện phong cách, cá tính của gia chủ, đồng thời đây cũng là nơi đón những dòng năng lượng chính của ngôi nhà. Vì thế, lựa chọn cây cảnh để bài trí ở cổng chính cần có cân nhắc và tìm hiểu cẩn thận, tránh tạo điều kiện đưa những dòng năng lượng xấu vào không gian trong nhà.

ý nghĩa cây hoa giấy ở trước sân nhà

Nếu cửa làm bằng gỗ, gia chủ nên chọn những loại cây cảnh thân cột lớn, thẳng hình trụ đặt ở hai bên để tạo nên sự cân bằng và tăng cường yếu tố Mộc, bởi Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, sự tăng trưởng phát triển. Năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nảy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo, vì vậy sẽ làm sống động và tạo sự thu hút cho ngôi nhà.

Nếu cửa làm bằng kim loại, gia chủ nên chọn những loại cây cảnh thân mềm dẻo, lá nhỏ và xum xuê tượng trưng cho hành Thủy, bởi khi cửa làm bằng kim loại thì yếu tố Kim sẽ lấn át, mà hành Kim thì tượng trưng cho mùa Thu và sức mạnh. Tuy nhiên, nếu Kim quá nhiều thì có thể là sự hủy hoại, hiểm họa và phiền muộn. Vì vậy cần bổ sung hành Thủy để tạo nên sự cân bằng và điều hòa để đón nhận những dòng năng lượng tích cực cho ngôi nhà của bạn.

2. Đặt cây cảnh ở vị trí phòng khách

Phòng khách là nơi thể hiện gần như toàn bộ diện mạo và thẩm mỹ của ngôi nhà và phong cách, lối sống của gia chủ. Vì vậy, với một ngôi nhà thì việc trang trí phòng khách là việc cần thiết và quan trọng.

lan quân tử trong phòng khách
Lan quân tử trong phòng khách

Vấn đề là bài trí thế nào thì được coi là đẹp và hợp lý? Đẹp ở đây chính là sự hài hòa và màu sắc, hài hòa về bố cục và đáp ứng được thẩm mỹ cá nhân của gia chủ. Còn hợp lý, nghĩa là việc bài trí phải phát huy được tính hiệu quả, tác dụng của hoa cây cảnh và thỏa mãn một số yêu cầu về phong thủy cây cảnh cho nhà ở.

3. Đặt cây cảnh ở vị trí phòng ăn

Phòng ăn là nơi đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, hơn nữa đây còn là nơi mà những câu chuyện, những chia sẻ của các thành viên được giãi bày. Vì vậy, những loại hoa cây cảnh bài trí ở đây cần tạo được cảm giác ấm cúng, gần giũ, thoải mái và vui tươi.

trồng cây gì trong nhà bếp

Khi trang trí hoa cây cảnh trong nhà ở phòng ăn nên lưu ý đến tình trạng sinh trưởng, hình dáng, màu sắc của hoa cây cảnh, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà, làm hỏng hương vị của ẩm thực.

4. Đặt cây cảnh ở vị trí phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi rất quan trọng trong việc phục hồi lại thể trạng sau một ngày dài làm việc, không những thế đây còn là nơi tạo cảm giác yêu thương, chia sẻ cho vợ chồng. Vì vậy, cây cảnh bài trí trong phòng ngủ cần đạt những tiêu chí nhất định như: tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng; màu sắc gợi nên một chút riêng tư, thầm kín, gợi cảm; đặc biệt là cây không gây hại cho sức khoe; mùi hương không quá đậm mà chỉ nhẹ nhàng hấp dẫn.

cây trồng trong phòng ngủ

5. Đặt cây cảnh ở vị trí nhà bếp

Thường thì nhà bếp là nơi mà các nữ gia chủ có mặt thường xuyên nhất, không khí trong nhà bếp khá ngột ngạt và nhiều loại mùi hương của thực phẩm, hơn nữa những đồ dùng trong bếp thường lỉnh kỉnh và lặt vặt dễ tạo cảm giác bối rối.

Do đó, khi chọn hoa cây cảnh bài trí nơi đây cần chọn những loại có tác dụng hút mùi cao, lá to và thân cột vững chắc. Điều này sẽ làm cho không khí được thoáng mát, khử bớt mùi thức ăn và tạo cảm giác cân bằng với sự lỉnh kỉnh của đồ vật trong bếp. Màu sắc của cây cũng khá quan trọng, phải tạo được sự tập trung và điềm tĩnh cho người làm bếp để nấu ra những bữa ăn ngon.


6. Đặt cây cảnh ở vị trí phòng tắm

Nhà tắm là nơi hoàn toàn cá nhân, vì vậy nên chọn những chậu hoa cây cảnh nhỏ và phù hợp với cá tính riêng của gia chủ. Nếu là nhà tắm chung cho không gian lớn của ngôi nhàh thì nên chọn những loại cây thân cọc không quá lớn để tạo cảm giác an toàn và riêng tư. Đặc biệt lưu ý, những loại hoa cây cảnh bài trí trong phòng tắm cần phải là cây có sức sống và chịu độ ẩm tốt.

7. Đặt cây cảnh ở vị trí cầu thang – giếng trời

Cầu thang hay chân cầu thang, giếng trời thường là yếu điểm trong phong thủy nhà ở, thường thì gia chủ bố trí tiểu cảnh để khắc phục. Tuy nhiên, với một số ngôi nhà không làm được điều này thì hoàn toàn có thể dùng hoa cây cảnh để khắc phục nhược điểm đó.

Nên lựa chọn những loại cây cảnh thân trụ to, nhiều lá đặt ở chân cầu thang để tạo cảm giác an toàn và che đi góc khuất (góc chết) của cầu thang. Trên bậc lên xuống thì nên bài trí những chậu cây cảnh nhỏ, lá và thân mềm để tạo cảm giác uyển chuyển cho lối đi.

8. Đặt cây cảnh ở vị trí hành lang

Hành lang thông giữa các không gian trong ngôi nhà cũng là nơi lưu thông chính của những dòng khí, dòng năng lượng trong không gian nội thất. Gia chủ nên chọn những loại cây mang tác dụng lưu thông không khí tốt, màu sắc không quá rực rỡ. Nếu là hành lang nhỏ thì nên chọn cây thẳng, thân trụ nhỏ để tạo cảm giác rộng cho lối đi. Nếu là hành lang rộng thì chọn cây có nhiều lá xum xuê, thân mềm mại để lưu thông các dòng khí tuần hoàn hơn.

9. Đặt cây cảnh ở vị trí ban công, cửa sổ

Ban công hay cửa sổ cũng là nơi đón các dòng khí, dòng năng lượng cho không gian nội thất. Nếu là ban công thì nên chọn những loại cây thân gốc to vững chắc và mang ý nghĩa tài lộc, bên cạnh đó cũng nên trang trí thêm một số chậu hoa nhỏ treo hay đặt song song với tường để thêm sự hài hòa cho không gian thẩm mỹ. Nếu là cửa sổ thì nên bài trí những chậu hoa nhỏ xinh, nhiều màu sắc và tươi tốt để tăng thêm thẩm mỹ và vượng khí cho ngôi nhà.

lan quân tử ở cửa sổ

10. Đặt cây cảnh ở vị trí phòng đọc sách

Phòng đọc sách là nơi cần sự yên tĩnh gần như tuyệt đối, vì vậy nên chọn những chậu hoa cây cảnh lá to, thân cứng cáp và màu sắc nhã nhặn. Tuyệt đối không chọn cây thân nhỏ dễ lay động, lá hay bị đung đưa, như vậy sẽ tạo cảm giác thiếu tập trung khi ngồi làm việc hay đọc sách.

Lưu ý thêm về vị trí đặt cây phong thủy trong nhà

Phải chú ý đến kích cỡ của nhà mình để chọn cây một cách có khoa học của bố cục khung tranh. Với những căn nhà có diện tích nhỏ hoặc tầm trung bình không nên chọn cây cảnh quá to, rậm rạp sẽ làm giảm ánh sáng chiếu đến cũng như không hưởng hết năng lượng, làm giảm đi gia vận, không gặp được nhiều may mắn. Bạn có thể chọn các chậu cây treo lên như vậy sẽ đón được nhiều ánh nắng cũng như đón nhận nhiều hương lộc hơn.

trồng cây cảnh trong lọ thủy tinh

Với những ngôi nhà có không gian rộng lớn thì hãy chọn những cây cảnh to để tạo cân bằng và tương xứng hơn, lấp đi các khoảng trống không cần thiết. những cây cảnh đó nên có tán rộng, đầy đặn màu sắc tươi tắn sẽ mang đến nhiều tài lộc.

Đối với những nơi mặt tiền như trước cổng hoặc sân trước thì các loại cây nên chọn đó là tre, trúc, tùng… đây là những loại cây theo phong thủy rất phù hợp. Phong thủy cho rằng, tre là cây sẽ mang đến nhiều may mắn cho ngôi nhà, giúp công việc thuận lợi ăn nên làm ra.

Trồng trúc sẽ mang đến nhiều niềm viu và sự may mắn cho bạn, nhưng phải chú ý nếu rễ bị mọc dưới ngôi nhà thì sẽ không thuận vì sức đất bị phá hoại, hãy bao hết phần rễ vào bên trong.

Cây cùng cũng rất tốt khi đặt trước nhà, thanh lọc tạo một luồng không khí trong lành mát mẻ, mang lại sự khỏe mạnh. Tốt nhất bạn hãy đặt cây theo hướng Nam nhé. Theo thuyết phong thủy nên trồng chanh và cam trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận. Ngoài ra để cải thiện những mối quan hệ, giúp gia đình luôn giữ được hòa khí thì hãy trồng thêm cây táo.

Ở trước hiên nhà và hành lang là hay nơi để giày dép không nên đặt các loài cây có gai mà nên lựa chọn các loài cây xanh quanh năm như cây vạn tuế, vạn niên thanh, bạch mã hoàng tử.

Còn ở giữa sân nên chọn những chậu hoa nhỏ xinh xắn, màu sắc tươi tắn mang lại sự vui tươi, an lành, có thể chọn các chậu hoa như: tử la lan, phong lữ, vân anh, thu hải đường….

Trên

Nguồn: theo Đại Phát

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *